Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

SÓC TRĂNG tháng 6/2014

Hai năm rồi mình mới có dịp quay lại Sóc Trăng. Lần này thì nghỉ và giảng ngay ở khu chính của Trường Cao đẳng Cộng đồng. Nơi nghỉ và làm việc tốt hơn nhiều so với địa điểm cũ.


Mình cũng có dịp lượn lại chùa Dơi (Chùa Mã Tộc, chùa Wathsêrâytecho Mahatup). Ngôi chùa được xây dựng cách đây 400 năm tại tỉnh Sóc Trăng. Chùa có hàng ngàn bảo vật quý gồm tượng Phật và tứ linh Long Ly Quy Phượng đều được nặn bằng đất sét.
Gọi  là chùa Dơi vì ngôi chùa này từ lâu đã là trung tâm trú ẩn của các “Ngài Dơi”. Rất nhiều! Nhưng nghe nói bây giờ đã giảm đi nhìn thấy. Vì sao chẳng ai biết.

Lần đầu tiên mình tới chiêm ngưỡng chùa Chén kiểu (Chùa Sà Lôn, tiếng Khmer: Wath Sro Loun, hay Wath Chro Luông). Đây là một ngôi chùa cổ thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer, tọa lạc bên Quốc lộ 1A, cách Trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 12 km về hướng Bạc Liêu (ngồi sau xe máy thấy cũng hơi xa).
Để dễ phát âm, từ "Sro Loun" được đọc chại thành "Sà Lôn". "Sro Loun" lại có nguồn gốc từ chữ "Chro Luong", là tên của một con rạch chạy dọc theo đường làng trước đây ở gần chùa.
Sở dĩ chùa Sà Lôn còn được gọi là "chùa Chén Kiểu" là do dùng những mảnh chén, đĩa sứ ốp lên tường để trang trí.
Chùa tọa lạc trong một khuôn viên rất rộng với nhiều cây xanh. Hai bên cổng ngự hai con sư tử bằng đá trên bệ cao, hướng ra lộ. Trên cổng xây ba ngôi tháp, được trang trí theo kiến trúc truyền thống của đồng bào Khmer ở Nam Bộ. Tháp chính nằm ở giữa, màu vàng, bên trong có lồng kính, tôn trí một pho tượng Phật ngồi uy nghi. Trên thành cổng là tên chùa bằng chữ Khmer và chữ Việt (chùa Sà Lôn).
Ngôi chính điện là một tòa nhà kiên cố và rộng lớn. Nền lát gạch bông, và phần lớn các mảng tường ở đây cũng đều được ốp gạch men (đủ màu, và lớn nhỏ khác nhau) thời hiện đại.
Cũng giống như những ngôi chùa Khmer khác, mái chánh điện chùa chùa Sà Lôn được xây dựng theo dạng tam cấp, tức có 3 nếp, nếp dưới cùng lớn nhất và nhỏ dần ở bên trên. Nếp trên cùng có hình tam giác, hai đầu đao mỗi bên cong lên, và nơi trung tâm có đỉnh nhọn cao vút. Mái được trang trí nhiều họa tiết với màu sắc rất đẹp mắt. Mặt sau chính điện là một mảng tường đắp nổi bởi nhiều mảnh chén kiểu vỡ rất sắc sảo.
Phía trong chánh điện có đặt một bàn thờ, và chỉ thờ duy nhất Phật Thích Ca. Có khoảng 20 tượng phật ở đây; lớn, nhỏ đứng ngồi nhiều tư thế khác nhau, và các gương mặt đều nhìn về hướng Đông để ban phúc.
Về kiến trúc, ở đây có 16 hàng cột to chống đỡ mái, và đều được dán bằng gạch men. Trên trần có trang trí họa tiết nhiều màu sặc sỡ, và hai bên bức tường có nhiều tranh vẽ kể về cuộc đời của Phật Thích Ca.

Giữa sân chùa Sà Lôn là một cột cờ với hình tượng rắn thần Nagar xòe 5 đầu, nhắc đến điển tích rắn xòe đầu ra để che mưa cho Phật Thích Ca khi người tọa thiền. Bao quanh khu cột cờ này, là các dãy nhà nhằm phục vụ cho việc tu học của các sư sãi.
Phía sau chùa là Khu vườn Phật Thích Ca. Đây là quần thể kiến trúc gồm nhiều tượng Phật lớn nhỏ, mô phỏng khá sinh động quá trình ra đời, đi tìm chân lý, giác ngộ cho đến khi nhập cõi Niết-bàn của đức Phật ấy.

Và cũng tương tự như những ngôi chùa Khmer khác, tượng các tiên nữ, Krud (hay Garuda), sư tử thần,… cũng được dùng để trang trí tại chùa Sà Lôn.

Trong chùa hiện còn lưu giữ một số đồ gỗ được nhà chùa mua lại trong phần gia sản của "Công tử Bạc Liêu" (Trần Trinh Huy) năm 1947, với giá khá cao. Đó là chiếc tủ cẩn xà cừ, bộ trường kỷ cùng 2 chiếc giường ngủ mùa đông và mùa hè. Tất cả đều được chạm, khảm rất cầu kỳ, thể hiện sự xa hoa của một người ăn tàn phá tán.  
 


Nếu có dịp quay lại Sóc Trăng, mình sẽ đi thăm Chùa Bốn Mặt thuộc xã Phú Tân, huyện Châu Thành, cách TP. Sóc Trăng khoảng 6 km theo hướng về huyện Kế Sách.  Nghe giời thiệu trên truyền hình mà dịp này không còn thời gian để đi. Nhất định sẽ đến veni vidi mà không vici cái gì cả!

CÓ “DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI” KHÔNG?

 

 CÓ “DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI” KHÔNG?


Phùng Hoài Ngọc vốn là một giảng viên lý luận văn học chẳng có học hàm học vị gì. Nhưng mọi chuyện ông “chĩa bút” vào đều xuất phát từ “một trái tim nóng và một cái đầu lạnh”. Những người như thế may ra mới là người làm khoa học đích thực ở đất nước ta. Còn PGS, TS hoặc GS, TSKH đi chăng nữa rất có thể lại cao giọng bảo vệ cho việc cộng điểm thi đại học cho Bà mẹ VN anh hùng (!). Xin chép lại một bài viết của ông để thấy rõ viết bài khoa học cần khách quan- trung lập, cần đi đến tận ngọn nguồn... như thế nào. Tất nhiên đoạn kết của ông "hơi chua"! 

 

Giải tỏa mấy ngộ nhận về " Ba danh nhân văn hóa thế giới" của Việt Nam

Phùng Hoài Ngọc
Từ trước đến nay, có lẽ bắt đầu từ 1965,  thông tin nhà nước (qua báo chí, đi vào sách vở và thực tiễn) đều lần lượt nói ba vị Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh được tổ chức UNESCO  tôn vinh là  “Danh nhân văn hóa thế giới”.


 Dân chúng nói theo đài báo. Nhà trường nói theo, còn đưa vào sách. Thầy nói, trò tin. Ai cũng tin hết.

Rồi một thời gian sau lại có ý kiến nói “sự việc không phải như vậy”. Thông tin nhiễu loạn, chẳng còn biết thế nào nữa. Vậy thì phải vào cuộc tìm văn bản gốc của UNESCO, nói có sách mách có chứng.

 Sự thật thế nào?

Không có danh hiệu “danh nhân văn hóa thế giới” do UNESCO tôn vinh, mà chỉ có danh sách những buổi lễ kỷ niệm ngày sinh hoặc ngày mất của các danh nhân do chính các nước thành viên UNESCO đề nghị lên, nội dung thuyết minh công tích được ghi nguyên văn theo nước đề nghị. Đó là một trong những hoạt động thường xuyên của UNESCO với mục đích thúc đẩy hiểu biết giữa các dân tộc. Điều này không giống như việc công nhận Di sản văn hóa thế giới, có bằng chứng nhận của UNESCO, công nhận xong là có ý nghĩa lâu dài và được đầu tư bảo tồn, phát huy.

Việc tổ chức lễ kỷ niệm như vậy đã được UNESCO thực hiện từ năm 1954, và từ năm 1962 thì UNESCO lên kế hoạch kỷ niệm từng 2 năm một. Việc chọn kỷ niệm ai hoặc cái gì là do các nước thành viên của UNESCO đề nghị, UNESCO xét hồ sơ  hợp lệ thì chấp thuận.

 Xem tài liệu gốc của UNESCO sau đây để hiểu rõ hơn về qui cách, tiêu chuẩn về việc vinh danh:

 Hồi đó chẳng mấy ai biết văn bản gốc của UNESCO ở đâu. Do đó người dân không nghi ngờ các ông nhà nước đã dịch bừa, lại cố ý nói mập mờ về một cái “danh hiệu” không tồn tại.

Chính xác “danh hiệu” ấy theo tiếng Anh là “great personalities”, tức “nhân vật nổi tiếng, kiệt xuất”. Nhân vật do các nước đề nghị lên, UNESCO chỉ việc đưa vào danh sách hàng năm, rồi gửi cho các nước thành viên LHQ để biết. UNESCO không cấp cái “danh hiệu” nào cả, họ chỉ làm đầu mối trung gian, chuyển hồ sơ nhân vật đó cho các nước thành viên khác để giao lưu, tìm hiểu và khuyến khích tổ chức kỷ niệm (theo ngày tháng năm sinh hoặc năm mất vào các năm chẵn bội số 50 hoặc 100, nếu là các danh nhân thì chỉ tổ chức sau khi họ đã qua đời). Riêng với nước có danh nhân, UNESCO có tài trợ một phần để tổ chức lễ. Bên cạnh đó, cơ quan UNESCO cũng tổ chức kỷ niệm riêng tại trụ sở của họ.

 Báo chí tuyên truyền Việt Nam thường nói “Danh nhân văn hóa thế giới” (?!). Đó là một sự khoa trương cường điệu hư danh. Thực chất các nhân vật ấy chỉ là danh nhân văn hóa tầm cỡ quốc gia thôi.
Lẽ thường ai cũng biết, “danh nhân thế giới” phải là người có công lao đóng góp chung, tạo ảnh hưởng tốt đến toàn nhân loại. Giả sử UNESCO đặt ra danh hiệu ấy để tôn vinh thì ắt hẳn phải đạt tiêu chí như trên. Ví dụ, nếu muốn, chúng ta sẽ tôn vinh ông Máy chữ, bà Máy in, ông Điện thoại di động, anh Internet. v.v… là các Danh nhân văn hóa thế giới mà ai cũng tâm phục khẩu phục, bởi thấy rõ ảnh hưởng tốt đến toàn thế giới. Và nếu như vậy thì hầu hết các nhà bác học, đặc biệt về khoa học kỹ thuật, y học đóng góp chung cho cả loài người đều được phong “Danh nhân văn hóa thế giới” mới phải lẽ.

 Nếu là “danh nhân văn hóa thế giới” thì bản gốc tiếng Anh ắt phải có tính từ như “Global” hoặc “World” đứng trước danh xưng mỗi nhân vật hoặc chung danh sách, chỉ ra tầm mức đẳng cấp quốc tế, khác với từ chỉ phạm vi quốc gia: “national”.

 Qua trao đổi với blogger Anh Vũ, chị đã cất công tìm ra tài liệu gốc gửi cho chúng tôi tham khảo. Đó là tài liệu gốc chụp nguyên vẹn bản tiếng Anh dạng pdf của tổ chức UNESCO.

 1/ VỀ NGUYỄN DU

 Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận là nhân vật văn hóa và ra quyết định kỷ niệm nhân dịp 200 năm năm sinh của ông (Wikipedia)

 Thông tin mới nhất về việc thi hào Nguyễn Du được UNESCO tổ chức kỷ niệm đăng trên trang Di sản thế giới của Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch,

Link ở đây: http://disanthegioi.info/ArticleDetail.aspx?articleid=60953&sitepageid=277. đăng ngày 10 Tháng Mười Một 2013 , cho thấy sự ngộ nhận cố ý của Bộ văn hóa:
 Xin đọc phần trích trang web của Bộ văn hóa sau đây:

Cùng với một số nhân vật khác trên thế giới, đại thi hào Nguyễn Du của Việt Nam chính thức được vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới trong kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 37 của Tổ chức Unesco đang diễn ra tại thủ đô Paris, Pháp.

 Quyết định trên được Đại hội đồng đưa ra sau khi đã đối chiếu với các quy định chặt chẽ về việc vinh danh và biểu quyết Nghị quyết 191/EX32 của Hội đồng chấp hành về việc kêu gọi các quốc gia cùng vinh danh trong 2 năm 2014-2015 một số nhân vật có tầm ảnh hưởng đặc biệt trong khu vực cũng như trên thế giới. Một trong số đó là đại thi hào Nguyễn Du của Việt Nam.

 Nhiều năm qua, qua tác phẩm truyện Kiều, thế giới đã phần nào biết thêm về lịch sử, văn hóa của Việt Nam. Cũng vì lý do đó, mới có sự nhầm lẫn về việc Nguyễn Du đã được vinh danh Danh nhân văn hóa từ lâu. Thực tế năm 1965, Unesco có tổ chức một lễ kỷ niệm long trọng để tưởng nhớ tới đại thi hào Nguyễn Du và một số nhân vật của các quốc gia khác nhưng đấy chỉ đơn thuần là một hình thức tưởng nhớ những nhân vật có đóng góp và ảnh hưởng với thế giới. Phải chờ tới kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 37 này, đại thi hào Nguyễn Du mới thực sự được vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới. Trước đó, Việt Nam đã cóNguyễn Trãi được vinh danh là Danh nhân văn hóa và Chủ tịch Hồ Chí Minh được vinh danh Anh hùng giải phóng dân tộc.

 Còn tài liệu gốc của UNESCO về Nguyễn Du như sau, xem trang web của Unesco:


 - Các văn bản lưu liên quan đến các cuộc họp của Đại hội đồng năm 2013.

 - Ở các trang 59-62, mục 68 về việc tổ chức các lễ kỷ niệm trong 2 năm2014-2015 có nêu danh sách 108 sự kiện sẽ được tổ chức kỷ niệm, trong đó tên Nguyễn Du được nêu cuối cùng (vì danh sách xếp theo thứ tự tên nước).

 (…) (số thứ tự 108): 250th anniversary of the birth of Nguyễn Du, poet (1765-1820),Vietnam.

 dịch: Kỷ niệm lần thứ 250 năm sinh Nguyễn Du, nhà thơ (1765-1820), Việt Nam.

 Ba cái sai lầm của Bộ văn hóa TT&DL trong đoạn văn trên trang web di sản thế giới:

 Sai lầm 1: “…năm 1965, Unesco có tổ chức một lễ kỷ niệm long trọng để tưởng nhớ tới đại thi hào Nguyễn Du”, thực ra là “Hội đồng hòa bình thế giới quyết định kỷ niệm Nguyễn Du năm 1965”, chứ không phải UNESCO.

 Năm 1965, chúng ta từng được nghe thông tin: “Hội đồng hòa bình thế giới” (một tổ chức phản đế do Liên Xô chủ yếu lãnh đạo) vinh danh và kỷ niệm thi hào Nguyễn Du. (Vài chục năm nay không còn nghe thấy tăm hơi “Hội đồng hoà bình thế giới” hoạt động gì nữa, có lẽ tổ chức này cũng đã nghỉ hưu theo Liên Xô cũ). Lễ kỷ niệm đó được tổ thức ở Hà Nội năm 1965 không dính dáng tới tổ chức UNESCO. Giai đoạn ấy Việt Nam ta chưa “chơi” với UNESCO vì coi họ là tổ chức thuộc “phe đế quốc tư bản”.

 Sai lầm 2: Nói  “danh hiệu” là không đúng.

Không có “danh hiệu” ! chỉ có Danh sách các nhân vật và sự kiện cùng kỷ niệm trong một năm nào đó.

 Sai lầm 3: Không có “danh nhân văn hóa thế giới”. Chỉ có danh nhân của mỗi quốc gia thành viên Liên hiệp quốc, tự gửi đến cho UNESCO tập hợp lại, lên danh sách chung, gửi thông báo đến các quốc gia thành viên.

 (Báo Nhân Dân điện tử đã nhận ra sai lầm hệ thống, cố tránh cái danh hiệu ảo tưởng “danh nhân văn hóa thế giới”qua bản tin sau :Tại kỳ họp thứ 37 Đại hội đồng UNESCO ở Pa-ri (Pháp) ngày 25-10-2013, Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du (1765 – 1820) nhà văn hóa, tác giả Truyện Kiều nổi tiếng của Việt Nam đã được chọn là nhân vật văn hóa do thế giới vinh danh, nhân kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào vào năm 2015”.

 2/ VỀ NGUYỄN TRÃI
  Trích Danh sách năm 1979-1980, văn bản gốc, dòng về Nguyễn Trãi, như sau:
 Danh sách đề nghị năm  1978:

Trích nguyên văn
 Paris 30/10/ 1978
UNESCO
ANNIVERSARIES OF GREAT PERSONALITIES AND IMPORTANT HISTORICAL EVENTS

 “Nguyen Trai – Vietnamese poet and scholar – 600 th Anniversary of Birth – Proposed by German Democratic Republic” (ghi nhầm nước giới thiệu là CHDC Đức) .

 Dịch:
Paris 30/10/1978
UNESCO
Những lễ kỷ niệm các nhân vật nổi tiếng và sự kiện lịch sử quan trọng.
Nguyễn Trãi- Nhà thơ, học giả Việt Nam, kỷ niệm 600 năm sinh- được đề nghị bởi Cộng hòa Dân chủ Đức). Văn bản năm 1978 UNESCO ghi nhầm là Nguyễn Trãi thuộc nước Cộng hòa Dân chủ Đức- điều này cho thấy việc tôn vinh này cũng được làm qua loa đại khái, chẳng quan trọng gì lắm). Văn bản sau đây sửa lại sai sót trên.

 Danh sách chính thức năm 1979:

 Paris 5/6/ 1979
 UNESCO

ANNIVERSARIES OF GREAT PERSONALITIES AND IMPORTANT HISTORICAL EVENTS

 Những lễ kỷ niệm các nhân vật nổi tiếng và sự kiện lịch sử quan trọng.

Nguyen Trai- Poet, creator of Vietnamese classical literature and national hero of Vietnam. Vietnam.
(Nguyễn Trãi, nhà thơ, người sáng lập văn học cổ điển Việt Nam, anh hùng dân tộc Việt Nam. Việt Nam).

 3/ VỀ HỔ CHÍ MINH

  Việc tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh Hồ Chí Minh đã được UNESCO chấp thuận vào năm 1987,  được ghi vào nghị quyết. Tuy nhiên, vì những lý do nào đó (chẳng hạn nhiều người Việt ở nước ngoài phản đối tới UNESCO), việc tổ chức lễ kỷ niệm này sau đó đã không được UNESCO đưa vào hoạt động chính thức.Việc này thể hiện trong văn bản của UNESCO năm 1989.

 * Nguyên văn Nghị quyết của UNESCO có ghi danh Hồ Chí Minh:

 Records of the General Conference
Twenty-fourth Session Paris, 20 October to 20 November 1987
(United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization: UNESCO)
Trang 135.

 Centenary of the birth of President Ho Chi Minh
 The General Conference,
 Considering that the international celebration of the anniversaries of eminent intellectual and cultural personalities contributes to the realization of Unesco’s objectives and to international understanding,
 Recalling 18 C/Resolution 4.351 concerning the commemoration of the anniversaries of great personalities and events which have left an imprint on the development of humanity,
Noting that the year 1990 will mark the centenary of the birth of President Ho Chi Minh, Vietnamese hero of national liberation and great man of culture.
 Considering that President Ho Chi Minh, an outstanding symbol of national affirmation, devoted his whole life to the national liberation of the Vietnamese people, contributing to the common struggle of peoples for peace, national independence, democracy and social progress,
 Considering that the important and many-sided contribution of Chi Minh in the fields of culture, education and the lizes the cultural tradition of the Vietnamese stretches back several thousand years, and that his President Ho arts crystal–people which ideals embody the aspirations of peoples in the affirmation of their cultural identity and the promotion of mutual understanding.
 Trong đoạn văn trên, ghi rằng “Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và nhà văn hóa xuất sắc của Việt Nam”(President Ho Chi Minh,Vietnamese hero of national liberation and great man of culture).

 Xin lưu ý rằng toàn bộ lời văn nói về phẩm chất, công lao của nhân vật đều do quốc gia đề cử tự viết tự chịu trách nhiệm, UNESCO chỉ ghi lại nguyên văn.

 * Khi tổ chức thực hiện nghị quyết Unesco, danh sách không có tên của Hồ Chí Minh nữa
(Danh mục các hoạt động kỷ niệm ngày sinh/ngày mất của các danh nhân và các sự kiện lịch sử trong 2 năm 1990-1991 do UNESCO xuất bản năm 1989)


Trang 3, ở đầu trang là những ngày lễ kỷ niệm tổ chức vào tháng 5/1990. Chỉ có 1 người và hai sự kiện, không có Hồ Chí Minh.

Kết luận

Xét cho cùng, việc tổ chức kỷ niệm danh nhân của các nước trên thế giới vốn là một hoạt động bình thường của UNESCO. Trước đây có lẽ họ cũng không coi trọng việc ấy lắm nên mới có những nhầm lẫn lung tung (như vụ Nguyễn Trãi văn bản 1978 ghi là Cộng hòa Dân chủ Đức, văn bản 1979 sửa lại là Việt Nam) hoặc bất nhất, thay đổi (như vụ danh nhân HCM đã đưa vô Nghị quyết lại không thực hiện ?). riêng Nguyễn Du thì năm 2013 mới là lần đầu được UNESCO đề cập, nhưng bao chí Việt Nam lại nhầm lẫn với Hội đồng hòa bình thế giới kỷ niệm năm 1965.

Do hạn chế của thời đại thiếu phương tiện thông tin, các nhà nước cộng sản giữ độc quyền thông tin theo “định hướng”, lại phù hợp với thói háo danh, hư danh và tuyên truyền trục lợi chính trị, Nhà nước đã gây nhiễu, nghi ngờ cho dân chúng và xã hội. Hi vọng thời đại “thế giới phẳng” với hệ thống internet hoành tráng sẽ không cho phép họ làm ăn như thế nữa.
PHN