Có lẽ nói không ngoa rằng, trong thế kỷ XX Việt Nam có hai
biểu tượng tốt đẹp nhất (tất nhiên trong mắt của đại đa số con dân nước Việt chứ
không phải đối với tất cả mọi người) là biểu tượng yêu nước+ trí tuệ+ đạo đức
(Hồ Chí Minh) và biểu tượng anh hùng + trí tuệ + đạo đức (Võ Nguyên Giáp).
Nói riêng về biểu tượng anh hùng (có người còn coi là thiên
tài quân sự nữa kia) Võ Nguyên Giáp, ngoài sự ngưỡng mộ chưa từng có ở nước VN
sau cái chết của ông Hồ Chí Minh (mặc dù không ít người trong số “bất đồng ý kiến”
bảo rằng bị ép buộc phải bày tỏ lòng thương xót) thì bây giờ với các bằng chứng
sống động, khó ai mà nói rằng dân chúng VN bị ép buộc phải bày tỏ lòng thương
xót hay đóng kịch thương tiếc ông Đại tướng được nữa. Thiết nghĩ, sự việc đã tự
nó nói lên tất cả.
Tuy vậy trên mạng cũng có
một số cười khẩy rằng tướng Giáp bất tài, tàn nhẫn, hèn nhát. Rằng tướng
Giáp không phải là Anh Cả của QĐNDVN, danh hiệu ấy phải dành cho Chu Văn Tấn,
Nguyễn Bình… kia mới phải! Quả thật họ đã tìm ra một số bằng chứng cho thấy Chu
Văn Tấn, Nguyễn Bình tổ chức lực lượng vũ trang quấy phá lực lượng của Pháp trước
khi cái đội VNTTGPQ của tướng Giáp chào đời.
Nhưng thực tế chứng tỏ ông HCM có con mắt tinh đời, giao việc binh cho
anh trí thức trẻ chẳng hề được đào tạo binh pháp ngày nào. Hơn nữa ông còn buộc
những người quy phục như ông Tấn, ông Bình phải phục tùng ông Giáp, cho dù các
vị ấy chắc không ít tức tối! Ông HCM đã nhìn thấy ở ông Giáp cái triết lý quân
sự nào đó le lói. Kết cục cuối cùng là thắng lợi mặc dù cũng có vài quả cay đắng.
Thôi thì thắng thua việc binh cũng là chuyện thường tình. Miễn là cuối cùng thắng
ở đại cục!
Cũng có người chê cái binh pháp tốn quân ở Khe Sanh, cái chiến
lược mất nhiều sinh mạng mà chẳng thu được lợi ích gì đáng kể dạo Tết Mậu Thân.
Trận Thành Cổ mất quá nhiều xương máu của bộ đội- các cựu sinh viên năm 1972 một
cách vô ích. Chủ trương đưa quân chiếm giữ dài hơi ở Cămpuchia vừa mất người, vừa
tốn của, vừa mất hòa khí với cả thế giới (trừ khoảng chục nước lệ thuộc vào Nga
Xô). Trận đụng độ với Tàu khựa nửa đầu năm 79 với sự bị động hoàn toàn, đến khi
QĐNDVN nhận được vũ khí viện trợ, xây dựng
phòng tuyền Sông Cầu thì Bắc Kinh cũng hoàn thành cái bài học dành cho Việt Nam
hỗn láo (nói theo giọng điệu hung hăng của Đặng Tiểu Bình)! Nghe lại mà ức!
Ông Đại tướng về cuối đời cũng không nói chuyện buồn. Hình
như ông chỉ hào hứng nói về Điện Biên Phủ. Quả thật dù thất bại ở một số những
trận đánh về sau, những chiến dịch về sau, nhưng trận ĐBP đã làm nên tên tuổi
VN, đồng thời với tên tuổi ông Đại tướng, tên tuổi ông HCM trên toàn cầu. Đời
làm tướng chỉ từng ấy cũng đã vô cùng oanh liệt! Dân VN ngưỡng mộ ông chẳng có
gì là quá đáng, sai lầm!
Nói gì về chiến thuật của ông Đại tướng nhỉ? Đúng ra là một
chiến thuật không đẹp, một triết lý quân sự không quân tử! Chuyên môn đánh du
kích, dùng chiến tranh nhân dân (tất nhiên dân thường không muốn dính líu vào
chính trị cũng bị vạ lây), và công đồn vào ban đêm. Bọn Tây, Tàu, Mỹ thì khác:
dàn quân ra mà chém nhau, bắn vào nhau. Tiến quân mà cứ đi thẳng người mặc cho
đối phương bắn! Chà chà, anh hùng thật nhưng theo cái nhìn của người Việt thì
đó là cái anh hùng ngu xuẩn! Chết nhiều quân mà chẳng chắc có chiếm được mục
tiêu! Kệ mẹ các ông, VC chúng tôi cứ thế đấy, cứ chơi kiểu đánh khủng bố, đánh
đêm và đào hào như chuột chũi. Trận ĐBP có thể ví như trò chuột đào hang làm sập
chuồng voi. Nói như ông HCM: hổ nấp trong rừng nhẩy ra cắn voi thì nghe oách
quá. Các ông Tây, Tàu, Mỹ chơi được thì
chơi, không chơi được thì biến!
Đấy mới là triết lý quân sự của người Việt, chẳng thấy dân tộc
lớn nào chơi kiểu này. Và tất nhiên một dân tộc không lớn như Cămpuchia thì
cũng chơi. Lần này tất nhiên chúng ta phải biến thôi. Đây nói thẳng ra là cú nhục
lớn, nhưng cái quả thắng ĐBP với ý nghĩa lịch sử của nó đủ làm lu mờ cú nhục
này!