Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

Những gương mặt chủ chốt của Quân đội nhân dân Việt Nam một thời

Trần Đăng Ninh trong Chiến dịch Biên Giới (từ trái sang: Ủy viên Quân ủy Trung Ương Bùi Quang Tạo, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật Trần Đăng Ninh, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Lê Liêm, Thiếu tướng Hoàng Văn Thái - Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (hàng sau).

Nhân chuyện Hiệu trưởng Đại học Sư phạm gặp trục trặc...

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Gian dối trong hồ sơ tranh cử Hiệu trưởng của PGS,TS Nguyễn Văn Minh


Bài viết sau đây - đã đăng trên báo Người Cao Tuổi. Những cáo buộc trong bài khá nghiêm trọng. Một báo khác đã cử phóng viên đi điều tra xác minh lại và thể hiện kết quả vào trong bài viết.Chúng ta thử xét xem có hợp lôgic không?

Phần I, đăng ngày 22/5/2013

Nhận chức Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSP Hà Nội) không lâu, PGS.TS Nguyễn Văn Minh lập hồ sơ khoa học ứng cử chức danh Giáo sư. Từ Hội đồng Chức danh Giáo sư cơ sở trường "những bí ẩn" bắt đầu được vén lên. Hiện ông Minh không chứng minh được chức danh Giáo sư nghiên cứu tại Viện Công nghệ Bio-Nano trường Đại học Nữ Ewha (Hàn Quốc), Giáo sư mời giảng hằng năm tại Đại học Hoàng Gia Cam-pu-chia và số lượng lớn các bài báo khoa học quốc tế, nhiều dự án hợp tác khoa học quốc tế không chứng minh được (man khai nhằm nâng vị thế của mình khi tranh cử). Nghiêm trọng hơn, bản lí lịch chính trị của tân Hiệu trưởng cũng bị phát giác là thiếu trung thực, nhằm che đậy tội ác của một gia đình phản cách mạng. Còn nghi án tạo dựng tài liệu giả mang danh giáo sư In-Sang Yang đã được làm rõ…

ĐHSP Hà Nội “chọn mặt gửi vàng”, “đốt đuốc” tìm Hiệu trưởng

Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSP Hà Nội) một trường đầu ngành Sư phạm cả nước. Qua 63 năm xây dựng trưởng thành, với nhiều thành tích xuất sắc, Trường được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Hồ Chí Minh, danh hiệu Anh hùng Lao động, v.v… Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hai lần về thăm trường. Người dạy: "Làm thế nào để nhà trường này chẳng những là trường sư phạm mà còn là trường mô phạm của cả nước" trở thành niềm tự hào, mục tiêu phấn đấu của lớp lớp thế hệ thầy và trò ở đây. Làm theo lời dạy của Người, qua 11 nhiệm kì Hiệu trưởng (1951 - 2012) các Phó Giáo sư, Giáo sư danh tiếng được cán bộ và giáo viên "chọn mặt gửi vàng" bầu cử, Bộ Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) bổ nhiệm Hiệu trưởng. Đó là các GS.TSKH Lê Văn Thiêm, GS Đặng Thai Mai, GS.VS Phạm Huy Thông, GS Nguyễn Lương Ngọc, GS.TSKH Nguyễn Cảnh Toàn, GS Dương Trọng Bái, PGS.TS Phạm Quý Tư, GS.TS Vũ Tuấn, PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, GS.TS Đinh Quang Báo và GS.TS Nguyễn Viết Thịnh. Trường có 70 giảng viên được phong hàm Giáo sư (có 3 giáo sư trẻ nhất Việt Nam, GS. Đỗ Đức Thái năm 2003, GS. Đặng Văn Soa năm 2007, GS Nguyễn Quang Diệu năm 2011); hơn 350 Phó Giáo sư, 33 Nhà giáo Nhân dân, 118 Nhà giáo ưu tú. Hiện trường có 23 khoa và 2 bộ môn trực thuộc.
Trong số các cựu Hiệu trưởng thuộc nhiều khóa, GS.TS Nguyễn Viết Thịnh (nhiệm kì 2006 - 2012) là Đại biểu Quốc hội Khóa XII. Ông Thịnh là "khuôn thước" cho cán bộ, giáo viên nhà trường tìm người "tài đức", "chọn mặt gửi vàng" bầu Hiệu trưởng nhiệm kì thứ 12 (2012 -2017).

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Không được bổ nhiệm Hiệu trưởng vì lí lịch

Các ứng cử viên "sáng giá" được giới thiệu và qua 2 lần bỏ phiếu tín nhiệm của các Phó Giáo sư, Giáo sư và cán bộ chủ chốt khoa, phòng, ban của trường ngày 11 và 14/11/2011, có 3 người trúng cử với số phiếu cao là GS.TSKH Đỗ Đức Thái, GS.TS Vũ Văn Hùng và PGS.TSKH Nguyễn Mạnh Hùng. Ông Thái trúng số phiếu cao nhất (gần 65%). Theo hồ sơ khoa học công khai, tại thời điểm bầu ông Thái là Phó Chủ nhiệm bộ môn Toán -Tin, xứng đáng được "chọn mặt gửi vàng", bởi ông là một nhà giáo có uy tín. Giới toán học trong và ngoài nước đánh giá cao các công trình nghiên cứu khoa học của ông (được giải Ô-lym-píc toán quốc tế từ khi còn là học sinh trung học), là sinh viên giỏi nhất khoa Toán trường ĐHSP Hà Nội, được phong Phó Giáo sư năm 35 tuổi (1996), phong Giáo sư năm 42 tuổi (2003). GS.TSKH Đỗ Đức Thái từng là thầy dạy một thời của nhiều nhà khoa học có tên tuổi như các GS Vũ Hà Văn, Nguyễn Tiến Dũng, Ngô Bảo Châu... Ông còn chủ trì nghiên cứu đề tài khoa học cấp Nhà nước được đánh giá xuất sắc.
Theo ông Bùi Mạnh Nhị, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ GD&ĐT "Phải là nhà khoa học, nhà nghiên cứu có uy tín" mới đủ tiêu chuẩn làm Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội. Chiếu theo đó, ông Đỗ Đức Thái là người xứng đáng nhưng đã không được bổ nhiệm chức danh Hiệu trưởng vì lí do chính trị liên quan đến người bố làm việc cho Pháp, gây thắc mắc trong dư luận nhà trường và trong ngành Giáo dục đại học. Trong 11 nhiệm kì Hiệu trưởng của Trường ĐHSP Hà Nội, ông Thái là trường hợp đầu tiên không được bổ nhiệm Hiệu trưởng và cũng để quy chiếu cho lí lịch chính trị của các ứng viên Hiệu trưởng trường sau này, trong đó có lí lịch chính trị của ông Nguyễn Văn Minh hé lộ "nhiều bí ẩn".

Gia đình ông Nguyễn Văn Minh hai đời là ngụy quân, ngụy quyền

Công khai lí lịch chính trị, hồ sơ khoa học của các ứng cử viên tranh chức Hiệu trưởng trường ĐHSP Hà Nội, không có gì trái với quy định của Bộ GD&ĐT, của Đảng và Quyết định số 160/2005/QĐ-BCA ngày 23/2/2005 của Bộ Công an.
Lí lịch chính trị của PGS.TS Nguyễn Văn Minh được bảo đảm qua việc Chi bộ Khoa Vật lí Trường ĐHSP Hà Nội xác minh kết nạp vào Đảng ngày 12/5/2009. Gia đình ông Minh sinh sống ở xã Cam Nghĩa, huỵện Cam Lộ, Quảng Trị, thời Mỹ ngụy. Những năm 1968 - 1972 giai đoạn ác liệt nhất của mặt trận Quảng Trị, gia đình ông Minh có tới 4 người (bố, chú ruột và 2 anh) là ngụy quân, ngụy quyền. Bố ông Minh tên là Nguyễn Xuyên tham gia chính quyền ngụy, năm 1971 vướng mìn du kích chết tại xã Cam Nghĩa. Hai anh trai là Nguyễn Khâm năm 1969 đi lính ngụy “bị bệnh” chết năm 1971; Nguyễn Trọng từ năm 1972 - 1975 là nhân viên thông tin (tâm lí chiến) cho chính quyền ngụy, năm 1978 bị đối tượng (côn đồ) giết. Với lí lịch tự khai của ông Minh như trên, chỉ có thể xếp là thành phần gia đình phản cách mạng có hai đời là ngụy quân, ngụy quyền. Bản lí lịch không theo mẫu 2C của Ban Tổ chức Trung ương, không khai chính trị của bố mẹ và anh em, không niêm yết công khai, khiến khi bầu Hiệu trưởng, cán bộ, giáo viên của trường không ai biết bí mật bản lí lịch "bí ẩn" đó.
Việc ông Minh khai không rõ bố bị chết vì mìn của du kích (du kích cài mìn tiêu diệt ác ôn); anh trai Nguyễn Khâm năm 1969 đi lính, có tội ác với dân hay không? Năm 1971 Nguyễn Khâm là lính ngụy chết “bị bệnh”, hay tử trận... ông Minh còn giấu không khai trung thực là trái với khoản 4, Điều 2, chương I Điều lệ Đảng năm 2006. Việc ông Nguyễn Văn Minh được kết nạp vào Đảng ngày 12/5/2009, với bản lí lịch "còn nhiều bí ẩn" như trên đã là nền tảng, chân móng, điều kiện chính thức ngày 12/5/2010 để tháng 10/2010 là Chi ủy viên Chi bộ, Trưởng khoa Vật lí, hiện là Phó Bí thư Đảng ủy và Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội.
* * *

Phần II, đăng ngày 24/5/2013

Sau khi ứng cử viên sáng giá GS.TSKH Đỗ Đức Thái không được bổ nhiệm Hiệu trưởng, PGS.TS Nguyễn Văn Minh, Trưởng khoa Vật lí Trường ĐHSP Hà Nội là ứng cử viên mới xuất hiện tranh cử bằng hồ sơ lí lịch chính trị “nhiều bí ẩn” và hồ sơ khoa học không trung thực…

Trúng cử Hiệu trưởng bằng hồ sơ khoa học “man khai”, hồ sơ chính trị “nhiều bí ẩn”?

Hồ sơ khoa học tranh chức Hiệu trưởng của PGS.TS Nguyễn Văn Minh được công khai có 127 bài báo công bố, trong đó có hơn 60 bài báo quốc tế (32 bài có chỉ số ISI), đồng thời ông là Giáo sư nghiên cứu tại Viện Công nghệ Bio-Nano, Đại học Nữ Ewha (Hàn Quốc), là Giáo sư mời giảng hằng năm của Đại học Hoàng gia Cam-pu-chia, là người kí nhiều dự án hợp tác khoa học quốc tế đã và đang được thực hiện. Chưa có điều kiện để thẩm chứng kĩ hồ sơ khoa học nhưng mọi người tin khi ông Minh đã “cam đoan những thông tin trên là đúng sự thực, xin chịu trách nhiệm với những thông tin này”.
Ông Minh trúng cử với số phiếu cao, nhưng ngay chiều ngày 22/3/2012, ông Bùi Mạnh Nhị, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ Bộ GD&ĐT đã tuyên bố hoãn bầu Hiệu trưởng, gây nhiều nghi ngờ trong dư luận của trường. Tại sao lí lịch các nhân sự được Đảng ủy trường lựa chọn trước khi bầu ở đợt 2 (có ông Minh) lại không được dán công khai để mọi người xem xét? Phải chăng vì sự cố “mù mờ” này, tạo hậu thuẫn cho ông Minh trúng cử? Hay Đảng ủy nhà trường đã thấy “những bí ẩn trong lí lịch”? Bằng bản lí lịch “còn nhiều bí ẩn” và hồ sơ khoa học chưa được thẩm định ông Minh đã trúng cử, Bộ bổ nhiệm sau thời gian “cân nhắc”, khi đó ông Minh chưa bị phát giác có sự “man khai hồ sơ khoa học”.

Không thể là nhà khoa học chân chính khi “lộ mặt man khai...”

Hội đồng chức danh Giáo sư cơ sở Trường ĐHSP Hà Nội họp ngày 19/9/2012. Hai bộ hồ sơ khoa học của ông Minh (tranh cử Hiệu trưởng ngày 29/3/2012 và ứng cử chức danh Giáo sư ngày 30/6/2012) được đưa ra soi chiếu. Nhiều thông tin bất nhất lộ khi ông Minh lí giải: Tôi có tham gia giảng dạy ở Cam-pu-chia, sang Hàn Quốc làm việc tại vị trí Giáo sư, thư mời không biết có còn không? Tôi làm việc như một Giáo sư nghiên cứu ở Viện Công nghệ Bio-Nano, không có giấy bổ nhiệm Giáo sư nghiên cứu. Tôi có 32 bài báo có chỉ số ISI là đúng.
GS.TS Vũ Văn Hùng, Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư cơ sở chứng minh, ông Minh có giấy mời chức danh Tiến sĩ, dạy một tuần ở Đại học Hoàng gia Cam-pu-chia, không phải là Giáo sư mời hằng năm như ông khai báo. Ở Hàn Quốc là Giáo sư nghiên cứu thì phải có giấy bổ nhiệm. Bản thân ông Hùng đã có những giấy tờ như thế, đề nghị ông Minh đưa giấy bổ nhiệm Giáo sư nghiên cứu để chứng minh. Ông Minh khai có 87 bài báo khoa học và 40 bài báo ở nước ngoài, qua thẩm chứng của Hội đồng (chênh lệch hơn 20 bài báo quốc tế so với hồ sơ tranh cử Hiệu trưởng). Thực tế ông Minh có hơn 30 bài báo nước ngoài, 26 bài có chỉ số ISI nhưng ông Minh khai 32 bài. Ông Vũ Văn Hùng nhấn mạnh: “Phải minh bạch thì chân dung nhà khoa học mới chân thực. Chúng tôi mong muốn một chân dung nhà khoa học chân thực, cần tính trung thực của một nhà khoa học…”.
Không được sự đồng thuận của Hội đồng Chức danh Giáo sư cơ sở vì sự thiếu trung thực, nhưng ông Minh vẫn đủ số phiếu tham ứng tại Hội đồng Chức danh Giáo sư ngành Vật lí. Ở Hội đồng ngành có thêm nội dung xét đơn tố cáo man khai hồ sơ khoa học của ông Nguyễn Văn Minh do một giảng viên Trường ĐHSP Hà Nội gửi các cơ quan chức năng. Tại hai Hội đồng, GS.TS Vũ Văn Hùng vẫn khẳng định ứng viên Nguyễn Văn Minh trả lời 4 câu hỏi phản biện ở hai Hội đồng cơ sở và ngành là không chính xác. Có nhiều điểm thiếu trung thực trong hồ sơ khoa học tranh chức Hiệu trưởng, lá thư của Giáo sư In-Sang-Yang (Hàn Quốc), ông Minh đưa ra chứng minh ông là Giáo sư nghiên cứu ở Viện Công nghệ Bio-Nano thuộc Đại học Nữ Ewha là không có cơ sở pháp lí. GS.TS Vũ Văn Hùng cho rằng do sự gian dối khai hồ sơ thiếu trung thực, ông Minh đã vi phạm tiêu chuẩn đạo đức nhà giáo.
Kết quả, PGS.TS Nguyễn Văn Minh không đạt số phiếu được phong học hàm Giáo sư năm 2012. Cùng thời điểm này hồ sơ lí lịch chính trị của ông Nguyễn Văn Minh cũng bị phát giác còn nhiều bí ẩn.

Không có Viện Công nghệ Bio-Nano ở Trường Đại học Nữ Ewha (Hàn Quốc)

Văn bản số 129 ngày 30/1/2013 Trường ĐHSP Hà Nội trả lời Tạp chí Ánh sáng và Cuộc sống, khẳng định ông Minh được mời tham gia hợp tác nghiên cứu và giảng dạy ở vị trí Giáo sư nghiên cứu tại phòng thí nghiệm quang phổ Raman, Bộ môn khoa học Nano, Khoa Vật lí, Đại học Nữ Ewha, Hàn Quốc (các năm 2004, 2005 và 2006). Xác nhận này cho thấy không có Viện Công nghệ Bio-Nano thì làm gì có vị trí Giáo sư nghiên cứu ở đó?
Dân Luận: Trường đại học Nữ Ewha (Ewha Womans University) có Viện Công Nghệ Nano-Bio (Institue of Nano-Bio Technology). Theo lời giới thiệu bằng tiếng Anh thì Viện này được hình thành 10/2002 dưới dạng một trung tâm, và trở thành Viện nghiên cứu năm 2003. Tới tháng 2/2011, Viện có tổng cộng 100 nhà nghiên cứu, 18 giáo sư toàn thời (fulltime), 3 giáo sư bán thời (part-time), 5 giáo sư nghiên cứu toàn thời, 6 nghiên cứu viên toàn thời, và 68 sinh viên cao học.
Chúng tôi cũng tìm thấy trang web của giáo sư In-Sang Yang, người làm việc ở Khoa Vật Lý và bộ môn khoa học nano ở trường Nữ Ewha. Ông Nguyễn Văn Minh và ông In-Sang Yang đã có ít nhất hai bài viết đăng trên Tạp chí Hội Vật Lý Hàn Quốc (Journal of Korean Physical Society):
1/ "Nano-Particles of Co Doped TiO2 Anatase: Raman Spectroscopy and Structural Studies", N. V. Minh, N. T. M. Hien, V. Vien, S. J. Kim, W. S. Noh and In-Sang Yangy, D. T. Dung, N. C. Khang and N. T. Khoi, Journal of the Korean Physical Society, Vol. 52, No. 5, May 2008, pp. 1629 -1632 (Received 17 July 2007, in nal form 22 August 2007).
2/ "Nano-Sized Particles of Prussian Blue Analogue KxCoy[Fe(CN)6] and KxNiy[Fe(CN)6] : Synthesis and Their Properties", Nguyen Van Minh, Phung Kim Phu, In-Sang Yang, Journal of the Korean Physical Society, Vol. 53, No. 6, December 2008, pp. 3559 -3562. (Received 21 August 2007, in final form 3 August 2008).
Trong bài số 1, tác giả Nguyễn Văn Minh được ghi chú là thuộc bộ môn khoa học nano, trường Nữ Ewha: "Division of Nano-Sciences, Ewha Womans University, Seoul 120-750 and Department of Physics, Hanoi National University of Education, 136 Xuan Thuy Road, Hanoi, Vietnam".
Sau khi làm việc với ông Bùi Mạnh Nhị, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ Bộ GD&ĐT, đồng thời nghiên cứu tài liệu thu thập từ các cơ quan trong nước, các văn bản của Giáo sư In-Sang-Yang (Hàn Quốc) người mời ông Minh sang hợp tác nghiên cứu, cho thấy Trường Đại học Nữ Ewha không có Viện Công nghệ Bio-Nano. Viện dẫn tại thư mời ngày 6/12/2005 của Giáo sư In-Sang-Yang gửi Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh: “Thưa Tiến sĩ Minh! Tôi viết thư mời ông tới phòng thí nghiệm của tôi trong 6 tháng bắt đầu từ 1/3/2006 đến 31/8/2006. Mọi chi phí sinh hoạt và đi lại trong thời gian ông ở Hàn Quốc, được tài trợ bởi đề tài nghiên cứu của tôi… Kí tên In-Sang-Yang, Fax 82-2-3277-2372; Phone: 82-2-3277-2332; Email yang@ewha.ac.kr” là sự thừa nhận không có Viện Công nghệ Bio-Nano. Hai văn bản ngày 24/2/2005 và ngày 4/8/2006, Giáo sư In-Sang-Yang nhận xét quá trình Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh làm việc tại phòng thí nghiệm phổ Ramam, không có từ nào chứng minh ông Minh có chức danh Giáo sư nghiên cứu tại Viện Công nghệ Bio-Nano, trái lại có 15 lần nhắc tới ông Minh với chức danh Tiến sĩ và 5 lần nhắc tới phòng thí nghiệm quang phổ Raman thuộc Khoa Vật lí. Sự khai man của ông Minh về phần khai lí lịch khoa học các dự án “Hợp tác quốc tế” lại lòi “đuôi” khi ông khai “đã kí hợp tác với Viện Công nghệ Bi-Nano, Đại học Nữ Ewha Hàn Quốc, giai đoạn 2007 - 2012. Hằng năm có trao đổi cán bộ, đã gửi 2 sinh viên sang làm nghiên cứu sinh, 1 nghiên cứu sinh đã bảo vệ, năm 2011 phía bạn đã dành cho ĐHSP Hà Nội 10 học bổng Tiến sĩ”. Trường Đại học Nữ Ewha không có Viện Công nghệ Bio-Nano thì ông Minh kí hợp tác với Viện Công nghệ Bio-Nano “ma” chăng? Sự thực trên minh chứng việc man khai hồ sơ khoa học của ông Nguyễn Văn Minh là có chủ đích, nhằm đánh bóng tên tuổi của mình, đánh lừa các cơ quan chức năng, lừa cán bộ, giảng viên nhà trường, mục đích cuối cùng là đoạt chức Hiệu trưởng.
* * *

Phần III, đăng ngày 28/5/2013

Bị phát giác man khai lí lịch chính trị và hồ sơ khoa học tranh chức Hiệu trưởng, nghi án tạo dựng văn bản mang danh nghĩa Giáo sư In-Sang-Yang và bản lí lịch chính trị nhiều bí ẩn của PGS, TS Nguyễn Văn Minh cũng được giải mã…

Nghi án tạo dựng văn bản mang danh nghĩa Giáo sư In-Sang Yang?

Điều lạ lùng sau 7 năm ông Minh về nước, không hiểu lí do gì mà chỉ sau 2 ngày ông Nguyễn Văn Minh bị chất vấn tại Hội đồng Chức danh Giáo sư cơ sở, về chức danh Giáo sư nghiên cứu của ông tại Viện Công nghệ Bio-Nano Trường Đại học Nữ Ewha Seoul - Hàn Quốc, thì ngày 21/9/2012 Giáo sư In-Sang-Yang có ngay văn bản gửi Giáo sư Nguyễn Văn Minh để cứu cánh. Văn bản một lần nhắc ông Minh có chức danh Giáo sư nghiên cứu làm việc tại Labo từ tháng 1 đến tháng 8/2006. Tiếc thay nội dung này lại ngược với hai văn bản cũng do chính Giáo sư In-Sang-Yang nhận xét cho Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh năm 2005, 2006, trái với thư ngày 6/12/2005 mời Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh đến làm việc tại Labo từ 1/3/2006 đến 31/8/2006. Điều này gây nghi ngờ đây là văn bản tạo dựng, giả danh Giáo sư In-Sang-Yang, bởi nó không được phòng công chứng dịch như 2 văn bản trước. Thư ngày 21/9/2012 của Giáo sư In-Sang-Yang, được dịch bởi Phòng Quan hệ Quốc tế của Trường ĐHSP Hà Nội (bản dịch không có giá trị pháp lí). Hiện văn bản này được gửi tới Cơ quan Điều tra, đề nghị ông Minh xuất trình các văn bản chính có liên quan đến 2 thư mời và 3 thư nhận xét các năm 2005, 2006 và 2012, để xác định chữ kí của Giáo sư In-Sang-Yang. Cơ quan Điều tra cũng liên lạc với Giáo sư In-Sang-Yang để xác minh các văn bản do Giáo sư kí nhận xét về ông Minh… Nếu nghi án tạo dựng văn bản mang danh nghĩa Giáo sư In-Sang-Yang được giải mã, thì ông Minh vi phạm các Điều 267, 284 “tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức, giả mạo trong công tác” (làm giả giấy tờ của Giáo sư In-Sang-Yang, nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức man khai trong hồ sơ khoa học (tranh cử Hiệu trưởng) có liên quan, ảnh hưởng tới danh dự của Giáo sư In-Sang-Yang.

Giải mã bản lí lịch chính trị nhiều bí ẩn

Theo ông Bùi Mạnh Nhị, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ Bộ GD&ĐT, khi bổ nhiệm chức danh Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội, Bộ không xác minh, mà căn cứ vào lí lịch chính trị của ông Minh được kếp nạp Đảng tháng 5/2009 tại Chi bộ Khoa Vật lí, được Đảng ủy trường và Đảng ủy Khối các trường đại học, Cao đẳng chuẩn y. Lo ngại những góc khuất trong lí lịch chính trị sẽ có ngày bị phơi bày, đường dây trung gian của ông Minh đã đánh tiếng đề nghị Báo Người cao tuổi không đăng bài… vì sự ổn định của nhà trường. Nhóm PV Báo Người cao tuổi đã về tận xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, quê hương của ông Minh tìm hiểu sự thực bản lí lịch còn “nhiều bí ẩn”.
Ông Lê Xuân Hà, Bí thư Chi bộ thôn Phương An 1 khẳng định, ông nhận xét lí lịch của ông Minh vào tháng 10/2009 (cuối mùa mưa). Ông Minh được kết nạp đảng tháng 5/2009? Ngày nhận xét của Đảng ủy xã Cam Nghĩa trong lí lịch kết nạp Đảng của ông Minh lại vào thời điểm tháng 2/2009 (mùa khô)? Thật khó hiểu?

Cụ Nguyễn Văn Hiệt kể về cái chết của hai anh em ngụy quyền Nguyễn Xuyên, Nguyễn Mạo.
Cái chết của ông Nguyễn Xuyên (bố ông Minh) được làm sáng tỏ bởi cụ Nguyễn Văn Hiệt, 82 tuổi, 52 năm tuổi đảng (người kể lại cho Bí thư Chi bộ Lê Văn Hà xác nhận lí lịch) và ông Trần Cao Quý, sinh năm 1958, hiện là Chủ tịch Hội Nông dân xã kể lại cho phóng viên chiều ngày 25/4/2013 tại trụ sở UBND xã Cam Nghĩa. Theo đó, thời kì từ năm 1970 - 1974 cụ Hiệt không có mặt tại xã Cam Nghĩa, còn ông Quý có mặt tại xã, nhưng cả cụ Hiệt, ông Quý, ông Hà Bí thư Chi bộ thôn và ông Lê Văn Vĩnh, Bí thư Đảng ủy xã đều khẳng định không được chứng kiến cái chết của ông Xuyên. Cái chết của ông Xuyên được cán bộ và nhân dân xã Cam Nghĩa kể lại về chiến công của du kích xã cài mìn hẹn giờ tiêu diệt chính quyền ngụy và tay sai, ác ôn năm 1971. Mìn nổ làm 4 ngụy quân ngụy quyền chết, trong đó có Xã trưởng ngụy tên Giao và ông Xuyên.
Một bí ẩn nữa chưa được giải mã cái chết của Nguyễn Khâm (anh trai ông Minh), năm 1969 đi lính ngụy, năm 1971 “bị bệnh” chết tại địa phương. Tất cả các nhân chứng chúng tôi gặp, đều không biết ông Khâm đi lính ngụy như thế nào và chết vì ốm thì phần mộ ở đâu? Có gây tội ác gì cho cách mạng không hoặc nếu còn sống thì làm gì, ở đâu? Người anh thứ hai là Nguyễn Trọng, những năm 1972 - 1975 là nhân viên văn hóa thôn Cam Nghĩa làm cho chế độ ngụy, năm 1975 đi “thanh niên xung phong”, năm 1978 bị côn đồ giết.
Tất cả các nhân chứng khi được hỏi đều khẳng định, năm 1972 xã Cam Nghĩa đã giải phóng chỉ có chính quyền cách mạng, không còn chính quyền cũ tại địa phương. Như vậy năm 1972 Nguyễn Trọng chạy vào Nam làm lính “tâm lí chiến” cho chính quyền ngụy. Năm 1975 giải phóng Nguyễn Trọng về địa phương, đi làm thủy lợi, (không phải là thanh niên xung phong). Như vậy phần khai về ông Trọng, ông Minh một lần nữa thiếu trung thực.
Theo cụ Nguyễn Văn Hiệt, gia đình ông Nguyễn Xuyên có 2 anh em, ông Xuyên là anh, em là Nguyễn Mạo, đều làm việc cho chính quyền ngụy, có “tội ác” ở địa phương. Nhân dân trong vùng căm ghét Nguyễn Mạo vì là kẻ chỉ điểm. Có biết bao cơ sở cách mạng, bao nhiêu đồng bào, đồng chí rơi vào tay giặc, bị giết tù đày bởi bàn tay anh em nhà Nguyễn Xuyên - Nguyễn Mạo? Năm 1972 vùng Cam Lộ giải phóng, Nguyễn Mạo chạy theo ngụy và chết năm 1972… Theo lí lịch tự khai khi kết nạp Đảng, ông Minh khai chú ruột Nguyễn Mạo là Phó Chủ tịch chính quyền ngụy ở xã Cam Nghĩa, thực chất là xã phó (ác ôn) bị mất tích? Từ năm 1968 - 1972 mặt trận Quảng Trị là chiến trường ác liệt, đặc biệt chiến trường Khe Sanh, Đường 9 - Nam Lào, đến 81 ngày đêm bi tráng mà tâm điểm là Thành cổ Quảng Trị, những gì khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh dồn vào đây, hơn 1 vạn chiến sĩ đã hi sinh anh dũng bảo vệ Tổ quốc. Đối nghịch lại, đại gia đình của ông Nguyễn Văn Minh ở Quảng Trị gồm 4 phần tử, 2 thế hệ theo giặc, có nợ máu với nhân dân. Năm 1972 gia quyến nhà ông Minh không trở về vùng quê giải phóng mà chạy theo bọn phản cách mạng… ngay cả bản lí lịch chính trị 2C khai khi tranh cử Hiệu trưởng cũng bỏ qua giai đoạn trước năm 1975 gia đình ông Minh ở đâu, ông Minh học ở đâu?
Ông Lê Xuân Hà Bí thư Chi bộ thôn Phương An 1 xác nhận lí lịch theo lời kể của cụ Hiệt và theo lí lịch tự khai có lời cam kết của ông Minh. Ông Hà nói: “Tôi nhận xét bản lí lịch khai đúng sự thực, kính chuyển cấp trên”. Như vậy, lí lịch để kết nạp Đảng của ông Minh không có nhận xét về thái độ chính trị của những người thân trước năm 1975. Việc khai thiếu trung thực là trái với khoản C điểm 3.2 Điều 3, văn bản số 04/HD-TCTW của Ban Tổ chức Trung ương ngày 5/2/2002. Trái điểm 24, 27 và 28 hướng dẫn số 05/HD-TCTW ngày 26/2/2002 hướng dẫn nghiệp vụ công tác đảng viên. Ông Minh dù đủ tiêu chuẩn kết nạp Đảng, nhưng nguyên tắc không thể đề bạt cho người có nhân thân như thế vào các chức vụ quan trọng. Theo ông Đặng Xuân Thư, Bí thư Đảng ủy Trường ĐHSP Hà Nội đã có ý kiến của Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ có thể bổ nhiệm ông Minh làm Hiệu trưởng. Ý kiến đó của ai, theo văn bản nào ông Đặng Xuân Thư không đưa ra được. Việc khai lí lịch đảng của ông Minh không rõ ràng về cái chết của bố, anh trai và người chú ruột, nhiều điểm thiếu trung thực là trái Điều lệ Đảng, không đủ tư cách kết nạp đảng viên.
Cuộc bầu chọn Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội, GS,TSKH Đỗ Đức Thái có số phiếu cao nhưng không được Bộ bổ nhiệm vì lí lịch chính trị liên quan đến người bố làm việc cho Pháp. Vậy PGS, TS Nguyễn Văn Minh lí lịch kết nạp Đảng không rõ ràng, thiếu trung thực, gia đình có 2 thế hệ là ngụy quân, ngụy quyền, phản cách mạng, cùng bộ hồ sơ khoa học man khai và nghi án giả mạo giấy tờ... chẳng lẽ lại đủ tiêu chuẩn để Bộ GD&ĐT xác nhận là người “đủ đức, đủ tài” bổ nhiệm Hiệu trưởng?
Là trường đầu ngành Sư phạm cả nước, hằng năm Trường ĐHSP Hà Nội đào tạo và cấp hàng trăm, hàng ngàn bằng tiến sĩ, thạc sĩ và cử nhân. Ông Nguyễn Văn Minh xuất thân từ gia đình phản cách mạng, bản thân lại gian dối, man khai (có dấu hiệu vi phạm pháp luật) liệu có đủ tư cách kí vào những tấm bằng danh giá đó?
* * *

Phần IV, đăng ngày 30/5/2013

Cuộc bầu cử “dân chủ giả tạo” ở Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) là nỗi đau chưa từng có của trường này khiến các GS trung thực thất thế. Gian dối, không trung thực trong hồ sơ tranh cử PGS,TS Nguyễn Văn Minh lại trúng Hiệu trưởng, dựng "bè cánh", những cuộc thanh trừng ngầm diễn ra...

Bầu Hiệu trưởng từ bản khai lí lịch 2C trái mẫu và thanh trừng ngầm người đối kháng

Chưa có nhiệm kì nào Trường ĐHSP Hà Nội bầu Hiệu trưởng lại khó khăn và để lại nỗi buồn như nhiệm kì thứ 12 (2012 - 2017) bầu tân Hiệu trưởng Nguyễn Văn Minh. Những sai phạm tổ chức bầu Hiệu trưởng, Hiệu phó của trường lộ cái vỏ bên ngoài "dân chủ", bên trong là sự xếp đặt có chủ ý…
Không phải ngẫu nhiên Trường ĐHSP Hà Nội lại tự ban hành mẫu khai lí lịch tự thuật (không đúng mẫu 2C/TCTW và mẫu Sơ yếu lí lịch chuẩn, do Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Tư pháp quy định). Theo mẫu lí lịch tự thuật do trường ĐHSP Hà Nội ban hành, cấp cho 10 cán bộ có thư giới thiệu để bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng kê khai và thông báo số 441/TB-ĐHSPHN ngày 4/11/2011 của trường, các ứng viên không phải khai hoàn cảnh kinh tế, thái độ chính trị gia đình, bố mẹ, anh chị em ruột và gia đình bên vợ. Khai theo mẫu lí lịch tự thuật này, có 9/10 ứng viên, sinh sau năm 1954 ở miền Bắc, họ không tham gia gì cho đế quốc thực dân (trừ cha mẹ anh em của họ là những người lớn tuổi, nhưng phần này lại không phải khai). Riêng ứng viên PGS,TS Nguyễn Văn Minh sinh năm 1963, tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, gia đình sinh sống dưới thời Mỹ, ngụy trước năm 1975, nhưng mẫu lí lịch lại không phải khai. Cũng vì lí do chính trị của gia đình, ở tuổi 46, sau 26 năm dạy học, ông Minh mới được kết nạp Đảng tháng 5/2009, còn GS.TSKH Đỗ Đức Thái ở tuổi 50, sau 28 năm dạy học mới được kết nạp Đảng 9/2011. Hai ứng viên này ít tuổi Đảng nhất so với 8 ứng viên khác. Trong 2 ngày 11/11 và 14/11/2011 Trường ĐHSP Hà Nội tổ chức bầu Hiệu trưởng mới, ông Đỗ Đức Thái được số phiếu cao nhất (65%), tiếp đến các GS,TS Vũ Văn Hùng; PGS,TS Đỗ Việt Hùng; PGS,TSKH Nguyễn Mạnh Hùng. Nhưng Bộ GD&ĐT không bổ nhiệm Hiệu trưởng cho ông Thái (lí do ông không khai lí lịch chính trị có liên quan đến người cha làm việc cho Pháp). Bộ chỉ đạo Trường ĐHSP Hà Nội bầu Hiệu trưởng lần 2. Đảng ủy nhà trường chọn ông Đỗ Việt Hùng và Đặng Xuân Thư vào chung kết. GS,TS Vũ Văn Hùng; PGS,TSKH Nguyễn Mạnh Hùng có số phiếu cao trong lần 1 bầu cử Hiệu trưởng, bị loại. Trong danh sách 10 cán bộ có thư giới thiệu, có tên GS,TS Đặng Văn Soa, Phó khoa Vật lí, đến tháng 5/2013 mọi người mới biết ông Soa cũng có tên và ông Soa mới biết chuyện này. Văn bản 441 được gửi cho lãnh đạo các đơn vị trong trường, Đảng ủy và Ban Giám hiệu, không có lí gì cùng Khoa Vật lí, PGS,TS Nguyễn Văn Minh, Trưởng khoa nhận được để gửi lí lịch tự thuật tham gia ứng cử Hiệu trưởng, còn GS,TS Đặng Văn Soa lại không biết. Một bàn tay "vô hình" lộ rõ trong lần 2 bầu cử Hiệu trưởng thông qua việc lí lịch các nhân sự Đảng ủy lựa chọn trước khi bầu, không được dán công khai để cán bộ giảng viên xem xét cho ý kiến lại theo kiểu "mù mờ", đã loại các Giáo sư danh tiếng tạo cơ hội cho ông Minh trúng cử sáng 22/3/2012. Ngay chiều đó, ông Bùi Mạnh Nhị, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ GD&ĐT, lại tuyên bố hoãn bầu Hiệu trưởng. Sau thời gian "cân nhắc" hay "ngoại giao…". Bộ bổ nhiệm ông Minh làm Hiệu trưởng, (không thẩm tra lại lí lịch chính trị của gia đình ông Minh)? Những "bí ẩn chính trị" của gia đình ông Minh qua điều tra của phóng viên lộ rõ, đây là đại gia đình ngụy quân ngụy quyền. Ông Minh là đảng viên lại gian dối, không trung thực, man khai lí lịch chính trị và hồ sơ khoa học nhằm vượt lên trên các ứng viên khác để trúng “ghế” Hiệu trưởng. Lấy trường hợp lí lịch chính trị của ông Thái và tiêu chí đề bạt của Bộ GD&ĐT để quy chiếu, một đảng viên "thiếu trung thực, gian dối, có chủ ý", để "leo cao trên bậc thang danh vọng" như ông Minh, lại đủ tiêu chuẩn để Bộ bổ nhiệm Hiệu trưởng? Nếu lí lịch chính trị, ông Minh con gia đình ngụy quân ngụy quyền, man khai hồ sơ khoa học, có nghi án dựng giả văn bản mang danh nghĩa GS In-Sang-Yang… vẫn được Bộ bổ nhiệm Hiệu trưởng, thì cần xem lại việc không bổ nhiệm Hiệu trưởng với GS,TSKH Đỗ Đức Thái?

Bản lí lịch trái mẫu của ông Nguyễn Văn Minh.

Củng cố “phe cánh”, vô hiệu hoá những người có uy tín

Sau khi trúng Hiệu trưởng, ông Minh đã sắp xếp một "hệ thống nắm giữ quyền lực" ở các khoa, phòng, ban trong trường. Thể hiện 2 trường hợp đạt số phiếu thấp nhất trong bầu chọn, vẫn được Hiệu trưởng cất nhắc vượt lên những người có số phiếu cao đề nghị Bộ phê duyệt chức danh Phó Hiệu trưởng, gây bất bình trong dư luận (trường hợp này đến nay Bộ chưa chuẩn y). Sự "thanh trừng ngầm" và "thanh trừng qua bầu cử", dẫn đến kết quả là lần đầu tiên trong 12 nhiệm kì Hiệu trưởng, Trường ĐHSP Hà Nội không có các GS danh tiếng tham gia Ban Giám hiệu ngay cả các phòng ban cũng vắng bóng giáo sư. Một số GS, PGS bị thuyên chuyển vị trí công tác, thực chất là "thanh trừng ngầm" đã chuyển ra khỏi trường như trường hợp GS,TSKH Nguyễn Mạnh Hùng; GS,TS Vũ Văn Hùng, họ là Trưởng phòng Khoa học Công nghệ, Trưởng phòng Tạp chí, bị điều động sang lĩnh vực khác, đẩy 2 ông này phải chuyển công tác ra khỏi trường. Trường hợp của GS,TS Đặng Văn Soa, đương đảm nhiệm Phó Trưởng khoa Vật lí nhiệm kì 2010 - 2015, không hiểu vì lí do gì tân Hiệu trưởng lại cách chức Phó khoa của ông. GS,TS Đỗ Thanh Bình nhiều năm làm Thư kí Hội đồng, phong chức danh Giáo sư cơ sở cũng bị tuột hết các chức vụ. Dư luận cho rằng các vị GS, PGS kia đều có trong Hội đồng phong chức danh Giáo sư cơ sở của Trường ĐHSP Hà Nội đã phát giác ra sự không trung thực trong hồ sơ khoa học của tân Hiệu trưởng đều bị ông Minh "trả thù" ngầm. Không ít người vì "cơm áo gạo tiền kiếm sống" mà phải nhẫn nhục lặng im không dám đối chọi với ông Minh. GS,TS Trần Đăng Xuyền; PGS,TS Kiều Thế Hưng, cựu Hiệu phó, ông Hải Trưởng phòng Đào tạo; PGS,TS Dương Vương Minh, Hiệu trưởng Trường Nguyễn Tất Thành... họ nhận được văn bản của trường đưa, kí tên xin nghỉ không giữ các chức vụ cũ... Ngày 15/5/2013 là ngày chấn động dư luận nhà trường, khi nghe công bố của tân Hiệu trưởng bổ nhiệm nhân sự các trưởng phó khoa, phòng, ban (trong đó nhiều trường hợp không thông qua Đảng ủy nhà trường), bấy giờ mọi người mới "ngớ" ra…
Ngay cả Ban Giám hiệu mới và Đảng ủy nhà trường cũng phải lặng im trong kì họp và không ít bất bình khi tân Hiệu trưởng, Phó Bí thư, chỉ đạo không bàn luận về việc Ban Giám hiệu cũ gửi 21 tỉ đồng vào ngân hàng ngoài sổ sách của trường. Động thái này cho thấy sự liên kết của ông Minh với Ban Giám hiệu cũ, phải chăng vì "tì vết" trong lí lịch của mình mà ông Minh phải bao che cho tham nhũng?
* * *

Phần V, đăng ngày 30/5/2013

Ông Nguyễn Văn Minh Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội đề bạt nhiều cán bộ chủ chốt của trường không thông qua Đảng ủy, kí quyết định tuyển dụng giáo viên "thuộc diện đào tạo theo địa chỉ”, lộ ra đường dây chạy đại học. Ông còn bao che cho việc làm khuất tất gửi 21 tỉ đồng gửi tiết kiệm của Ban Giám hiệu cũ. Cục Thuế Hà Nội và Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc kiểm tra…

Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt không thông qua Đảng ủy.

Là Hiệu trưởng, ông Nguyễn Văn Minh đảm nhiệm rất nhiều chức trách. Ngoài việc chịu trách nhiệm trước Bộ GD&ĐT về hoạt động của trường, theo Luật Giáo dục và theo Điều lệ trường Đại học, ông còn trực tiếp chỉ đạo phụ trách các phòng Tổ chức cán bộ, Quan hệ quốc tế, Kế hoạch -Tài chính, Hành chính -Tổng hợp; Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng; Chỉ huy Trưởng Ban chỉ huy quân sự; Trưởng Ban An ninh chính trị - Bảo vệ nội bộ; Giám đốc Trung tâm Giáo dục từ xa; Chủ tịch ủy ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ; Trưởng Dự án Trường ĐHSP Hà Nội trọng điểm; Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo; Chủ tịch Hội đồng lương, Chủ tài khoản của trường… Với các trọng trách này, đủ thấy uy quyền của Hiệu trưởng Nguyễn Văn Minh. Việc đầu tiên khi nhận chức, ông lựa chọn những cán bộ “hiểu mình”, đề nghị Bộ GD&ĐT phê chuẩn chức danh Phó Hiệu trưởng. Còn nhân sự trong trường thuộc quyền ông đề bạt. Ngày 15/5/2013 Hiệu trưởng công bố bổ nhiệm nhân sự trong đó có nhiều người không thông qua Đảng ủy nhà trường, đây là lần đầu tiên trong 12 khoá Hiệu trưởng, ông Minh vượt qua thông lệ, chỉ thông qua Ban Thường vụ 5 người, cho thấy quyền lực đã tập trung vào “số ít”. Trong số những gương mặt được bổ nhiệm, có không ít người mới chưa đủ tín nhiệm trong trường, cũng có người “có sai phạm”, nhưng lại đủ “tín nhiệm” với Hiệu trưởng.

Bà Trần Thị Thái tố cáo vụ gửi 21 tỉ đồng.

Nhận sinh viên “đào tạo theo địa chỉ” làm giảng viên… lộ đường dây chạy đại học.

Hơn một năm nhận chức Hiệu trưởng, ông Minh đã thể hiện rõ uy quyền của mình trong việc “cắt chức” cũng như đề bạt, tiếp nhận cán bộ. Tháng 5/2012 ông Minh kí quyết định tuyển dụng chị Nguyễn Thị Thanh Huyền cử nhân hệ chính quy đào tạo theo địa chỉ (tỉnh Tuyên Quang), làm giảng viên tổ bộ môn Động cơ đốt trong, khoa Kĩ thuật Sư phạm. Thật khó lí giải vì sao Hiệu trưởng Nguyễn Văn Minh lại cố tình tiếp nhận giáo viên trái với quy định của Chính phủ và ngành Giáo dục? Trường hợp chị Huyền học lớp đào tạo theo địa chỉ, theo quy chế tốt nghiệp phải trở về Tuyên Quang công tác. Thế nhưng, Trường ĐHSP Hà Nội lại kết luận “Quy trình và tiêu chuẩn tuyển dụng tạo nguồn giảng viên của Khoa Kĩ thuật sư phạm là đúng với quy định của Trường”. Tuy nhiên quy định của trường lại không có điều khoản nào cho phép tuyển sinh viên diện đào tạo theo địa chỉ, vì người đi học theo diện này được hưởng hỗ trợ kinh phí, được địa phương phân công công tác sau khi tốt nghiệp. Mặt khác, tiêu chuẩn đối tượng tuyển sinh diện đào tạo theo địa chỉ được “áp dụng cho đối tượng ở vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số”, tỉnh Tuyên Quang có 32 xã đặc biệt khó khăn của 4 huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Nà Hang và Chiêm Hóa. Nhưng chị Huyền có hộ khẩu tại thị xã Tuyên Quang, vậy tại sao lại lọt vào diện đào tạo theo địa chỉ của 32 xã đặc biệt khó khăn? Nếu tỉnh Tuyên Quang không cử chị Huyền trong diện này, không hỗ trợ kinh phí đào tạo, không phân công công tác cho chị Huyền sau khi học xong lớp “đào tạo theo địa chỉ”, thì lộ ra đường dây chị Huyền chạy vào đại học, đội lốt “sinh viên đào tạo theo địa chỉ”, để được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước và tỉnh Tuyên Quang. Cũng như trường hợp chị Huyền, chị Vũ Thị Ngọc Thuý (cùng lớp với chị Huyền), năm 2011 được Hiệu trưởng Nguyễn Viết Thịnh kí quyết định tiếp nhận, trái quy định của Chính phủ. Từ đây hé lộ “đường dây chạy vào đại học” diện đào tạo theo địa chỉ ở tỉnh Tuyên Quang. Đây chỉ là 2 trường hợp bị phát giác, trong khi nhiều năm qua, ĐHSP Hà Nội đã đào tạo sinh viên thuộc diện cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ, nếu điều tra ai dám chắc, trong số hàng nghìn sinh viên thuộc diện này, lại không có những người “chạy vào đại học” như trường hợp của hai chị Thuý và Huyền?

Ông Nguyễn Văn Minh nhận chức Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội

Những dấu hiệu vi phạm tài chính của Trường ĐHSP Hà Nội đã phát lộ.

Hiệu trưởng cũ trường ĐHSP Hà Nội là GS,TS Nguyễn Viết Thịnh, (Đại biểu Quốc hội khoá XII), có thể nhìn ra những “tì vết chính trị” của ông Nguyễn Văn Minh, nhưng vẫn hết sức ủng hộ, để ông Minh phải đáp ơn “nâng đỡ” mà im lặng “che đậy, bảo vệ” những dấu hiệu sai phạm kinh tế của Ban Giám hiệu tiền nhiệm. Và ông Minh đã thể hiện hết quyền uy, trong cuộc họp Đảng ủy Trường, ngang nhiên “bao che” cho vụ ông Thịnh (Ban Giám hiệu khoá trước), cho gửi 21 tỉ đồng ngoài sổ sách. Không ngờ những bí ẩn về lí lịch chính trị và hồ sơ khoa học tranh cử Hiệu trưởng của ông Minh man khai bị lộ tẩy, kéo theo việc ông Minh “bao che” cho những dấu hiệu sai phạm tài chính nhiệm kì ông Thịnh làm Hiệu trưởng cũng bị phát giác, Cục Thuế Hà Nội đang kiểm tra tài chính của trường.Trước đó, Thanh tra Chính Phủ đã vào cuộc thanh tra khoản 21 tỉ đồng gửi ngân hàng. Tại biên bản làm việc với người có đơn tố cáo (ngày 20/3/2013), ông Đặng Xuân Thư, Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội nêu rõ: “Số tiền 21 tỉ đồng gửi của nhà trường, đúng sai thế nào sẽ do Thanh tra Chính phủ xem xét. Những vấn đề này đã được ghi lại trong biên bản họp của Đảng ủy trường. Việc đưa những thông tin cuộc họp ra ngoài là vi phạm nguyên tắc sinh hoạt Đảng”. Hoá ra ở trường ĐHSP Hà Nội nguyên tắc sinh hoạt Đảng là phải “bao che cho tham nhũng”! Trong khi Bí thư Đảng ủy và Hiệu trưởng nhà trường nói “vụ việc 21 tỉ đồng gửi ngân hàng phải giữ kín trong cuộc họp Đảng ủy” và truy lùng ai đưa thông tin ra ngoài, thì hành động của bà Trần Thị Thái cán bộ văn thư nhà trường, dũng cảm tố giác sai phạm thật đáng trân trọng. Bà Thái thấy dấu hiệu gửi tiền mờ ám đã phản ánh: “Ngày 30/8/2011 đóng dấu hợp đồng gửi tiền tiết kiệm của Trường tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số tiền gửi là 6 tỉ đồng Việt Nam), thời hạn gửi 6 tháng từ 5/9/2011 đến 17/2/2012 lãi suất 14%/năm. Khoảng 1 tháng sau đ/c Hiền (Tài vụ) có mang xuống đóng dấu 15 tỉ đồng (Việt Nam) để gửi Ngân hàng BIDV, đ/c Dương (Hành chính) đóng dấu và cũng không cho lưu trữ bản nào”. Nếu bà Thái không tố cáo thì khoản tiền 21 tỉ đồng này sẽ lọt vào tay những ai? Giờ đây cán bộ giáo viên trong trường cần ông Minh Hiệu trưởng công bố rõ; khoản tiền này thuộc nguồn nào vì sao lại gửi tiết kiệm ngoài sổ sách? Sau khoản tiền 21 tỉ đồng bị phát hiện, những nghi vấn hơn 20 nguồn thu cho thuê mặt bằng nhiều năm qua đã được đặt ra. Chiếu theo quy chế chi tiêu nội bộ ban hành theo Quyết định số 3897/ĐHSPHN-KHTC ngày 27/10 năm 2011, nhà trường có tới 11 nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, nguồn thu nào cũng phải trích để lại 10% quỹ, 10% cho quản lí và điều hành. Riêng kinh phí 10 hệ đào tạo (7 hệ đại học, 3 hệ sau đại học), 4 nhóm kinh phí các lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ, nhóm cán bộ quản lí điều hành đều được hưởng 10%? Cụ thể đào tạo tại chức giáo viên có trình độ đại học sư phạm ngành Thể dục thể thao K1 cho tỉnh Hải Dương, theo hợp đồng đào tạo số 546/HĐ-ĐT ngày 31 /1/2010, tổng số kinh phí là 614 triệu đồng, theo đó kinh phí quản lí và các công việc phục vụ đào tạo, kinh phí hỗ trợ đào tạo đã chiếm 169 triệu đồng. Tính ra riêng nguồn kinh phí đào tạo ngoài trường hàng năm trên dưới 80 tỉ đồng, nếu dành 20% quỹ ( quỹ 10% và 10% cho quản lí điều hành) số tiền sẽ là 16 tỉ, nhưng tính theo cách để quỹ như hợp đồng với tỉnh Hải Dương thì có bao nhiêu tỉ dành cho kinh phí quản lí và những ai được hưởng?

Thay lời kết.

Hội đồng phong giáo sư Ngành Vật lý gồm các giáo sư danh tiếng đầu ngành đã loại ứng viên Nguyễn Văn Minh khỏi danh sách phong chức danh Giáo sư, vì ông Minh không thể là nhà khoa học chân chính, khi “man khai, thiếu trung thực” vi phạm đạo đức nhà giáo, có dấu hiệu vi phạm pháp luật.... Bản lí lịch bí ẩn của gia đình, ông Minh cố tình che dấu, đã bị lộ rõ có 2 thế hệ (4 người) tham gia nguỵ quân nguỵ quyền phản cách mạng. Sự việc rõ ràng, đã đến lúc Bộ GD&ĐT cần nhanh chóng xem xét lại có nên để ông Minh làm Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội, thậm chí ông Minh không xứng đáng đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam vì man khai lí lịch.Từ vụ việc của ông Nguyễn Văn Minh, những dấu hiệu vi phạm tài chính của Trường ĐHSP Hà Nội trong nhiệm kì của Hiệu trưởng Nguyễn Viết Thịnh đã bị phát lộ, đang chờ kết luận của Thanh tra Chính phủ và đoàn kiểm tra Cục thuế Hà Nội và Bộ GD&ĐT không thể không quan tâm đến vấn đề này. Sự việc của Trường ĐHSP Hà Nội xảy ra đúng lúc cả nước đang tổng kết 1 năm thực hiện Nghị quyết 4 của Trung ương Đảng, không thể vì bất cứ lí do nào, tác động của ai, có thể che giấu hay bênh vực cho những dấu hiệu sai phạm về tổ chức và tài chính của Trường ĐHSP những năm qua.
Nhóm PVĐT

Một chuyện về chị Võ Thị Thắng

Câu chuyện dưới đây có thể sẽ làm chúng ta ngạc nhiên. Trong khi đúng ra chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả. Chuyện tranh giành, hãm hại nhau thì ở đâu, thời nào chẳng có. Chỉ khác nhau ở chỗ có được phanh phui, mổ xẻ hay không mà thôi.

Trong phim Tôn Ngộ Không cũng đã thể hiện: ngay nơi cửa Phật mà các vị coi kinh sách còn đòi thầy trò Đường Tăng phải đưa cái gì ra thì họ mới phát kinh có chữ đấy thôi!

Theo blog Đào Hiếu

Võ Thị Thắng: có một nụ cười khác

Tám giờ mười lăm phút sáng ngày 22/8/2014 chị Võ Thị Thắng, uỷ viên trung ương đảng CS Việt Nam, nguyên Tổng Cục Trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam đã từ trần tại TPHCM sau một thời gian dài bị bệnh nan y.

Với tư cách là “người nhà” của chị, tôi xin ghi lại đôi điều mà tôi từng được nghe chị kể cùng với những kỷ niệm nhỏ giữa tôi và chị như một sự bày tỏ lòng thương tiếc và yêu mến.

*
Trước đây tôi không từng hoạt động chung với chị vì hai người ở hai đơn vị khác nhau nhưng do sự sắp xếp ngẫu nhiên của xã hội mà sau này chúng tôi trở thành người nhà với nhau: chị làm dâu, còn tôi làm rể họ Trần.

Trong chuyến về quê chồng (Bình Định) tảo mộ, gia đình chị và tôi cùng đi trên một chiếc xe mười sáu chỗ của ngành du lịch. Suốt hai ngày đường, chúng tôi nghỉ lại nhiều nơi và đó là dịp mà chị đã kể lại những “biến cố đầy kịch tính” mà chị đã phải trải qua trong suốt thời gian làm Tổng Cục Trưởng. Những biến cố ấy có thể viết thành một cuốn sách dày, li kỳ hấp dẫn như phim hình sự Mỹ. Nhưng chị không dám viết, cũng không dám nhờ tôi viết dù tài liệu thì có rất nhiều. Tôi nghĩ rằng một ngày nào đó những tài liệu ấy sẽ được công bố, hoặc là cuốn sách ấy sẽ được viết ra, nhưng bây giờ thì không.

Bây giờ chỉ có ký họa.

Bây giờ chỉ vài đường nét bằng bút chì, bằng ngón tay nguệch ngoạc trên cát biển Qui Nhơn, bằng hòn than vẽ  trên bức tường cũ… phác thảo bi kịch của một người đàn bà có địa vị ngang hàng với bộ trưởng, một người từng gan lì đuổi theo địch thủ của mình với một khẩu súng rỉ sét, một nữ sinh trường Gia Long đã nghĩ ra được câu tuyên bố để đời. Rồi cuối cùng chiếc ghế Tổng Cục Trưởng mà người ta trao cho chị cũng bị đặt trên bốn trái mìn nổ chậm được làm bằng lòng đố kỵ, bằng thù oán cá nhân, bằng những mưu đồ ma quỷ.

Người con gái “anh hùng” ngày xưa chợt biến thành nhân viên CIA Mỹ với tập hồ sơ dày cộm.

Đó là những ngày cuối năm 1996. Nhiều nhân vật có tình cảm với Võ Thị Thắng trong Bộ Chính Trị đều rất bàng hoàng. Con chạch lại leo lên đẻ trên ngọn đa! Vậy mà người ta vẫn có đầy đủ những tài liệu về một con chạch như vậy!

Và nhiều kế hoạch “ám sát” đã được nghĩ đến: xông thằng vào cuộc họp quốc hội “bắt nóng”? Hay bắn tỉa? Bắn ở đâu?

Năm 1999 Tổng Cục Trưởng Võ Thị Thắng nhận được giấy mời sang Mỹ dự hội nghị về du lịch. OK. Sao không cho người bắn tỉa tại sân bay Los Angeles? Ngay khi đối tượng bước ra cổng phi trường là gởi một viên đạn vào đầu rồi đổ thừa cho CIA giết người diệt khẩu. Thật gọn nhẹ.

Kế hoạch lập tức được triển khai. Một anh chàng James Bond 007 mũi tẹt da vàng được chọn trong đám thân tín tại Mỹ để thực hiện Mission Impossible này. Và Mme Thắng không hề hay biết gì về âm mưu đó.

Mấy hôm sau chị lại nhận được một giấy mời của ngành du lịch Trung Quốc. Và, một cách ngẫu nhiên, chị đã chọn đi Trung Quốc.

Chàng James Bond ngồi ngáp ruồi ở sân bay Los Angeles.

Không giết được tên CIA Võ Thị Thắng ở Los thì sẽ bắt cóc hắn tại sân bay Nội Bài khi hắn ta trở về Việt Nam.

Một phương án mới được triển khai ngay lập tức: khi máy bay đáp xuống, xe con của Tổng Cục Du Lịch đến đón sếp thì sẽ có một xe mười sáu chỗ trờ tới, ép nó sát lề, chặn đầu. Khống chế tài xế, bắt cóc bà Tổng Cục Trưởng chạy ra khỏi phi trường, thẳng về nơi giam giữ.

Và mọi việc đã xảy ra y như kịch bản. Nhưng khi những kẻ bắt cóc mở cửa chiếc xe con của Tổng Cục Du Lịch thì chỉ nhìn thấy “bác tài” đang “há hốc mồm” vì kinh ngạc.

-Bà Thắng đâu?

-Xe khác đã đến đón rồi!

Sự thực chẳng hề có chiếc “xe khác” nào cả. Chỉ có phép lạ của phật bà Quán Thế Âm Bồ Tát. Ngài đã làm cho chiếc va-li của Võ Thị Thắng lạc mất. Mme Thắng xuống máy bay nhưng không tìm thấy hành lý, đứng chờ ở cái vòng xoay cả tiếng đồng hồ. Tài xế chiếc xe con đến đón bấm điện thoại di động gọi nhưng tắt máy, anh ta tưởng sếp đã có người nhà đến đón nên chạy xe không về và bị những kẻ bắt cóc ép vô lề.

Mme Thắng tìm được hành lý thì đã quá trễ. Chị đành gọi một chiếc taxi.
*
VO THI THANG 01 
Kẻ thù giấu mặt ấy là ai? Chị biết, Bộ chính trị cũng biết nhưng không làm gì được.

Và bà Tổng Cục Trưởng đã nghĩ đến cái chết. Nhiều người trong Bộ chính trị không tin những hồ sơ ngụy tạo ấy nhưng cũng không “dám” bác bỏ. Chị gần như đơn độc. Chỉ trừ một người bạn giấu mặt. Một ân nhân của chị mà cho đến giờ này, khi sóng gió đã yên, khi một số tay chân của kẻ thù đã bị Bộ công an bắt, bị tòa án xét xử và khi chị đã nghỉ hưu… chị cũng không hề biết người đó là ai?

Trong những lúc lâm nguy nhất, người đó đã gọi điện cho chị, từ một trạm điện thoại công cộng, và báo cho chị hay rằng đang có một âm mưu như thế, như thế… rằng sự việc sẽ diễn ra như thế, như thế…

Nhưng đó cũng chỉ là những an ủi nhất thời. Tuy nhiều lần người ấy đã cứu chị thoát chết nhưng tại sao chị phải lâm vào tình thế ấy? Tại sao lại phải sợ hãi những kẻ đứng trong bóng tối? Tại sao kẻ trong sạch lại phải sợ bọn tội phạm? Tại sao một cán bộ cao cấp như chị lại phải sợ một thứ quyền lực đen nào đấy?

Và đã có lúc chị cầm một sợi dây thòng lọng. Chị cuộn nó lại, giấu trong túi xách, đến soi mặt mình trong gương. Một đêm mất ngủ. Và khóc. Một đêm ngồi trong góc tối của căn phòng nhìn chồng nhìn con và nhìn bức ảnh nổi tiếng của mình. Bức ảnh chụp chị đứng trước tòa án, giữa hai người quân cảnh đeo kính đen. Chị nhìn cái miệng cười của mình. Nước mắt lặng lẽ lăn xuống gò má. Bởi vì giờ đây chị không “được” đứng trước một tòa án để mà cười. Chị đang đứng trước một thế lực vô hình, chị đang bị rình rập, truy sát.

Ngày xưa chị nhìn thấy kẻ thù ngay trước mặt, chị bắn nó bằng một khẩu súng rỉ sét nhưng chị ở thế chủ động, chị là thợ săn còn kẻ địch là con mồi. Bây giờ thì chị không biết kẻ thù đang đứng chỗ nào, mặt mũi nó ra sao. Bây giờ chị có một khẩu K59 mới tinh nhưng chị sẽ bắn vào đâu? Bắn vào bóng tối? Vào hư vô?

Không ai trả lời những câu hỏi ấy và điều đó làm chị tuyệt vọng.

Sẽ phải treo sợi dây thòng lọng ở đâu? Trên xà nhà? Trước cửa? Hay trên một cành cây?

Không thể chết tầm thường được. Phải biến nó thành một lời cảnh tỉnh, một cáo trạng. Có lẽ chỗ tốt nhất là Hội trường Văn phòng Trung ương Đảng.

Chị quyết định vào đó để chọn một vị trí thích hợp.

Thính phòng im phăng phắc. Sân khấu mờ ảo. Những dãy ghế quen thuộc cũng đang lặng thinh, nín thở, chờ xem người đàn bà quen mặt này sẽ làm gì. Chị bước lên sân khấu, ngước nhìn những phông màn, những giàn đèn và những sợi dây kéo. Chị đi một vòng, chậm rãi, thầm lặng. Rồi chị bước xuống những bậc cấp, tìm đến chiếc ghế mà chị vẫn thường ngồi trong các phiên họp Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Chiếc ghế ôm chị vào lòng nó, cũng mềm mại, ấm áp như ngày nào. Chị ngửa cổ, tựa đầu vào lưng ghế. Và khóc.

Dường như chị có thiếp đi được một lúc cho đến khi chuông điện thoại reo. Chị mở túi xách, Chiếc điện thoại màu bordeaux đang sáng lên giữa những cuộn dây thòng lọng.

Đó là cuộc gọi của người vô danh, ân nhân giấu mặt của chị. Chị nhận ra giọng nói quen thuộc. Nó ấm áp và chậm rãi. Những lần trước, chị đã cố nghĩ xem đó là giọng của ai nhưng không biết được. Chị chỉ biết chắc người đó đã gọi cho chị theo lệnh của một đồng chí nào đó trong Bộ Chính Trị. Lần này giọng nói ấy chỉ là một câu đơn giản.

-Bộ công an đã bắt hết chúng rồi. Chúc mừng đồng chí.

Chị lặng người đi. Hội trường như sáng lên. Chị thọc tay vào túi xách, nắm chặt sợi dây thòng lọng.

Chị thấm nước mắt bằng chiếc khăn rằn của du kích Miền Nam mà chị đã chuẩn bị sẵn. Chị nhìn thẳng lên sân khấu và cười. Tiếc thay anh nhà báo người Nhật năm nào đã không có mặt để ghi lại nụ cười ấy. Nó vẫn đẹp. Và nếu được công bố với đầy đủ những tình huống đắng cay thì nụ cười trong buổi sáng cuối năm 2000 ở Hội trường này cũng sẽ trở thành một huyền thoại, và có khi còn nổi tiếng hơn cả nụ cười của mấy mươi năm về trước.


Cái bắt tay của các nhà lãnh đạo

Ông Văn Nam có cái nhìn không giống với  các "con dân" của "quốc gia Việt Nam" hiện tại khác. Văn Nam soi mói quá chăng? Nhưng quả thật đây là một dữ liệu để ta khảo cứu những vấn đề đạo đức xã hội, để hiểu tại sao xã hội ta lại ra nông nỗi này!


Cái bắt tay của lãnh đạo Việt Nam

Văn Nam
Trong quan hệ giữa người và người, khi phải gặp kẻ có địa vị cao sang hơn, người ta thường khó giữ được tư thế đàng hoàng, sự thua thiệt về “đẳng cấp” rất khó mà che dấu đi được.

Nhưng trong quan hệ giữa các quốc gia thì lại là chuyện khác. Cho dù có là “tý hon” đi chăng nữa, khi đã là đại diện của quốc gia, anh không có quyền làm hạ thấp hình ảnh của đất nước.

 Có lẽ không quốc gia nào mà giới lãnh đạo thể hiện rõ thái độ trong những cái bắt tay hay những cử chỉ trong giao tiếp như lãnh đạo Việt Nam.

Ở trong nước, không ai dám bắt tay lãnh đạo mà bắt bằng một tay dù chả ở đâu quy định. Người dân sợ lãnh đạo đã đành (nỗi sợ rất thực tế), lãnh đạo cũng không biết tỏ thái độ sao cho phải phép với những người đáng kính.

Quan chức có thể ở địa vị cao hơn, nhưng nhiều khi vẫn phải gặp những người lớn tuổi hơn mình. Khi đó, nếu biết khiêm tốn, các vị lãnh đạo phải hiểu rằng địa vị lúc đó đã được cân bằng bởi tuổi tác.

Không biết khi về nhà, các vị này có nghĩ rằng giờ mình đã “cao” hơn các bậc cha chú không?

Ngày hôm qua 26/8, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt Đại biểu Hội cựu Thanh niên xung phong, những người được đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện.

Trong hội có những đồng chí đã rất cao tuổi như anh hùng Cao Xuân Thọ, sinh năm 1926, nguyên đội trưởng đội phá bom, đội 40 thanh niên xung phong Điện Biên Phủ. Những anh hùng không lo đến tính mạng của bản thân đấu tranh cho nền độc lập của đất nước nay vô cùng cảm động khi được người đứng đầu Đảng tiếp đón, nhưng lại bằng những cái bắt tay rất hờ hững.

 Nguyên tắc ngoại giao
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải gặp Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
 Thật ra hình ảnh những cái bắt tay trịch thượng của những “người đầy tớ của dân” với những “người làm chủ đất nước” hoàn toàn không xa lạ. Thật trái ngược với những nước “tư bản bóc lột” khác, khi thổ dân Úc trực tiếp đến gặp Thủ tướng hay Tổng thống Mỹ uống bia với một dân thường.

Nếu ở Việt Nam có bầu cử trực tiếp – khi người dân quyết định vận mệnh của lãnh đạo, các quan chức chắc sẽ thân thiện hơn nhiều.

Trong nước như vậy, ra nước ngoài giới chóp bu Việt Nam hành xử ra sao?

Với những nước bé, như Lào hay Campuchia chẳng hạn, quan chức Việt Nam cũng có thái độ y như với dân trong nước. Nếu chỉ nhìn vào đó, nhiều người sẽ vội cho rằng: làm lãnh đạo cần phải có uy thì ra nước ngoài mới đấu trí được. Nhưng điều đó hoàn toàn sai lầm.

Thật dễ hiểu khi chỉ cần gặp những nước nước lớn, lãnh đạo của ta lập tức co ro cúm rúm.

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải có một tấm ảnh bắt cả hai tay với Thủ tướng Trung Quốc khi đó là Ôn Gia Bảo. Không biết ông Hoàng Trung Hải có biết các nguyên tắc ngoại giao không.

Khi Bill Clinton đến thăm Việt Nam lần đầu vào tháng 11 năm 2000, các sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội đã được căn dặn không được bắt hai tay, không cúi đầu trước Tổng thống Hoa Kỳ. Có lẽ ông Hoàng Trung Hải là Phó Thủ tướng nên không ai dám nhắc.

Ông Lê Hồng Anh dường như có chuẩn bị những gì cần nói trên giấy (bên tay trái)

Một chuyến thăm đang rất được chú ý là của ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư thăm Trung Quốc.

Nếu để ý kỹ, ông Lê Hồng Anh trong khi gặp Tổng bí thư Tập Cận Bình của Trung Quốc có một tập giấy để sẵn bên tay ghế bên trái để nói những gì mình chuẩn bị và có thể là những gì được nói.

Hội đàm có cầm "đáp án" cũng đã từng xảy ra với Thủ tướng Phan Văn Khải khi gặp Tổng thống Bush và Chủ tịch Trần Đức Lương khi gặp Nữ Hoàng Anh Elizabeth Đệ nhị.

Ngày nay cũng có ánh sáng lẻ loi, như Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tỏ thái độ thực sự khi gặp Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc.
 
Nhưng có lẽ chính vì thế mà ông không được thăm Mỹ (không thể quá nhiệt tình) và không được làm đặc phái viên sang Trung Quốc lần này mặc dù để gỡ rối ngoại giao, không ai có thể phù hợp hơn người đứng đầu Bộ chuyên trách vấn đề này.

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

CHỈ CÓ KẺ NGU MỚI CHỐNG HOA KỲ

Có thể gây cảm giác khó nghe với nhiều người Việt, nhưng bài này cũng nên đọc xem ông Lý Quang Diệu nói có phải không?

CHỈ CÓ KẺ NGU MỚI CHỐNG HOA KỲ

Mỹ nhiều trở ngại nhưng vẫn giữ vị trí số một

Cân bằng quyền lực đang chuyển đổi. Về phía châu Á của Thái Bình Dương, theo thời gian Hoa Kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc gây ảnh hưởng. Mọi chuyện sẽ không còn như trước. Địa lý là điểm mấu chốt trong trường hợp này. Trung Quốc có lợi thế hơn vì nằm trong khu vực và có khả năng phô trương sức mạnh dễ dàng hơn ở châu Á. Đối với Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng từ cách xa 8.000 dặm là một điều hoàn toàn khác. Sự bất bình đẳng về ý chí, hậu cần và chi phí là rất đáng kể. Chỉ riêng dân số của Trung Quốc, 1,3 tỉ người, so với 314 triệu người Mỹ, cũng góp phần vào khó khăn của Hoa Kỳ. Nhưng sự chuyển giao quyền lực sẽ không xảy ra một sớm một chiều do ưu thế vượt bậc của Hoa Kỳ về công nghệ. Người Trung Quốc dù có thể chế tạo tàu sân bay nhưng vẫn không thể đuổi kịp người Mỹ một cách nhanh chóng về công nghệ tàu sân bay với sức chứa 5.000 quân và đầu máy hạt nhân. Nhưng cuối cùng, những bất lợi của Hoa Kỳ do khoảng cách địa lý dần sẽ mang tính quyết định. Hoa Kỳ sẽ phải điều chỉnh thế đứng của mình và chính sách của họ trong khu vực này.

                                                               
LyQuangDieu
Ông Lý Quang Diệu
Chính quyền Obama tuyên bố vào năm 2011 rằng Hoa Kỳ dự định tiếp cận khu vực châu Á-Thái Bình Dương với một trọng tâm mới. Họ gọi đây là Sự Xoay Trục về Châu Á. Trên tờForeign Policy, ngoại trưởng Hillary Clinton giải thích tư duy đằng sau chính sách mới này như sau: “Các thị trường mở ở châu Á là những cơ hội chưa từng thấy đối với Hoa Kỳ về đầu tư, thương mại và tiếp cận với các công nghệ tiên tiến… Về mặt chiến lược, việc gìn giữ hoà bình và an ninh ở khắp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ngày càng trở nên thiết yếu đối với sự tiến bộ trên toàn cầu, dù là thông qua bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông, chống lại việc phổ biến vũ khí hạt nhân ở Bắc Triều Tiên hay đảm bảo sự minh bạch trong các hoạt động quân sự của các nước lớn trong khu vực.” Vào tháng 4 năm 2012, 200 lính thuỷ đánh bộ Mỹ đầu tiên đã được triển khai tới Darwin , Úc trong một phần nỗ lực nhằm tăng cường hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực.

Nhiều quốc gia Châu Á chào đón cam kết mới này từ người Mỹ. Trong nhiều năm, sự hiện diện của Hoa Kỳ là một nhân tố quan trọng giúp ổn định khu vực. Kéo dài sự hiện diện này sẽ giúp duy trì ổn định và an ninh. Kích thước của Trung Quốc có nghĩa là cuối cùng chỉ có Hoa Kỳ – kết hợp với Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời hợp tác với các quốc gia ASEAN – mới có thể đối trọng lại được nước này

Tuy nhiên, chúng ta còn phải xem liệu người Mỹ có thể biến ý định thành cam kết trong lâu dài được hay không. Ý định là một mặt, tài trí và khả năng là một mặt khác. Hiện nay Hoa Kỳ có quân ở Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Guam . (Người Philippines đã không khôn ngoan khi mời người Mỹ rời khỏi vịnh Subic vào năm 1992. Họ quên mất hậu quả về lâu dài của hành động này và bây giờ họ bảo rằng “Hãy làm ơn quay lại.”) Người Mỹ tin rằng họ có sẵn một dàn xếp quân sự trong khu vực cho phép họ cân bằng lại được với hải quân Trung Quốc. Hơn nữa, vì các vùng nước trong khu vực tương đối nông, người Mỹ có thể theo dõi hoạt động của các tàu thuyền Trung Quốc, kể cả tàu ngầm. Nhưng liệu lợi thế này có thể kéo dài được bao lâu? Một trăm năm? Không thể nào. Năm mươi năm? Không chắc. Hai mươi năm? Có thể. Rốt cuộc, cân bằng quyền lực có thể thực hiện được hay không còn phải chờ vào nền kinh tế Hoa Kỳ trong một vài thập niên tới. Cần có một nền kinh tế vững mạnh thì mới có thể phô trương quyền lực – đầu tư xây dựng tàu chiến, tàu sân bay và các căn cứ quân sự.

Khi cuộc chiến tranh giành quyền bá chủ trên Thái Bình Dương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc diễn ra, những quốc gia nhỏ hơn ở châu Á bắt buộc phải thích ứng với cục diện mới. Thucydides đã từng viết rằng “kẻ mạnh làm những gì mà họ có thể và kẻ yếu phải chịu đựng những gì họ phải chịu đựng”. Các quốc gia nhỏ hơn ở châu Á có thể không phải có một kết cục bi thảm như thế, nhưng bất cứ góc nhìn hiện thực chủ nghĩa nào về sự suy giảm ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Châu Á Thái Bình Dương đều sẽ khiến các quốc gia phải điều chỉnh chiến lược đối ngoại của mình. Người ta sẽ phải quan tâm hơn đến những gì người Trung Quốc thích hoặc không thích khi Trung Quốc ngày càng lớn mạnh về kinh tế lẫn quân sự. Nhưng điều quan trọng không kém là không để cho Trung Quốc hoàn toàn thống trị. Cuối cùng, tôi không cho rằng viễn cảnh người Trung Quốc hất cẳng hoàn toàn người Mỹ ra khỏi Tây Thái Bình Dương có thể diễn ra.

Ví dụ như Việt Nam , là một trong những quốc gia không an tâm nhất về sự bành trướng sức mạnh của Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình ra lệnh tấn công miền Bắc Việt Nam vào năm 1979 để trả đũa việc Việt Nam can thiệp vào Campuchia. Đặng phá hủy một vài làng mạc và thị trấn rồi sau đó rút lui, chỉ nhằm đưa ra một lời cảnh cáo với người Việt: “Tôi có thể tiến thẳng vào và tiếp quản Hà Nội.” Đây không phải là bài học mà người Việt có thể quên được. Một chiến lược có lẽ đã được chính phủ Việt Nam bàn đến là làm thế nào để có thể bắt đầu thiết lập các mối quan hệ an ninh lâu dài với người Mỹ.

Tôi cũng cảm thấy rất tiếc rằng sự thay đổi cân bằng quyền lực đang diễn ra vì tôi cho rằng Hoa Kỳ là một cường quốc hoà bình. Họ chưa bao giờ tỏ ra hung hãn và họ không có ý đồ chiếm lãnh thổ mới. Họ đưa quân đến Việt Nam không phải vì họ muốn chiếm Việt Nam . Họ đưa quân đến bán đảo Triều Tiên không phải vì họ muốn chiếm bắc hay nam Triều Tiên. Mục tiêu của các cuộc chiến tranh đó là chống lại chủ nghĩa cộng sản. Họ đã muốn ngăn chủ nghĩa cộng sản lan tràn trên thế giới. Nếu như người Mỹ không can thiệp và tham chiến ở Việt Nam lâu dài như họ đã làm, ý chí chống cộng ở các nước Đông Nam Á khác chắc đã giảm sút, và Đông Nam Á có thể đã sụp đổ như một ván cờ domino dưới làn sóng đỏ. Nixon đã giúp cho miền Nam Việt Nam có thời gian để xây dựng lực lượng và tự chiến đấu. Nam Việt Nam đã không thành công, nhưng khoảng thời gian gia tăng đó giúp Đông Nam Á phối hợp hành động với nhau và tạo dựng nền tảng cho sự phát triển của ASEAN.

Singapore khá thoải mái với sự hiện diện của người Mỹ. Chúng ta không biết Trung Quốc sẽ quyết đoán hay hung hăng như thế nào. Vào năm 2009 khi tôi nói chúng ta phải cân bằng lực lượng với Trung Quốc, họ dịch từ đó sang tiếng Trung thành “kìm hãm”. Điều này làm nổi lên một làn sóng phẫn nộ trong cư dân mạng Trung Quốc. Họ cho rằng làm sao tôi lại dám nói như thế trong khi tôi là người Hoa. Họ quá là nhạy cảm. Thậm chí sau khi tôi giải thích rằng tôi không hề sử dụng từ “kìm hãm”, họ vẫn không hài lòng. Đấy là bề mặt của một thứ quyền lực thô và còn non trẻ.

Trong cục diện đang thay đổi này, chiến lược chung của Singapore là đảm bảo rằng mặc dù chúng ta lợi dụng bộ máy tăng trưởng thần kì của Trung Quốc, chúng ta sẽ không cắt đứt với phần còn lại của thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ. Singapore vẫn quan trọng với người Mỹ. Singapore nằm ở vị trí chiến lược ở trung tâm của một khu vực quần đảo, nơi mà người Mỹ không thể bỏ qua nếu muốn duy trì ảnh hưởng ở Châu Á – Thái Bình Dương. Và mặc dù chúng ta xúc tiến các mối quan hệ với người Trung Quốc, họ cũng không thể cản chúng ta có các mối quan hệ kinh tế, xã hội, văn hoá và an ninh bền chặt với Hoa Kỳ. Người Trung Quốc biết rằng họ càng gây áp lực với các quốc gia Đông Nam Á thì các quốc gia này càng thân Mỹ hơn. Nếu người Trung Quốc muốn đưa tàu chiến đến viếng thăm cảng của Singapore khi có nhu cầu, như là người Mỹ đang làm, chúng ta sẽ chào đón họ. Nhưng chúng ta sẽ không ngả về phía nào bằng cách chỉ cho phép một bên và cấm đoán bên kia. Đây là một lập trường mà chúng ta có thể tiếp tục duy trì trong một thời gian dài.

Chúng ta còn liên kết với phần còn lại của thế giới thông qua ngôn ngữ. Chúng ta may mắn được người Anh cai trị và họ để lại di sản là tiếng Anh. Nếu như chúng ta bị người Pháp cai trị, như người Việt, chúng ta phải quên đi tiếng Pháp trước khi học tiếng Anh để kết nối với thế giới. Đó chắc hẳn là một sự thay đổi đầy đau đớn và khó khăn. Khi Singapore giành được độc lập vào năm 1965, một nhóm trong Phòng Thương Mại người Hoa gặp tôi để vận động hành lang cho việc chọn tiếng Hoa làm quốc ngữ. Tôi nói với họ rằng: “Các ông phải bước qua tôi trước đã.” Gần 5 thập niên đã trôi qua và lịch sử đã cho thấy rằng khả năng nói tiếng Anh để giao tiếp với thế giới là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong câu chuyện tăng trưởng của Singapore . Tiếng Anh là ngôn ngữ của cộng đồng quốc tế. Đế quốc Anh đã truyền bá thứ ngôn ngữ này ra khắp thế giới, nên khi người Mỹ tiếp quản, đó là một sự chuyển đổi dễ dàng sang tiếng Anh kiểu Mỹ. Đây cũng là một lợi thế rất lớn đối với người Mỹ khi trên toàn thế giới đã có nhiều người nói và hiểu ngôn ngữ của họ.

Khi sự trỗi dậy của Trung Quốc tiếp diễn, Singapore có thể nâng cao chuẩn mực tiếng Hoa trong nhà trường để cho học sinh của chúng ta có một lợi thế, nếu họ chọn làm việc hoặc giao thương với Trung Quốc. Nhưng tiếng Hoa vẫn sẽ là ngôn ngữ thứ hai, vì thậm chí nếu GDP của Trung Quốc có vượt qua Hoa Kỳ, họ cũng không thể cho chúng ta được mức sống mà chúng ta đang hưởng thụ ngày nay. Đóng góp của Trung Quốc vào GDP của chúng ta ít hơn 20%. Phần còn lại của thế giới sẽ giúp Singapore duy trì phát triển và đạt được thịnh vượng – không chỉ là người Mỹ, mà còn là người Anh, người Đức, người Pháp, người Hà Lan, người Úc, vv…. Các nước này giao dịch kinh doanh bằng tiếng Anh, không phải tiếng Trung. Sẽ là rất ngu ngốc nếu chúng ta xem xét chọn tiếng Trung làm ngôn ngữ làm việc tại bất kì thời điểm nào trong tương lai, khi mà chính người Hoa cũng rất cố gắng học tiếng Anh từ khi mẫu giáo cho đến bậc đại học.

Cuộc cạnh tranh cuối cùng

Hoa Kỳ không phải đang trên đà suy thoái. Uy tín của Hoa Kỳ đã chịu nhiều tổn thất do việc đóng quân lâu dài và lộn xộn tại Iraq và Afghanistan cũng như do cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Nhưng những sử gia giỏi nhìn nhận sẽ chỉ ra rằng một Hoa Kỳ dường như yếu đi và trì trệ đã từng phục hồi ra khỏi những tình huống còn tệ hại hơn. Đất nước Hoa Kỳ đã đối mặt nhiều thử thách lớn trong những thời kỳ chưa xa: cuộc Đại Suy thoái, chiến tranh Việt nam, thời kì trỗi dậy của các cường quốc công nghiệp hậu chiến như Nhật Bản và Đức. Mỗi lần như vậy, Hoa Kỳ đã tìm thấy ý chí và sức mạnh để phục hồi vị trí dẫn đầu cùa mình. Hoa Kỳ đã áp đảo. Nó sẽ thực hiện được điều này một lần nữa.

Thành công của Hoa Kỳ nằm ở nền kinh tế năng động, được duy trì không chỉ bằng khả năng đặc biệt sản xuất ra cùng một thứ với chi phí ít hơn mà còn là liên tục đổi mới sáng tạo – tức là sáng chế ra một mặt hàng hay dịch vụ hoàn toàn mới mà thế giới sớm cảm thấy hữu dụng và đáng khát khao. Chiếc iPhone, iPad, Microsoft, Internet – tất cả đều được tạo ra ở Hoa Kỳ chứ không phải nơi nào khác. Người Trung Quốc có thể có nhiều nhân tài so với người Mỹ, nhưng sao họ không có những phát minh tương tự? Rõ ràng họ thiếu một sự sáng tạo mà người Mỹ sở hữu. Và tia sáng đó cho thấy người Mỹ thỉnh thoảng thể có sáng tạo đột phá thay đổi cục diện, điều cho họ vị trí dẫn đầu.

Thậm chí nếu những người theo thuyết suy thoái đúng, và thật là Hoa Kỳ đang trên đà xuống dốc, ta phải nhớ rằng đây là một nước lớn và cần có một thời gian dài thì mới suy thoái. Nếu Singapore là một nước lớn, tôi sẽ chẳng lo lắng lắm nếu chúng ta chọn chính sách sai lầm, vì hậu quả sẽ xuất hiện chậm. Nhưng chúng ta là một nước nhỏ và một quyết định sai lầm có thể gây hậu quả kinh khủng trong một thời gian ngắn. Mặt khác, Hoa Kỳ như là một con tàu chở dầu lớn. Họ sẽ không thể chuyển hướng nhanh như một chiếc thuyền. Nhưng tôi tin rằng các cá nhân tin vào thuyết suy thoái đã sai lầm. Hoa Kỳ sẽ không suy thoái. So sánh tương đối với Trung Quốc, Hoa Kỳ có thể ít uy lực hơn. Có thể khả năng phô diễn sức mạnh ở Tây Thái Bình Dương của Hoa Kỳ bị ảnh hưởng và có thể Hoa Kỳ không thể sánh với Trung Quốc về dân số và GDP, nhưng lợi thế chính yếu của Hoa Kỳ – sự năng động của họ – sẽ không biến mất. Hoa Kỳ, nếu đem ra so sánh đến giờ, là một xã hội sáng tạo hơn. Và khi mà trong lòng nội bộ nước Mỹ đang có một cuộc tranh luận về việc liệu họ có đang xuống dốc hay không thì đó là một dấu hiệu tốt. Điều đó có nghĩa rằng họ không ngủ quên trên đỉnh cao.

Tại sao tôi lại tin vào thành công dài hạn của Hoa Kỳ

Đầu tiên, Hoa Kỳ là một xã hội thu hút đến độ mà Trung Quốc khó lòng bì kịp. Mỗi năm, hàng nghìn người nhập cư đầy tham vọng và có trình độ được cho phép vào Hoa Kỳ, định cư và trở nên thành công trong nhiều lĩnh vực. Những người nhập cư này sáng tạo và thường mạo hiểm hơn, nếu không thì họ đã chẳng rời khỏi quê hương của mình làm gì. Họ cung cấp một nguồn ý tưởng dồi dào và tạo nên một chất men nào đó trong lòng xã hội Mỹ, một sức sống mà ta không thể tìm thấy ở Trung Quốc. Hoa Kỳ sẽ không thành công được đến như vậy nếu như không có người nhập cư. Trong hàng thế kỉ, Hoa Kỳ thu hút nhân tài từ châu Âu. Ngày hôm nay, họ thu hút nhân tài từ châu Á – người Ấn, người Hoa, người Hàn, người Nhật và thậm chí là người Đông Nam Á. Vì Hoa Kỳ có thể dung nạp người nhập cư, giúp họ hoà nhập và cho họ một cơ hội công bằng để đạt được giấc mơ Mỹ, luôn có một nguồn chảy tài năng hướng vào Hoa Kỳ và đổi lại Hoa Kỳ có được công nghệ mới, sản phẩm mới và cách làm ăn mới.

Trung Quốc và những quốc gia khác rồi sẽ phải tiếp thu vài phần của mô hình thu hút nhân tài của Hoa Kỳ phù hợp với hoàn cảnh của mình. Họ phải đi tìm người tài để xây dựng các doanh nghiệp. Đây là cuộc cạnh tranh tối hậu. Đây là thời đại mà chúng ta không còn có các cuộc đua quân sự giữa các cường quốc vì họ biết rằng họ sẽ huỷ hoại nhau bằng cách ấy. Đây sẽ là cuộc cạnh tranh về kinh tế và kĩ thuật và tài năng là nhân tố chính.

Hoa Kỳ là một xã hội thu hút và giữ chân được nhân tài. Họ chiêu dụ được những tài năng bậc nhất từ Châu Á. Hãy nhìn vào số lượng người Ấn trong các ngân hàng và trường đại học của họ — lấy ví dụ như Vikram Pandit, cựu CEO của Citibank. Nhiều người Singapore chọn lựa ở lại Hoa Kỳ sau khi du học. Đó là lí do mà tôi ủng hộ việc cho sinh viên học bổng đi du học Anh, vì tôi chắc rằng họ sẽ trở về Singapore . Ở Anh, bạn không ở lại vì bạn không được chào đón. Và vì nền kinh tế của Anh không năng động như Mỹ, ở đấy có ít công ăn việc làm hơn.

Một lí do tại sao Trung Quốc sẽ luôn kém hiệu quả hơn trong việc thu hút nhân tài chính là ngôn ngữ. Tiếng Hoa khó học hơn tiếng Anh nhiều. Nói tiếng Hoa rất khó nếu như không học từ nhỏ. Đây là ngôn ngữ đơn âm tiết và mỗi từ có tới 4 hay 5 thanh. Khi mà bạn không biết tiếng thì bạn không thể giao tiếp. Đây là một rào cản rất lớn. Đây là kinh nghiệm bản thân tôi. Tôi đã vật lộn trong suốt 50 năm và đến giờ mặc dù tôi có thể nói tiếng Hoa và viết theo kiểu bính âm (pinyin), nhưng tôi vẫn không thể hiểu được tiếng Hoa một cách thành thục như người bản ngữ. Đấy là tôi đã rất cố gắng. Trung Quốc trở nên hùng cường vào tương lai không thay đổi sự thật cơ bản là tiếng Hoa là một ngôn ngữ cực kì khó học. Có bao nhiêu người đến Trung Quốc, ở lại và làm việc ngoại trừ những người Hoa, người Châu Âu và người Mỹ trở thành những chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc? Người Trung Quốc cố gắng truyền bá ngôn ngữ của mình ra nước ngoài bằng việc xây dựng các Viện Khổng Tử trên toàn thế giới, nhưng kết quả không được tốt lắm. Người ta vẫn đến Hội đồng Anh và những cơ sở của Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa Kỳ thậm chí không cần phải cố gắng. Một thời họ có Trung tâm Dịch vụ Thông tin Hoa Kỳ, nhưng đã bị đóng cửa vì không cần thiết nữa. Đã có hàng loạt ấn phẩm, chương trình truyền hình và phim ảnh làm công việc đó. Nên về quyền lực mềm thì Trung Quốc không thể thắng.

Một nguồn lực khác mang lại sức cạnh tranh cho Hoa Kỳ là nhiều trung tâm xuất sắc cạnh tranh lẫn nhau khắp cả nước. Ở bờ Đông có Boston, New York, Washington, và ở bờ Tây có Berkeley, San Francisco, và ở miền Trung nước Mỹ thì có Chicago và Texas. Bạn sẽ thấy sự đa dạng và mỗi trung tâm lại cạnh tranh với nhau, không ai nhường ai. Khi người Texas thấy rằng mình có nhiều dầu mỏ, James Baker – cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ và là người Texas – đã cố gắng thành lập một trung tâm ở Houston để cạnh tranh với Boston hoặc New York. Jon Huntsman, cựu đại sứ Hoa Kỳ ở Singapore và Trung Quốc và là bạn của tôi, là một ví dụ khác. Gia đình ông có tiền sử bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Vì vậy khi ông thừa hưởng gia tài từ cha, ông mang những nhà khoa học giỏi nhất trong lĩnh vực ung thư tuyến tiền liệt về quê nhà ông là bang Utah để nghiên cứu vấn đề này.

Mỗi trung tâm tin rằng mình tốt như các trung tâm còn lại, chỉ cần tiền và nhân tài, điều có thể kiếm được. Không ai cảm thấy phải tuân theo Washington hay New York . Nếu bạn có tiền, bạn có thể xây dựng một trung tâm mới. Bởi vì khía cạnh này, có sự đa dạng trong xã hội và một tinh thần cạnh tranh cho phép sản sinh ra những ý tưởng và sản phẩm mới hữu ích dài lâu. Trung Quốc thì lại chọn một cách tiếp cận khác. Người Trung Quốc tin rằng khi trung ương mạnh thì Trung Quốc sẽ giàu mạnh. Đây là một thái độ cứng nhắc, yêu cầu mọi người phải tuân theo một trung tâm duy nhất. Mọi người phải hành quân theo cùng một điệu trống. Ngay cả Anh và Pháp đều không thể cạnh tranh với Hoa Kỳ về mặt này. Ở Pháp ai là nhân tài cuối cùng đều vào các viện đại học nghiên cứu lớn. Ở Anh thì đó là Oxbridge (Đại học Oxford và Đại học Cambridge ). Những quốc gia này tương đối nhỏ, gọn vì vậy cũng đồng bộ hơn.

Kể từ cuối thập niên 1970 cho đến thập niên 1980, Hoa Kỳ mất vị trí dẫn đầu nền công nghiệp về tay những nền kinh tế mới phục hồi như Nhật Bản và Đức. Họ bị vượt mặt về đồ điện tử, thép, hoá dầu và ngành công nghiệp xe hơi. Đây là những ngành công nghiệp sản xuất quan trọng huy động nhiều nhân công, kể cả những người lao động phổ thông được các công đoàn bảo vệ. Ở một số nước châu Âu, các công đoàn chống đối các cải cách lao động bằng việc đe dọa tiến hành các hành động công nghiệp có thể mang lại tổn thất nghiêm trọng trong ngắn hạn. Nhưng ở Mỹ điều ngược lại đã xảy ra. Các tập đoàn áp dụng những biện pháp thay đổi khó khăn nhưng cần thiết. Họ giảm qui mô, giảm biên chế và cải tiến năng suất qua việc sử dụng công nghệ, trong đó có công nghệ thông tin (IT). Nền kinh tế Hoa Kỳ trỗi dậy trở lại. Các doanh nghiệp mới được mở ra để giúp các công ty tối ưu hoá hệ thống IT của mình, như là Microsoft, Cisco và Oracle. Sau một khoảng thời gian điều chỉnh đầy đau đớn, các công ty có thể tạo ra nhiều việc làm mới trả lương tốt hơn. Họ không thích thú với nhưng công việc lỗi thời mà Trung Quốc, Ấn Độ hay Đông Âu có thể làm được. Họ thấy được một tương lai mà của cải không phải được tạo ra bởi việc chế tạo đồ dùng hay xe hơi, mà bằng sức mạnh trí óc, sức sáng tạo, tính nghệ thuật, kiến thức và bản quyền trí tuệ. Hoa Kỳ đã trở lại cuộc chơi. Họ giành lại được vị trí là nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong các nước đã phát triển. Tôi thật sự khâm phục sự năng động và tin thần khởi nghiệp của người Mỹ.

Bạn tiếp tục chứng kiến điều đó ngay lúc này đây. Người Mỹ vận hành một hệ thống gọn gàng hơn và có sức cạnh tranh hơn. Họ có nhiều bằng sáng chế hơn. Họ luôn cố gắng tạo được thứ gì đó mới hoặc làm điều gì đó tốt hơn. Tất nhiên, điều này cũng có một cái giá của nó. Chỉ số thất nghiệp của Hoa Kỳ lên xuống như một cái yoyo. Ở thời kì suy thoái, chỉ số thất nghiệp từ 8 đến 10 phần trăm là chuyện hiển nhiên. Kết quả là một tầng lớp dưới hình thành. Giữa những xa hoa, lấp lánh, các cửa hàng đẹp đẽ ở New York , bạn cũng có thể dễ dàng thấy người Mỹ vô gia cư nằm trên vệ đường. Họ không có gì ngoài tấm áo khoác thân và miếng thùng carton để nằm ngủ. Một số người, kể cả nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Paul Krugman, đã lên án khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn ở xã hội Mỹ.

Điều này có chấp nhận được không? Tôi không thể nói được. Có những tổ chức tôn giáo và từ thiện giúp đỡ. Một số thành lập những quán ăn tình thương cho người thất nghiệp, vv…. Nhưng mà bạn không thể vừa muốn có chiếc bánh trong tay, vừa muốn ăn nó. Nếu bạn muốn tạo nên sự cạnh tranh mà Hoa Kỳ đang có, bạn không thể tránh được việc tạo nên khoảng cách đáng kể giữa tầng đỉnh và tầng đáy, và không thể tránh khỏi việc tạo nên một tầng lớp dưới. Nếu như bạn chọn một nhà nước phúc lợi, như châu Âu sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, bạn tự nhiên sẽ không còn năng động.

Cuối cùng, Hoa Kỳ có một nền văn hoá tôn vinh những người dám tự làm tự chịu. Khi họ thành công, họ được ngưỡng mộ như là một nhà khởi nghiệp tài năng và có được sự công nhận và vị trí xã hội họ đáng được hưởng. Khi họ thất bại thì điều này được coi là một giai đoạn tạm thời, tự nhiên và cần thiết để rốt cuộc thành công. Vì vậy họ có thể đứng lên và bắt đầu lại. Nền văn hoá này khác với Anh, một xã hội tĩnh hơn – nơi mà mọi người biết vị trí phù hợp của mình. Nước Anh rất mang tính châu Âu về điểm này. Người Anh từng có nhiều khám phá vĩ đại – máy hơi nước, máy kéo sợi và động cơ điện. Họ cũng có nhiều giải Nobel khoa học. Nhưng rất ít khám phá trong số này của họ trở nên thành công về mặt thương mại. Tại sao lại như thế? Những năm dài của 2 thế kỉ đế chế đã hình thành một xã hội nơi mà giới thượng lưu cũ và những quý tộc có ruộng đất được kính trọng. Giới nhà giàu mới bị xem thường. Các sinh viên trẻ ưu tú mơ ước trở thành luật sư, bác sĩ và trí thức – những người được ngưỡng mộ vì trí tuệ và đầu óc của họ hơn là lao động cực nhọc hoặc lao động tay chân. Hoa Kỳ thì lại khác, là một xã hội mới không có khoảng cách tầng lớp. Mọi người đều ngưỡng mộ việc làm giàu – và muốn trở nên giàu có. Đây là một động lực rất lớn để tạo nên các công ty mới và của cải. Thậm chí ở các công ty của Mỹ, người trẻ có tiếng nói lớn hơn ở các cuộc họp, và sức trẻ của họ được định hướng để giúp công ty trở nên sáng tạo hơn.

Lý Quang Diệu