Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

CHÙA VŨ TRÊN NỀN PHỦ VŨ BỊ KHI XƯA...

Chùa Vũ trên nền Phủ Vũ Bị khi xưa
Trên đường máng Điện Biên (nay thấy có tên là đường tỉnh 902-1) rẽ xuống phía nam ta sẽ thấy kề sát Trường Trung học Bình Lục B là chùa Vũ mới được Giáo hội Phật giáo VN và chính quyền địa phương cho xây dựng trên nền phủ Vũ Bị khi xưa.
Theo tộc phả còn lưu truyền tại phủ Vũ thì mùa xuân năm 1010, Lý Thái Tổ về quê Kinh Bắc thăm tổ đường, trên đường trở lại Hoa Lư, Lý Thái Tổ ghé thăm đất Hương Ngư, huyện Thượng Hiền (nay thuộc làng Vũ, xã Vũ Bản). Trong cuộc tuần du này có phò mã Đào Cam Mộc hầu giá. Đây có thể coi là chuyến khảo sát cuối cùng cho công cuộc dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long.
Đào Cam Mộc là Thái sư Á vương, mất năm 1015. Đây là vị Thái sư đầu tiên quốc gia Đại Việt. Trước đó, người thanh niên quê Thanh Hóa này có sự thông minh quyết đoán hơn người này đã được nhà Tiền Lê cho làm Chi hậu (hầu cận vua).
Thấy đất Vũ Bị thế đẹp, dân làng thuần hậu phò mã Đào Cam Mộc xin vua ban đất để sau này đưa công chúa về ở. Công chúa An Quốc xuất tiền riêng mở mang ruộng đất, xin vua dựng bia thế nghiệp, đến nay phủ Vũ Bị còn giữ hai tấm đá cổ, các nhà chuyên môn gọi là Thạch Kiệt, hiểu chung là mốc ruộng đất “Sắc cấp tứ” nhà vua cấp cho người có công. Thạch Kiệt được dựng vào năm Hồng Thuận thứ 5, ngày 25-2 năm 1513, ghi chép trên 140 mẫu ruộng ở các xứ trong vùng, xa nhất là đồng Ba, thuộc xã Đồn Xá, huyện Bình Lục.
Ngày xưa, các di tích thờ vợ chồng Đào Cam Mộc đều có miếu nguy nga (hồi học cấp I, mình theo chân mấy ông anh tham quan “trường cấp II” (?) ở Phủ Vũ cũng thấy phủ rất hoành tráng. Phía trước còn có hai đoạn tường thành với một cái cổng uy nghi.  Ngày nay nơi này vẫn còn nhiều ngôi nhà được xây quần tụ theo kiểu các “cung” chứ không theo kiến trúc chùa Đại Thừa mà ta thường thấy.
Có một truyền thuyết sai lầm là công chúa An Quốc triều Lý có chồng là An Quốc, anh trai Trần Thủ Độ đã nổi loạn chống lại nhà Trần ở Quắc Hương, nay thuộc xã Vũ Bản, Bình Lục, Hà Nam. Cuộc nổi loạn đã bị chính Trần Thủ Độ dẹp tan. Có lẽ điều này giải thích tại sao chính Trần Thủ Độ lãnh đất thái ấp ở làng Quắc Thị. Nơi này về sau trở thành một cái ĐÌNH (nhưng lại ở cuối làng chứ không đầu làng như những cái đình khác), gọi là Đình Cả. Có thể nói đình to nhất vùng. Nhưng nay sau nửa thế kỷ bị bỏ hoang và bòn rút thì nó đã trở nên tiêu điều.  
Nhưng thực ra  Trần Thủ Độ sinh 1194, mất 1264.  Tức là hai trăm rưỡi năm sau khi công chúa An Quốc mất.  Do đó người nổi loạn có thể là một người thuộc hoàng tộc nhà Lý, nhưng chắc chắn không phải là con gái của vua Lý Thái Tổ, vợ của Đào Cam Mộc như đã chép trong tộc phả!  
Ngày nay đang có trào lưu xây chùa tràn lan ở khắp mọi nơi. Một đoạn đường vài km đã mấy biển chỉ dẫn đường vào chùa này chùa nọ. Nào là chùa An Nội, chùa Đông Thành, chùa Vũ (trước đây chưa từng nghe tên). Một ngôi chùa được tôn tạo (nhưng về cơ bản là mới) nữa là chùa làng Vàng (ngay cạnh đó, thuộc xã Bồ Đề)  đang được cư dân trầm trồ khen ngợi về lượng tiền đầu tư và độ “hoành tráng”.

Chùa Vũ sử dụng những ngôi nhà cũ thuộc phủ Vũ và cả những nhà mới không có quy hoạch từ trước nên nhìn rất “lạ”. 
Chẳng hiểu tại sao người ta lại cố dựng bằng được chùa này, để cho “không thua kém người” sao?

Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

VẪN BĂN KHOĂN VỀ LỜI CA GỬI NGƯỜI EM GÁI MIỀN NAM



Đang tìm tư liệu về bài hát, may lại gặp bài viết này của Đỗ Văn Thiện, chép lại lưu trữ không họ lại xóa điVẪN BĂN KHOĂN VỀ LỜI CA GỬI NGƯỜI EM GÁI MIỀN NAM Đỗ Văn Thiện“Gửi người em gái miền Nam” là một bài hát trữ tình của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, được sáng tác từ năm 1956. Thế nhưng cho đến tận bây giờ rất nhiều người yêu nhạc vẫn chỉ biết đến bài hát này dưới cái tên “Gửi người em gái”, qua một phiên bản do các ca sĩ miền Nam biểu diễn ở miền Nam trước 1975, với phần lời đã bị cắt xén đến biến dạng. Giờ đây, tuy muộn nhưng có lẽ đã đến lúc nên trả lại cho bài hát nổi tiếng này những giá trị của nó, bắt đầu từ việc gọi đúng tên và hát đúng lời như nhạc sĩ Đoàn Chuẩn đã viết.
guinguoiemgaihttps://www.facebook.com/nvdai.bcttMột trong những người đầu tiên hát bài “Gửi người em gái miền Nam” là tài tử Ngọc Bảo. Ông đã bỏ ra hàng tháng luyện tập bài hát này, đến nỗi chính nhạc sĩ Đoàn Chuẩn cũng phải khâm phục khi nghe ông hát. Chính vì thế nên có thể tin rằng phần lời bài hát mà tài tử Ngọc Bảo thể hiện là do nhạc sĩ Đoàn Chuẩn viết từ đầu.Và đây là nội dung của ca từ:1.      Cành hoa tim tím bé xinh xinh báo xuân nồng
Cành đào phong kín cánh mong manh như hoa lòng
Hà Nội mừng đón Tết, hoa chen người đi, liễu rủ... mà chi.

Đêm tân xuân, hồ Gươm như say mê
Chuông reo vui, Ngọc Sơn sao uy nghi
Ngàn phía đến lễ đền
Chạnh lòng tôi nhớ tới... người em.

Tôi có người em gái, tuổi chớm đôi mươi
Mắt huyền trìu mến yêu thương
Đôi mắt em nói nhiều, tha thiết như Giáng Kiều
Hoa tình yêu!

Nhưng... một sớm mùa thu, khép giữa trời, tím ngắt
Nàng đi... gót hài xanh
Người đi trong dạ sao đành
Đường quên lối cũ ân tình... nghĩa xưa.

Rồi từ ngày ấy sống trong Nam nơi kim tiền
Ngục trần giam hãm tấm thân xinh, đôi mắt huyền
Đời nghèo không lối thoát, em tôi đành thôi, cúi đầu... mà đi.

Xuân năm nay, đường đêm Catinat
Hoa mai rơi, rủ nhau nơi phương xa
Dần trắng xóa mặt đường
Một người em gái nhớ người thương!
Cành đào phong kín cánh mong manh như hoa lòng Hà Nội mừng đón Tết, hoa chen người đi, liễu rủ... mà chi.
Đêm tân xuân, hồ Gươm như say mê Chuông reo vui, Ngọc Sơn sao uy nghi Ngàn phía đến lễ đền Chạnh lòng tôi nhớ tới... người em.
Tôi có người em gái, tuổi chớm đôi mươi Mắt huyền trìu mến yêu thương Đôi mắt em nói nhiều, tha thiết như Giáng Kiều Hoa tình yêu!
Nhưng... một sớm mùa thu, khép giữa trời, tím ngắt Nàng đi... gót hài xanh Người đi trong dạ sao đành Đường quên lối cũ ân tình... nghĩa xưa.
Rồi từ ngày ấy sống trong Nam nơi kim tiền Ngục trần giam hãm tấm thân xinh, đôi mắt huyền Đời nghèo không lối thoát, em tôi đành thôi, cúi đầu... mà đi.
Xuân năm nay, đường đêm Catinat Hoa mai rơi, rủ nhau nơi phương xa Dần trắng xóa mặt đường Một người em gái nhớ người thương! Cành đào phong kín cánh mong manh như hoa lòng Hà Nội mừng đón Tết, hoa chen người đi, liễu rủ... mà chi. Đêm tân xuân, hồ Gươm như say mê Chuông reo vui, Ngọc Sơn sao uy nghi Ngàn phía đến lễ đền Chạnh lòng tôi nhớ tới... người em. Tôi có người em gái, tuổi chớm đôi mươi Mắt huyền trìu mến yêu thương Đôi mắt em nói nhiều, tha thiết như Giáng Kiều Hoa tình yêu! Nhưng... một sớm mùa thu, khép giữa trời, tím ngắt Nàng đi... gót hài xanh Người đi trong dạ sao đành Đường quên lối cũ ân tình... nghĩa xưa. Rồi từ ngày ấy sống trong Nam nơi kim tiền Ngục trần giam hãm tấm thân xinh, đôi mắt huyền Đời nghèo không lối thoát, em tôi đành thôi, cúi đầu... mà đi. Xuân năm nay, đường đêm Catinat Hoa mai rơi, rủ nhau nơi phương xa Dần trắng xóa mặt đường Một người em gái nhớ người thương!2.      Rồi ngày thống nhất đến rất nhanh không ai ngờ
Cầu chia giới tuyến đến mai đây san đất bằng
Nụ cười trong gió sớm, anh đến tìm em... giữa cầu Hiền Lương.

Em tôi đi, màu son lên đôi môi
Khăn san bay, lả lơi bên vai ai
Trời thắm gió trăng hiền
Hà Nội thêm bóng dáng nàng tiên.

Em! Tháp Rùa yêu dấu
Còn đó nên thơ, lớp người đổi mới khác xưa
Thu đã qua những chiều nên ý thơ rất nhiều
Cả ... tình yêu!

Em... nhẹ bước mà đi, giữa khung trời bát ngát
Trời ta hết màu tang
Đường xưa lối ngập lá vàng
Đường nay thong thả bao nàng đón xuân.

Lòng anh như giấy trắng thanh tân ép hoa tàn
Thời gian vẫn giữ nét yêu đương nơi hoa vàng
Dằn lòng tơ dẫn phím, ý thơ trào dâng, viết gửi vào Nam.

Đêm hôm nao, ngồi nghe qua không gian
Em tôi mơ miền quê qua sương lam
Trời Bắc lóa ánh đèn
Một người trên đất Bắc chờ em!
Cầu chia giới tuyến đến mai đây san đất bằng Nụ cười trong gió sớm, anh đến tìm em... giữa cầu Hiền Lương.
Em tôi đi, màu son lên đôi môi Khăn san bay, lả lơi bên vai ai Trời thắm gió trăng hiền Hà Nội thêm bóng dáng nàng tiên.
Em! Tháp Rùa yêu dấu Còn đó nên thơ, lớp người đổi mới khác xưa Thu đã qua những chiều nên ý thơ rất nhiều Cả ... tình yêu!
Em... nhẹ bước mà đi, giữa khung trời bát ngát Trời ta hết màu tang Đường xưa lối ngập lá vàng Đường nay thong thả bao nàng đón xuân.
Lòng anh như giấy trắng thanh tân ép hoa tàn Thời gian vẫn giữ nét yêu đương nơi hoa vàng Dằn lòng tơ dẫn phím, ý thơ trào dâng, viết gửi vào Nam.
Đêm hôm nao, ngồi nghe qua không gian Em tôi mơ miền quê qua sương lam Trời Bắc lóa ánh đèn Một người trên đất Bắc chờ em! Cầu chia giới tuyến đến mai đây san đất bằng Nụ cười trong gió sớm, anh đến tìm em... giữa cầu Hiền Lương. Em tôi đi, màu son lên đôi môi Khăn san bay, lả lơi bên vai ai Trời thắm gió trăng hiền Hà Nội thêm bóng dáng nàng tiên. Em! Tháp Rùa yêu dấu Còn đó nên thơ, lớp người đổi mới khác xưa Thu đã qua những chiều nên ý thơ rất nhiều Cả ... tình yêu! Em... nhẹ bước mà đi, giữa khung trời bát ngát Trời ta hết màu tang Đường xưa lối ngập lá vàng Đường nay thong thả bao nàng đón xuân. Lòng anh như giấy trắng thanh tân ép hoa tàn Thời gian vẫn giữ nét yêu đương nơi hoa vàng Dằn lòng tơ dẫn phím, ý thơ trào dâng, viết gửi vào Nam. Đêm hôm nao, ngồi nghe qua không gian Em tôi mơ miền quê qua sương lam Trời Bắc lóa ánh đèn Một người trên đất Bắc chờ em!Có thể thấy bài hát này gồm 2 phần. Phần 1 là cảm xúc về một câu chuyện tình có kết cục chia ly buồn do hoàn cảnh chung của cả dân tộc mang đến, là nỗi niềm nhớ nhung, đau xót của tác giả khi nghĩ tới người yêu đang ở nơi xa xôi không chỉ về không gian. Khi mà phiên bản cũ từ miền Nam vẫn được phổ biến gần như là duy nhất thì không nhiều người được nghe hay biết tới những lời hát đã vẽ nên một bức tranh thơ rất đẹp mà cũng đau xót đến tê lòng về một người con gái nhỏ bé, yếu ớt đang phải cô đơn đón xuân mới giữa một nơi xa lạ, của những người xa lạ:Xuân năm nay, đường đêm CatinatHoa mai rơi, rủ nhau nơi phương xaDần trắng xóa mặt đườngMột người em gái nhớ người thương!Đặc biệt là phần 2 của bài hát.Được viết từ năm 1956, gần 20 năm trước ngày đất nước thống nhất, vào thời kỳ hai miền mới bị chia cắt, khi giấc mơ đoàn tụ theo hiệp định Giơnevơ đang tắt dần, còn chưa biết được tương lai sẽ ra sao trong hoàn cảnh rối ren loạn lạc, vậy nhưng tác giả vẫn mơ “Rồi ngày thống nhất đến rất nhanh không ai ngờ/ Cầu chia giới tuyến đến mai đây san đất bằng/ Nụ cười trong gió sớm, anh đến tìm em... giữa cầu Hiền Lương”. Một giấc mơ mà trong hoàn cảnh giang sơn đã thu về một mối như ngày nay thì có thê nói đơn giản là một giấc mơ lạc quan, nhưng nếu đặt vào tâm trạng và hoàn cảnh ngày đó thì mới thấy giấc mơ xa vời ấy dường như gợi nhớ đến một nỗi đau sâu thẳm trong lòng vì tuyệt vọng trong chia ly, dù vẫn còn le lói chút tia hy vọng, nhiều hơn là niềm tin tưởng vô cớ hay lạc quan tếu như có người nhìn nhận.
Theo cách nhìn này thì những bức tranh mà tác giả vẽ nên như “Em tôi đi, màu son lên đôi môi/ Khăn san bay, lả lơi bên vai ai/ Trời thắm gió trăng hiền/ Hà Nội thêm bóng dáng nàng tiên” hay “Em... nhẹ bước mà đi, giữa khung trời bát ngát/ Trời ta hết màu tang/ Đường xưa lối ngập lá vàng/ Đường nay thong thả bao nàng đón xuân” mang nhiều ý nghĩa khác hơn, chất chứa nhiều tâm sự sâu sắc hơn là những lời bày tỏ tình cảm yêu đương trìu mến thông thường dành cho một người yêu bị chia xa do hoàn cảnh. Vì thế bài hát này, bên cạnh giai điệu đi vào lòng người, còn mang lại nhiều điều đáng để suy ngẫm và chiêm nghiệm tùy theo mức độ cảm nhận của người nghe.
Thế nhưng lời bài hát hiện vẫn còn phổ biến hiện nay chỉ còn lại 1 lời và là một sự cắt xén, lắp ghép có thể nói là tùy tiện và vụng về nếu so với nguyên gốc. Tùy theo ca sĩ thể hiện, nó có thể khác biệt đôi chút nhưng về cơ bản thì lời hát ấy như sau:Cành hoa tim tím bé xinh xinh báo xuân nồng Cành đào phong kín cánh mong manh như hoa lòng Hà Nội chờ đón Tết, vắng bóng người đi, liễu rủ... mà chi. Đêm tân xuân, hồ Gươm sao long lanh Hoa mai rơi, rủ nhau nơi phương xa

Đường phố vắng bóng đèn Chạnh lòng tôi nhớ tới... người em.
Tôi có người em gái, tuổi chớm dâng hương Mắt huyền rộn ý yêu thương Đôi mắt em nói nhiều, tha thiết như Giáng Kiều Ôi, tình yêu!
Nhưng... một sớm mùa thu, giữa chân trời xanh ngắt Nàng đi... gót hài xanh Người đi trong dạ sao đành Đường quên lối cũ ân tình... nghĩa xưa.
Rồi từ ngày ấy nước sông ngăn cách đôi lòng Thuyền tình vỡ lỡ bến cô đơn không ai ngờ Tình nghèo xa cách mãi, em tôi đành ôm mối sầu mà đi.
Em tôi đi, màu son lên đôi môi Khăn san bay, lả lơi trên hai vai Nhìn xác pháo bên thềm Gợi lòng tôi nhớ tới người em ...Rất dễ nhận thấy phiên bản này đã phá bỏ hoàn toàn cấu trúc ban đầu và làm biến dạng hẳn ý nghĩa của bài hát. Thế nhưng thật lạ là các ca sĩ hiện nay vẫn vô tư trình diễn cái phiên bản méo mó này mà không gặp bất kỳ ý kiến nào của các cơ quan quản lý biểu diễn âm nhạc.Việc một bài hát rất hay đã một thời gặp phải những trắc trở, bị ngưng phổ biến vì những nguyên nhân này nọ đã là chuyện quá khứ. Nhưng đến bây giờ, khi không còn lý do gì để tiếp tục những sai lầm hay ấu trĩ ấy nữa mà người ta vẫn để yên cho cái vỏ xấu xí kia che lấp mất cái giá trị thật của bài hát thì đó là một điều đáng phải lên tiếng. Bởi nó không chỉ làm ảnh hưởng đến quyền lợi và uy tín của riêng nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, mà còn làm biết bao người nghe và yêu âm nhạc nước nhà phải chịu thiệt thòi vì họ chỉ được thưởng thức một thứ đồ dởm mà không hề biết.Đến bao giờ bài hát nổi tiếng này mới được trả lại tên và ca từ như nó vốn có? Tháng 8/2011.