Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

HỘI THỀ TRUNG HIẾU



Ước gì lãnh đạo Đảng, nhà nước và chính phủ tổ chức cho cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp hàng năm đến đây làm lễ thờ nhỉ? 

Đồng Cổ - Vị thần núi linh thiêng và hiển ứnghttp://hanoi.vietnamplus.vn/Home/Dong-Co--Vi-than-nui-linh-thieng-va-hien-ung/20103/813.vnplus

Đền Đồng Cổ. (Ảnh: baobacgiang.com)
Ở Hà Nội, ven bờ nam Hồ Tây, nằm kẹp giữa đường Thụy Khuê và sông Tô Lịch, thôn Đông Xã thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, có một ngôi đền mới được trùng tu khang trang. Đó là đền Đồng Cổ.

Hàng năm, cứ vào ngày 4/4 âm lịch, dân làng vẫn tổ chức “hội thề trung hiếu” để bảo lưu một nét đẹp trong sinh hoạt chính trị và văn hóa của làng xóm ngày trước.

Sách Việt điện u linh (soạn từ thế kỷ XIV), truyện “Minh chủ linh ứng chiêu cảm bảo hựu đại vương” có chép như sau: "Theo Báo cực truyện chép: Vương là thần núi Đồng Cổ ở Thanh Hóa, tục gọi là núi Khả Phong. 

Xưa kia, khi Lý Thái Tông còn là thái tử, phụng mạng vua cha là Thái Tổ, đem binh đi đánh Chiêm Thành (tức năm l020). Đến Trường Châu, tất cả đóng quân tạm nghỉ. 

Canh ba đêm ấy, trong cõi mông lung, nhà vua chợt thấy một dị nhân, thân cao tám thước, mày râu cứng nhọn, mặc chiến bào, tay cầm binh khí, đến trước cúi đầu tâu rằng: “Tôi là thần núi Đồng Cổ, nghe tin thái tử sang đánh phương Nam, tôi xin theo giúp để phá giặc lập chút công nhỏ.” 

Thái tử vỗ tay khen ngợi rồi tỉnh dậy. Hôm sau tiến quân đến đất Chiêm, trận ấy quả nhiên đại thắng. Khi khải hoàn về qua Trường Châu, thái tử bèn sai quân gia sửa sang lễ tạ, rồi rước về kinh đô, để giữ nước hộ dân. 

Đang chọn đất khắp ngoại thành, chưa biết nên lập đền chỗ nào cho tốt lành thì đến đêm, thái tử lại thấy thần báo mộng: “Xin lập đền ở bên hữu, trong Đại La thành, sau chùa Thánh Thọ.” Thái tử theo lời, cho hưng công xây dựng, không bao lâu đền dựng xong.

Đến khi Thái Tổ mất (tức năm l028), Thái Tông lên nối ngôi, đêm mộng thấy thần đến báo rằng: “Ba vị vương em vua mưu làm phản, định đem giáp binh đến, xin nhà vua nên kíp đề phòng!”

Vua thức dậy còn chưa tin, đến sáng mới thấy việc xảy ra đúng như lời thần báo. Vua lấy làm lạ, xuống chiếu phong thần làm “Thiên hạ minh chủ, gia tước đại vương”.

Các sách chính sử cũng có ghi việc này, như Toàn thư, Kỷ nhà Lý, trong mục ghi các sự kiện xảy ra năm 1028 có đoạn: “Phong tước vương cho thần núi Đồng Cổ, dựng miếu để tuế thời cúng tế và làm lễ thề.

Trước đây, trước khi ba vương làm phản một ngày, vua chiêm bao thấy một người tự xưng là thần núi Đồng Cổ nói với vua về việc ba vương Vũ Đức, Đông Chỉnh, Dực Thánh làm loạn, nên bảo đem quân đánh ngay đi.

Khi tỉnh dậy, vua sai phòng bị, quả nhiên ứng nghiệm. Vua chiếu cho hữu ti dựng miếu ở bên hữu thành Đại La, liền sau chùa Thánh Thọ, lấy ngày 25 tháng ấy đắp đền, cắm cờ xí, dàn đội ngũ, treo gươm giáo.

Ở trước thần vị, vua đọc lời thề rằng: “Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, xin thần minh giết chết.” Các quan đi từ cửa Đông đi vào đến trước thần vị cùng uống máu ăn thề, hàng năm lấy làm lệ thường. Sau vì tháng ba gặp ngày quốc kỵ, hoãn đến ngày 4 tháng 4”.

Như vậy, vị thần được thờ ở đền Đồng Cổ, thôn Đông Xã, phường Bưởi, quận Tây Hồ vốn có gốc tích ở núi Đồng Cổ (còn gọi là núi Khả Phong), tỉnh Thanh Hóa. 

Câu trả lời về gốc tích của núi Đồng Cổ đã được các chuyên gia tìm ra. Đó là một cụm ba ngọn núi có tên là Tam Thai ở bên bờ phải sông Mã thuộc địa phận làng Đan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Định.

Giữa ba ngọn núi là một cái thung, giữa thung là vạt hồ bán nguyệt nước quanh năm trong xanh. Trước hồ, dựa lưng vào vách núi, là ngôi đền Đồng Cổ. Theo thần tích thì đền có từ thời Hùng Vương, thờ thần Trống Đồng (đồng là kim loại đồng, cổ là trống).

Ngày ấy Đan Nê còn có tên là Khả Lao, gọi là Khả Lao phong (phong là đỉnh núi) rồi gọi tắt là Khả Phong. Có thể ở đỉnh núi vốn có một ngôi đền thờ thần núi. Sau (chưa rõ lúc nào) một cỗ trống đồng được đưa vào đó để thờ, nên có thêm tên là đền Đồng Cổ, núi Đồng Cổ.

Làng Khả Lao sau đổi ra Đan Nê (đan là đỏ, nê là đất bùn). Ngày nay, tìm khắp làng không thấy có đất đỏ, nhưng cách khu dân cư này khoảng trên 1.000m về phía tây có ấp Xuân Thái (nay là xóm 12) thì chỉ cần đào sâu xuống 0,5m là đã gặp thềm đất đỏ như son.

Có thể ấp Xuân Thái trước cũng thuộc về Khả Lao-Đan Nê, vì một làng thuở xưa rất rộng, gồm đất đai của nhiều làng ngày nay.

Đền Đồng Cổ suốt từ thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho tới năm 1994 vẫn là đền “quốc tế” tức được ghi vào “tự điển” (danh sách các đền chùa được triều đình công nhận) và hàng năm vua phái các quan khâm mạng (thường là quan đầu tỉnh) thay vua, tức thay cho cả nước, về đây tế thần.

Cũng từ bao đời trong đền có cỗ trống đồng lớn, nhưng đến thời Lê mạt bị mất. Sang thời Tây Sơn, trấn thủ Thanh Hóa là Nguyễn Quang Bàn, đã cúng vào đền một trống đồng mà ông tìm thấy ở một bờ sông.

Trong dịp này, khoảng năm 1796 - ông có làm một bài tán khắc trên biển gỗ sơn son thếp vàng kể lại sự việc cung tiến trống đồng.

Năm 1930, nhà học giả trường Viễn Đông bác cổ Golubew có về tận nơi khảo sát, đo đạc kích thước của trống, dịch bài tán và công bố công trình này trên một tập san (BEFEO).

Tuy nhiên, trong kháng chiến chống Pháp, năm 1947, nhân dân chuyển trống về nhà Hội đồng, rồi đến công cuộc chống Mỹ thì mất trống! Còn ngôi đền nguy nga hoành tráng thì bị thực dân Pháp phá hủy năm 1948. Năm 2000 vừa qua, dân làng mới chung sức, góp của dựng lại ba gian đền.

Trở lại đền Đồng Cổ của Hà Nội, như trên đã nói, chính xác là được Lý Thái Tông cho xây dựng năm 1028 và được lấy làm nơi để bách quan triều thần hàng năm đến đây để thề hiếu, trung vào ngày 25/3 âm lịch.

Sang đời Thánh Tông, vì trùng ngày kỵ của vua cha nên chuyển hội thề sang ngày 4/4. Tục lệ đó được giữ suốt hai thế kỷ triều Lý.

Triều Trần lúc đầu chưa nghĩ đến công việc đó. Nhưng chỉ ba năm sau khi lên ngôi, vào năm 1228, vua Trần Thái Tông đã khôi phục hội thề ở đền Đồng Cổ. 

Toàn thư, Kỷ nhà Trần có ghi việc này: “Tuyên bố điều khoản minh thệ: Theo việc cũ của triều Lý, đến bấy giờ mới cử hành. Nghi thức như sau: Hàng năm ngày 4/4, tể tướng và trăm quan, hồi gà gáy đến chực ngoài cửa thành, mờ mờ sáng tiến vào triều.

Vua ngự ở cửa hữu lang điện Đại Minh, trăm quan mặc nhung phục làm lễ hai lạy rồi lui ra; đều đủ đội ngũ nghi trượng theo hầu ra cửa Tây kinh thành đến đền thờ thần núi Đồng Cổ, họp nhau thề rồi uống máu.

Quan trung thư kiểm chính đọc lời thề rằng: "Làm bề tôi hết sức trung, làm quan phải trong sạch, ai trái thề này thần minh giết chết." Đọc xong, quan tể tướng đóng cửa lại để điểm, người nào thiếu mặt thì phạt năm quan tiền. Ngày hôm ấy, con trai, con gái đứng ở bốn phương ở cạnh đường để xem, cho là hội lớn”.

Như vậy trong đời Trần, hội thề Đồng Cổ khá cuốn hút dân chúng. Đây cũng là dịp giáo dục tư tưởng trung hiếu cho nhân dân. Điều đáng chú ý là tới đời Trần, ngoài sự trung thành ra, vua còn đòi hỏi sự liêm khiết nên có sự sửa đổi lại lời thề: "Làm quan phải trong sạch." Tục lệ này được giữ suốt đời Trần.

Sau đó, do nhà Hồ chuyển đô vào Thanh Hóa nên hội thề tổ chức ở núi Đún, tức Đốn Sơn nằm phía ngoài Chính môn của thành Tây Đô (Tây Giai).

Theo các sử liệu, ta thấy các triều vua Lý-Trần đã lấy nơi thờ trống đồng làm nơi thề bồi. Tính thiêng của nhạc cụ này được khẳng định. Sở dĩ như vậy, vì tục lệ thờ trống đồng là tín ngưỡng của người Việt xa xưa.

Cho tới khi chấm dứt thời Bắc thuộc (thế kỷ X), trong tâm lý nhân dân, trống đồng vẫn là biểu tượng thiêng, là tượng trưng cho truyền thống độc lập dân tộc cũng như truyền thống văn hóa. Trống đồng cũng là niềm tự hào của kỹ thuật đúc đồng của người Việt cổ.

Do biết trống đồng có liên quan mật thiết đến tâm hồn dân Việt nên năm 45, sau khi đánh thắng Hai Bà Trưng, Mã Viện đã thu vét trống đồng đem về Tàu. Tuy nhiên, làm sao y thu hết được!

Trống đồng là nhạc khí, là tế khí, là niềm tự hào của dân ta, nên đền Trống Đồng ở ven Hồ Tây-Hà Nội, đến nay đã ngót nghìn năm tuổi vẫn không ngớt khói hương. Thực ra, ngôi đền cổ thì đã bị lính Pháp phá hầu hết, chỉ còn sót có hậu cung, trong cuộc chiến năm 1947.

Từ những năm 1990, dân làng đã lần lượt trùng tu, nay trở thành một nếp đền trang nghiêm, mỹ lệ. Và làng Bưởi-Đông Xã thay mặt toàn dân, hàng năm vẫn tổ chức hội thề trung-hiếu, vừa là duy trì một cổ lệ, vừa để nhắc nhở mọi người cố giữ tròn chữ hiếu, chữ trung - trung với nước, hiếu với dân.

Đền Đồng Cổ Hà Nội là một di tích sáng giá của Thăng Long-Hà Nội nghìn năm văn hiến./.
(Danh nhân Hà Nội/Vietnam+)

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

CA DAO VIỆT SEX RA TRÒ

Ôi giời, cứ tưởng mình đọc hết ca dao Việt từ lâu rồi chứ (cái tập to đùng do Vũ Ngọc Phan sưu tập và in vào khoảng đầu những năm 70 ấy), nào ngờ có những bài mình chưa từng đọc bao giờ. Táo bạo thật!

YẾU TỐ SEX TRONG CA DAO VIỆT NAM


·                                   NGUYỄN NGỌC THANH
·                                 Thứ ba, 02 Tháng 7 2013 04:58
·                                 font size giảm kích thước chữ tăng kích thước chữ
Yếu tố sex trong ca dao Việt nam Yếu tố sex trong ca dao Việt nam
Cả những đoạn thế này mới ghê chứ?
Em đừng khinh quân tử nhỏ nhoi
Con lươn bao lớn nó xoi lủng bờ.

Em ơi đừng thấy nhỏ mà rầu
Con ong bây lớn đốt cái bầu cù queo!

Em ơi đừng thấy nhỏ mà khinh
Con thằn lằn bây lớn ôm cây cột đình tổ cha!
[Chú ý: Tổ cha: tiếng địa phương có nghĩa là rất lớn]

Em đừng chê anh nhỏ mà lầm
Hòn đá đập nằm dưới,
hòn đá cầm nằm trên
Chẳng thà nó nhỏ mà dài
Còn hơn chụp bụp nữa ngoài nữa trong
(Chụp bụp nghĩa là to mà ngắn)

Chẳng thà nó nhỏ mà cong
Còn hơn tổ bố nửa trong nửa ngoài

Cồng cộc bắt cá bầu eo
Chi chê tôi bé, tôi trèo chị coi

Câu đố:
C.. ba chia đút vô l.. ngoáy
Chãy máu ra lè lưởi liếm liền

Câu đố:
Ngất nga ngất ngưỡng tựa cần câu
Tay chân không có miệng trên đầu

Câu đố:
Đi nhai, đứng ngậm ngồi cười.

L.. này L.. chẳng sợ ai
Sợ thằng say rượu đ... dai đau L...

C .. to lo chi đói
Cơm nhà L..vợ
Sờ L..béo, đéo l... gầy
Vú nẫy L.. sưng
Ví phấn với vôi
Ví L.. con đĩ với môi thợ kèn

Bà ba đi chợ đường quai
Vừa đi vừa tỉa lá khoai bưng L..

Bà ba đi chợ đường cồn
Vừa đi vừa tỉa lông L.. bán trăm

Trên trời có ông sao Rua 
L.. em tua tủa có thua chi nào.

Lông tơ lún phún mép L..
Lăn tăng con cá diếc lòn vào lòn ra
Cây trời có cái chỉa ba
Thương em thì hãy đem tra nó vào
Trèo lên cây khế giữa ngày
Váy thì trụt mất, lưỡi cày thò ra
Lưỡi cày ba góc chẻ ba
Muốn đem đòn gánh mà tra lưỡi cày

Trời mưa trời gió đùng đùng
Cả bầy C.. lọ mang tơi đi tìm

Cơm ăn mỗi bửa mỗi niêu
Tội gì bắt ốc cho rêu bám L..

Ví ví von von
Anh cho một cái, cỏng con về nhà

Thấy L.. lạ như quạ quạ thấy gà con
Trong nhà đã có đồ chơi
Song le còn muốn của người thêm xinh

Kim mà đâm thịt thì đau
Thịt mà đâm thịt nhớ nhau suốt đời

C.. vạy thì ngoáy L.. già
Ngoáy lui ngoáy tới chết cha L.. già

C.. vạy thì ngoáy l.. già
Ngoáy lui ngoáy tới nó ra nước nhờn

Gió nam non thổi lòn hang chuột
Đ.. em rồi, đ.. nữa được không em

Nhiều phân tốt lúa
Nhiều lụa tốt L..

L... đẹp vì lụa Lúa tốt vì phân.

Vú em như quả mướp hương
Tay anh phật thủ đôi đường gặp nhau

Hơn nhau tấm áo manh quần
Cởi ra bóc trần ai cũng như ai

Lở khi ăn miếng trầu xanh
Đêm lo ngày sợ mặt xanh như chàm

L.. vàng, bẹn ngọc, đóc san hô
Chóc ngóc như đóc mồ côi
... Đọc toàn văn: http://vanhoanghean.com.vn/goc-nhin-van-hoa3/nh%E1%BB%AFng-g%C3%B3c-nh%C3%ACn-v%C4%83n-h%C3%B3a/yeu-to-sex-trong-ca-dao-viet-nam

BẢY HẠN CHẾ CỦA LÝ LUẬN VĂN HỌC MÁCXÍT

BẢY HẠN CHẾ CỦA LÝ LUẬN VĂN HỌC MÁCXÍT
Giáo sư Trần Đình Sử (Đại học Sư phạm HN) đã tổng hợp 7 hạn chế của lý luận văn học mácxít (đồng thời cũng là của mỹ học Mác Lênin) như sau:

LÝ LUẬN VĂN HỌC MÁC XÍT TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA TRI THỨC

http://huc.edu.vn/chi-tiet/2386/Ly-luan-van-hoc-mac-xit-trong-boi-canh-toan-cau-hoa-tri-thuc.html
·                                   TRẦN ĐÌNH SỬ
·                                 Thứ tư, 10 Tháng 4 2013 15:54
·                                 font size giảm kích thước chữ tăng kích thước chữ
Lý luận văn học mác xít hơn một thế kỷ qua gắn bó với văn học cách mạng nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Chúng ta đã hít thở nó như khí trời trong những năm cách mạng đầy khói lửa. Nhưng bước vào thời kỳ phát triển văn học, văn hoá dân tộc trong bối cảnh giao lưu rộng mở như hôm nay, tất cả mọi người làm công tác sáng tạo chúng ta đều cảm thấy gò bó. Có người hoài nghi, có hay không một lý luận văn học mác xít. Có ý kiến lại cho rằng nếu ghép hai chữ “mác xít” vào sau khoa học nào thì sẽ trói buộc, hạn chế sự phát triển của khoa học ấy.
Theo tôi nghĩ, bất cứ triết học nào, một khi đã đạt được một tính khoa học phổ quát nhất định, đều có ảnh hưởng đến việc hình thành những lĩnh vực lý luận cụ thể, và mở ra hướng mới cho sự phát triển lý luận của chuyên ngành ấy. Lý luận văn học mác xít là sản phẩm của quy luật chung và đã ảnh hưởng tới quan niệm văn nghệ không chỉ của các nhà lảnh đạo cộng sản nhiều nước, làm nảy sinh các nhà lý luận văn học cách mạng nhiều nước xã hội chủ nghĩa, mà còn xuất hiện nhiều trường phái, học giả mác xít ở các nước phương Tây trên thế giới. Thực tế đó không cho phép ta phủ nhận được lý luận văn học mác xít như một dòng lý luận trong lý luận văn học thế kỷ XX.
Có điều chúng ta cần nhận thức rõ, Marx, Engels, sinh thời với tư cách là nhà triết học, kinh tế chính trị học, chưa bao giờ viết một công trình mĩ học, lý luận văn học nào, ngoại trừ một số ý kiến riêng lẻ, rải rác trong các công trình khoa học khác. Và tất nhiên, các ý kiến đó chưa bao giờ được bàn bạc thấu đáo, toàn diện, có hệ thống. Lý luận văn học mác xít là sự diễn giải văn học của người sau, trong đó không ít học giả có tên tuổi, dựa trên các nguyên lý của chủ nghĩa Marx. Đó là nguyên lý về thượng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở, văn học là hình thái ý thức xã hội, ý thức là sự phản ánh của thực tại, chức năng nhận thức, giáo dục của văn học nghệ thuật, quan điểm thực tiễn và quan điểm lịch sử trong đánh giá các hiện tượng nghệ thuật, tính khuynh hướng của văn học, vai trò của văn học trong cuộc đấu tranh giai cấp, nội dung quyết định hình thức…Các quan điểm của Marx, Engels về chủ nghĩa hiện thực, về sự nhân hoá tự nhiên, về sự sáng tạo theo quy luật của cái đẹp, về các phương thức chiếm lĩnh thế giới, về bi kịch cách mạng, về tác động của nghệ thuật trong việc sáng tạo ra công chúng biết thưởng thức nghệ thuật …cũng đều được vận dụng, phát triển. Phải nói rằng đó là những tư tưởng khoa học sâu sắc, cơ bản, đáng làm nền tảng cho những lý luận văn học cụ thể và thực tế ngày nay trên thế giới nghiên cứu văn học mác xít đã là một trào lưu phong phú đa dạng, bên cạnh nhiều trào lưu lí luận khác.
Tuy nhiên, như mọi lý thuyết đều có phạm vi vấn đề của nó, chủ nghĩa mác cũng vậy. Có những vấn đề quan trọng đối với văn nghệ mà nó chưa đề cập tới. Một là Marx chưa đề cập tới vấn đề đặc trưng khác biệt của văn học so với các hình thái ý thức xã hội khác, mà thiên về bàn đến tính thống nhất của chúng trong thượng tầng kiến trúc. Trong nhiều phát biểu, Marx lại khẳng định cái chung của văn học với khoa học, ví dụ như nói đọc tiểu thuyết của Balzac tìm thấy nhiều chi tiết kinh tế hơn trong toàn bộ tác phẩm kinh tế học đương thời, hay khi nói về chủ nghĩa hiện thực thì Engels chủ trương văn học phản ánh con người theo bản chất giai cấp, một khái niệm xã hội học. Hai là, văn học là sáng tạo, nhưng cả hai ông đều rất ít khi nói đến vấn đề này. Ba là, văn học đòi hỏi cá tính, chủ thể cá thể hoá, nhưng vấn đề này cũng ít thấy hai ông bàn tới. Bốn là, hình thức nghệ thuật rất quan trọng, nhưng hai ông chủ yếu bàn về nội dung, ít bàn về hình thức. Năm là, lý thuyết của hai ông chủ yếu hình thành trong lòng triết học cổ điển, cho nên nhiều mặt chưa tiếp cận với tính hiện đại. Các ông chưa biết đến vô thức, chưa biết đến kí hiệu học, chưa biết tâm lí học hiện đại, chưa biết nghệ thuật hiện đại. Sáu là, do nhấn mạnh tới hạ tầng cơ sở với thượng tầng kiến trúc, hai ông hầu như rất ít nói tới văn hóa, một yếu tố cực kì quan trọng nằm trung giới giữa hạ tầng và thượng tầng. Bảy là các ông chưa biết tiếp nhận văn học, cho nên một thời gian dài lý luận văn học mác xít chỉ nói đến lý thuyết sáng tác mà không nói lý thuyết tiếp nhận. Năm 1971 trên Tạp chí văn học có người nếu vấn đề tiếp nhận thế là gây nên một cuộc “phê phán ồn ào”. Bảy hạn chế đó đã tạo thành cái hạn chế chung của lí luận văn học mác xít từ trước đến nay. Nhiều khái niệm quan trọng đối với lí luận văn học như khái niệm hình thái ý thức xã hội hai ông cũng chưa bàn tới nơi tới chốn.  Trong khi đó chủ nghĩa giáo điều tự trói buộc lý thuyết mác xít, không cho nó được phát triển bình thường như mọi học thuyết khác. Đó là một thiệt thòi mà chỉ có lý thuyết mác xít mới có.
Ở các nước xã hội chủ nghĩa do đảng cộng sản lãnh đạo lý luận văn học mác xít được vận dụng theo một cách riêng. Trên cơ sở các nguyên lý mác xít nhiều nhà lý luận còn phát triển thành các nguyên lý văn học cụ thể như văn học phục vụ chính trị của giai cấp vô sản và đảng của nó, lý luận về tư duy hình tượng, về điển hình hoá, phân biệt chủ nghĩa lãng mạn tích cực và chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực, phân biệt các loại chủ nghĩa hiện thực, đề xướng khái niệm phương pháp sáng tác, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, coi đó là phương pháp sáng tác tốt nhất, tiến bộ nhất của toàn nhân loại, chủ trương văn học phản ánh các xu hướng, bản chất của xã hội, như cuộc đấu tranh giữa hai con đường, nhấn mạnh yêu cầu xây dựng hình tượng nhân vật tích cực, nhân vật anh hùng, sáng tạo hình tượng công nông binh của thời đại để giáo dục, cổ vũ nhân dân, khẳng định vai trò quyết định của thế giới quan và vốn sống đối với sáng tác. Đối với sáng tác của chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa hiện đại, hậu hiện đại cũng như các lý luận “phi mác xít” phương Tây nói chung đều bị bài bác, phủ định, phê phán kịch liệt. Nếu có khẳng định một hiện tượng văn học lớn nào phi mác xít thì đưa nó vào phạm vi chủ nghĩa hiện thực hoặc văn học cách mạng.
Lý luận mác xít trong bối cảnh xã hội phương Tây lại phát triển những vấn đề chuyên sâu khác. G. Lukacs tập trung nghiên cứu lý luận phản ánh hiện thực về mặt thẩm mĩ, phản đối khuynh hướng minh hoạ các tư tưởng chính trị. W. Benjamin nghiên cứu nghệ thuật trong quan hệ sản xuất và tiêu dùng, văn hóa đại chúng; Th. Adorno phát triển phép biện chứng phủ định, khẳng định vai trò của mâu thuẩn, xem tính đồng nhất là giả tạo, do đó nhấn mạnh tới bản chất phủ định hiện thực của văn học trong việc sáng tạo một thế giới chưa từng có đối với hiện thực. Ông khẳng đinh tính phi thực tại, khác thực tại, tính phi mô phỏng, phi phản ánh của văn học, đồng thời khẳng định tính xã hội, tính tự chủ, tính dự báo, tính chủ thể, tính tinh thần, tính phi khái niệm, tính không xác định và tính khó hiểu của văn học. Marcuse cũng khẳng định bản chất phủ định hiện thực của văn học và vai trò sáng tạo tính cảm tính mới, vai trò giải thoát tâm hồn cho con người. Gramsci nghiên cứu quan hệ văn học và xã hội, nêu khẩu hiệu văn học dân tộc và nhân dân, khẳng định sự thống nhất hữu cơ của hình thức và nội dung. Sartre là nhà “mác xít hiện sinh”, ông liên hệ văn học với tự do và tồn tại, khẳng định “viết là phương thức để đòi hỏi tự do”, xem nghệ thuật là sự nhìn nhận lại thế giới một cách tự do. Ông cho rằng trong chủ nghĩa Mác có một khoảng trống về con người và đem bản thể con người lấp đầy vào đó. Ông chủ trương văn học phải nói lên tất cả những gi thuộc về con người, đồng thời  khẳng định tính chất tưởng tượng, hư cấu của văn học. Sartre cho rằng nhà văn là người phát ngôn, cho nên anh ta phải phơi bày xã hội, tham dự vào đời sống xã hội. Ông phủ nhận cái gọi là nghệ thuật vị nghệ thuật, cho đó là nói bậy. Theo ông, văn học dấn thân vì tự do, phê phán xã hội đen tối, tham gia đấu tranh chính trị, phát huy chức năng phê phán của văn học. Ông chủ trương nghệ thuật chỉ có vì người khác thì mới có được tính nghệ thuật. R. Garaudy khẳng định một chủ nghĩa hiện thực không bờ bến, đưa vào chủ nghĩa hiện thực cả sáng tác hiện đại chủ nghĩa như F. Kafka, S. Jon Perce. Macherey có một quan điểm rất độc đáo. Ông cho rằng văn học viết ra là vì  sự “im lặng”, chúng ta cần khám phá cái chưa hoặc không được biểu đạt trong tác phẩm là gì. Theo ông phân tích văn học không nên giới hạn trong những điều được nói ra, mà nên nhìn vào chỗ nhà văn im lặng, và đó cũng là cách thể hiện tính ý thức hệ của văn học. Về hình thức và cấu trúc ông có quan niệm độc đáo. Ông phản đối  quan niệm phổ biến về cáu trúc và quan niệm về tinh chỉnh thể hữu cơ. Theo ông, trong cấu trúc văn học phải có một sự thiếu vắng nào đó khiến cho người đọc đọc tác phẩm như giải một câu đố. L. Goldmann liên hệ sâu sắc với nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác, đưa ra dịnh nghĩa tác phẩm là một “cấu trúc có ý nghĩa”, ý nghĩa đó , một mặt, gắn với các yếu tố của cấu trúc, mặt khác liên hệ với toàn bộ xã hội. Cấu trúc này do đó có tính mở, liên hệ với các phương diện đồng đại và lịch đại. F. Jameson xem chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại đều là sản phẩm của các giai đoạn phát triển khác nhau của chủ nghĩa tư bản. Ông phân biệt chủ nghĩa hậu hiện đại và chủ nghĩa hiện đại ở chỗ, cái sau xa rời chính trị hơn, khó giải thích hơn, ranh giới phân biệt giữa nghệ thuật cao cấp và nghệ thuật đại chúng ít hơn, tài năng nghệ thuật it được coi trọng hơn…Ông khẳng định đẹp chỉ là hình thức của hình thức, nội dung là hình thức bên trong mang nghĩa ở tầng sâu của tác phẩm. T. Eagleton hiểu “văn học là hình thái ý thức xã hội” theo môt ý nghĩa sâu hơn: đó là một bộ phận của cấu trúc tri giác xã hội rất phức tạp, ý thức hệ không chỉ thể hiện trong lý giải, mà còn thể hiện ở cảm giác, đánh giá, tín ngưỡng, thị hiếu…Từ đó ông phê phán mệnh đề “văn học phản ánh hiện thực” là không xác đáng, vì nó mang tính máy móc, vì không thấy văn học không chỉ phản ánh, mà còn vượt lên hiện thực. Ông hiểu  hình thức văn học bao gồm ba yếu tố: hình thức văn học vốn có được truyền lại; hình thức kết tinh của ý thức hệ; hình thức là một mối quan hệ đặc thù giữa nhà văn và người đọc…
Những trình bày sơ lược trên đây cho thấy lý luận văn học mác xít là một thực tế, một hiện tượng lịch sử có quá trình hình thành, phát triển, có nhiều dòng, có phạm vi vấn đề riêng, có thành tựu và có khuyết điểm cũng như sai lầm như mọi học thuyết khác trên đời. Nội dung của lý luận văn học mác xit phong phú, đa dạng hơn hẳn những ý kiến ban đầu của Marx, Engels, Lenin và tất nhiên nhiều nơi nhiều lúc có không ít dung tục, ấu trĩ. Lý luận mác xít ở các nước do Đảng cộng sản lãnh đạo thường chú trọng nội dung, chức năng xã hội, bản chất ý thức hệ mà ít quan tâm tới hình thức đặc thù, nếu có thì cũng sơ lược. Đó là điều mà chính Engels lúc sinh thời đã từng tự phê bình là “vì nội dung mà coi nhẹ hình thức”. Lý luận này thường coi trọng bản chất xã hội mà coi nhẹ cá tính sáng tạo của nhà văn, nặng về nhận thức luận mà nhẹ về sáng tạo thẩm mỹ, coi trọng chức năng phục vụ chính trị mà coi nhẹ đặc trưng nghệ thuật. Điều đăc biệt là lý luận văn học mác xít ở các nước này được đặt vào vị trí độc tôn, bài xích các lý luận gọi là phi mác xít, tạo thành một vùng biệt lập, cách ly, làm cho nó luôn luôn ở vào tình trạng buộc phải tự vạch rõ ranh giới và đấu tranh với các lý luận khác, kết quả là tự làm cho mình nghèo đi và chậm phát triển. Lý luận văn học mác xít phương Tây trong điều kiện phát triển riêng, có nhiều điều độc đáo, táo bạo, song cũng không tránh khỏi những ngộ nhận, bất cập. Đó là điều bình thường, chứng tỏ nó là một hiện tượng đang vận động, đang sống và tự vượt lên chính mình.
Nhìn trong tổng thể lý luận văn học thế giới của thế kỷ XX lý luận văn học mác xít dù quan trọng, cơ bản như thế nào cũng chỉ là một trường phái, một khuynh hướng trong nhiều trường phái khác. Tự nó không thể trở thành toàn bộ lý luận văn học của nhân loại, không thể giải quyết tất cả các vấn đề của lý luận văn học hiện đại. Các lý luận khác như phân tâm học S. Freud, vô thức tập thể của K. Jung, triết học văn hoá của E. Cassirer, lý thuyết ký hiệu học nghệ thuật của S. Langer, lý thuyết tiếp nhận của H. Jauss, W. Iser, lý thuyết giải thích học của W. Gadamer, lý thuyết tự sự học của R. Barthes. Tz. Todorov, G. Genette…đều góp phần giải quyết từng vấn đề cụ thể, có ý nghĩa để lý giải văn học từ nhiều phương diện. Vì thế vận dụng các lý luận đó để bổ sung, làm giàu cho lý luận văn học mác xít là điều rất cần thiết. Phạm vi lý luận văn học hiện đại rõ ràng là rộng hơn lý luận văn học mác xít, vì thế đóng khung lý luận văn học trong phạm vi lý luận văn học mác xít là làm nghèo lý luận văn học của nước nhà. Đã đến lúc phải thừa nhận có nhiều nguồn lý luận văn học có giá trị khoa học, tránh thái độ kỳ thị trước các lý luận gọi là “phi mác xít”. Lý luận “phi mác xút” không phải cái gì cũng xấu xa cả.
Để phát triển lý luận văn học Việt Nam hiện đại, điều đầu tiên là cần nhìn lại thật rõ những thành tựu và hạn chế của lý luận văn học mác xít trên thế giới và trong nước trong thời gian qua để phát huy và khắc phục. Điều này rất quan trọng, bởi vì nhà nước và đảng cầm quyền Việt Nam đã coi lý luận mác xít là lý luận cơ bản, có vai trò chỉ đạo, nếu những hạn chế, sai lầm của nó không được chỉ ra thì chính những hạn chế, sai lầm kia sẽ phát huy vai trò chỉ đạo và gây khó khăn cho sự nghiệp xây dựng nền văn học tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Theo chúng tôi cảm thấy thì hình như không ít người trong chúng ta chưa sẵn sàng làm một cuộc tổng thanh toán các ngộ nhận, sai lầm, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá một cách khách quan, khoa học các sự thật. Nếu quả như thế thì sự nghiệp xây dựng nền lý luận văn học phong phú, cởi mở, giàu tính nhân văn của chúng ta chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Điều thứ hai, khuyến khích phiên dịch, giới thiệu các loại lý luận quan trọng hiện có trên thế giới, đặc biệt là lý luận văn học phương Tây, khuyến khích xây dựng và vận dụng nhiều loai lý luận văn học vào thực tiễn phê bình và nghiên cứu văn học của ta. Theo tôi quan sát thì việc giới thiệu, phiên dịch của chúng ta còn rất ít, không bằng một phần nghìn, phần vạn của di sản lý luận mà chúng ta đã quay lưng bỏ qua suốt một thế kỷ. Nhấn mạnh tới lý luận văn học phương Tây bởi vì lý luận cũng như văn hoá phương Tây đối với chúng ta là lí luận khác biệt về chất, là dị chất. Sự khác biệt đó có thể có nhiều kích thích, gợi ý cho sáng tạo và phát triển. Không phải vô cớ mà tất cả các nước phương Đông từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan… khi tiếp xúc giao lưu với phương Tây đều có những sáng tạo, đổi mới vượt bậc, làm thành một giai đoạn mới trong lịch sử văn hóa văn học dân tộc của họ. Thế mà ở Việt Nam nhiều người còn mang thái độ cảnh giác thái quá, không muốn gia tăng sự phiên dịch, tiếp xác. Hẵng cứ tiếp xúc đầy đủ đí, còn vận dụng, bước đầu tất nhiên không tránh khỏi thô sơ, đơn giản, song nếu không bước qua cái bước đó chúng ta sẽ không có được một nền lý luận và phê bình văn học sâu sắc mang tính hiện đại. Trong công việc phức tạp và khó khăn này tất nhiên không được cẩu thả, tuỳ tiện, làm liều, nói liều; nhưng cũng nên tránh thái độ cầu toàn, bởi điều kiện nước ta còn lâu mới thoát khỏi những hạn chế khách quan và chủ quan. Các thư viện của chúng ta chắc chắn còn lâu mới phản ánh được các thành tựu lý luận của nhân loại. Thái độ cầu toàn nhiều khi chỉ là biểu hiện của tự ti, bất lực trước các tri thức mới, quay lưng, co cụm, rồi tự bằng lòng với các lý luận cũ. Tôi đã thấy một số nhà lí luận có tên tuổi, song vì không tiêu hóa được lí luận mới, chỗ nào cũng chỉ nói lại các tín điều cũ.  Trong phiên dịch, nếu dịch được chuẩn xác là tốt nhất, song nếu vừa học vừa dịch, có điều chưa thoả đáng cũng nên châm chước, chỉ cần chỉ ra cho bạn đọc biết để khác phục là được, người khác cũng sẽ góp phần điều chỉnh, bổ sung. Sợ nhất là thái độ tự ti, không dám làm gì. Chúng ta ngày nay  đã và đang có nhiều thế hệ được đào tạo chính quy ở trong nước và nước ngoài, có thể làm được công việc phiên dịch.
Điều thứ ba là chúng ta có thể lưu ý học tập lý luận văn học hiện đại từ Trung Quốc, một bộ lọc vĩ đại, một đất nước có đội ngũ lý luận hùng hậu và có truyền thống lý luận thâm thuý lâu đời. Lịch sử văn học Việt nam và văn học Trung Quốc ở con đường đã qua cũng như con đường đi tới có nhiều điểm tương đồng. Nhà văn Việt Nam hiện đang hứng thú với văn học đương đại Trung Quốc, đặc biệt là tiểu thuyêt. Tuy nhiên lý luận văn học Trung Quốc với lý luận văn học hiện đại của ta thuộc dạng lý luận đồng chất, đều là sản phẩm học tập phương Tây mà thành, thiếu  tính nguyên sáng (original). Học nhiều cái không nguyên sáng, tức là cái vận dụng, sáng tạo lại, ít có khả năng làm ra cái độc đáo, mới mẻ thật sự. Vì thế không nên lạm dụng học tập Trung Quốc. Bên cạnh lý luận Trung Quốc, lý luận văn học Nga thời Hậu Xô viết có nhiều khởi sắc và sáng tạo. Là một nền lý luận văn học có căn cốt, các trước tác của Bakhtin, Lotman, Gasparov, Tiupa, Tamarrchenco, Khalizev…rất đáng phiên dịch tham khảo. Đó là lý luận dị chất, có giá trị.
Điều thứ tư, chúng ta cần có thái độ khuyến khích, xây dựng đối với những người làm lý luận. Có lẽ nhà nước cần có một chương trình riêng, dự án riêng để phát triển lý luận. Có kế hoạch, có kinh phí để mời các chuyên gia lý luận hàng đầu của nước ngoài sang Việt Nam giảng bài và trao đổi ý kiến, tổ chức hội thảo lý luận quốc tế tại Viêt Nam. Cho đến hôm nay có lẽ lý luận văn học là ngành chưa hề được nhà nước đầu tư bao giờ, chưa có các hội thaỏ quốc tế lớn. Theo chúng tôi, lý luận văn học là lý luận khoa học, không phải đường lối văn nghệ do các nhà chính trị hoạch định. Đó là lý của các nhà chuyên môn, không nên coi lý luận văn học, triết học là lĩnh vực độc quyền của nhà nước như trước, cả nước chỉ có một thứ lí luận, chỉ có một tác giả, như thế lí luận không thể phong phú, đa dạng như chúng ta hằng mong muốn được.
 Điều thứ năm, cũng cần thay đổi tận gốc thái độ kỳ thị đối với lý luận văn học nước ngoài dưói các chiêu bài “sùng ngoại”, “sính ngoại”, “mất gốc”, “vận dụng sống sít”… làm cho những ai muốn thực sự muốn học ngoại cho tử tế bị dội nước lạnh. Phải nói cho sòng phẳng rằng từ xưa đến nay nước ta chưa sáng tạo được một lý luận triết học hay văn học nào cả. Bất cứ lý luận nào ta có đều là sản phẩm học được từ nước ngoài rồi giản lược đi, sáng tạo chút ít. Ta chưa hề có một lý luận nguyên sáng nào để cho nước ngoài học tập, phiên dịch. Vì thế chớ lấy các thứ lý luận học được nước ngoài của người trước (ta thường gọi là lý luận của cha ông) mà trói buộc việc học tập lý luận văn học nước ngoài của người sau, tức con em ngày nay. Cho đến nay, trong bối cảnh giao lưu mới, nỗi lo sợ ảnh hưởng xấu của tư tưởng phi mác xít vẫn ám ảnh sâu sắc trong không ít người. Họ vẽ ra nhiều điều cần cảnh giác để hạn chế việc giới thiệu lý luận văn học phương Tây. Có lẽ đó là biến tướng của thái độ vừa tự ti, vừa co cụm, tự vệ một cách bất lực trước ảnh hưởng tự nhiên to lớn của lí luận văn học phương Tây đối với lý luận văn học nước nhà. Mà đã cảnh giác như thế thì còn học hỏi, sáng tạo gì được nữa. Thực ra, có sáng tạo gì mới, cũng phải qua sự đói thoại với lý luận của các nước phương Tây mới thật sự có giá trị. Đóng cửa khen nhau trong nhà, trùm chăn tặng nhau các loại giải thưởng chưa phải là bằng chứng của giá trị đích thực. Thiết nghĩ, cảnh giác nhiều khi cũng cần thiết, song trong khoa học ta nên đối thoại. Tôi xin lưu ý là đốithoại, chứ không phải là tiếp thu có phê phán.  Chúng ta từng có khẩu hiệu tiếp thu có phê phán, chọn lấy cái tinh hoa, gạt bỏ các cặn bả, mà trên thực tế thời gian qua, ta đã bỏ đi nhiều tinh hoa, chọn lấy nhiều cặn bả. Đó là do chúng ta nặng về ý chí luận, mà ít nhìn thẳng vào thực tế. Đối thoại đòi hỏi biết tôn trọng và lắng nghe người khác như những đối tác, biết chờ đợi những điều chưa biết. Đối thoại đòi hỏi có ngôn ngữ chung, có mã chung, chí ít phải có tri thức chung về những điều đối thoại. Chỉ một mực lặp lại ý chí của mình, bất chấp ý kiến, luận cứ của người khác, đó không phải là đối thoại. Người khác là một phạm trù văn hoá. Trong lúc ta chỉ có khái niệm kẻ thù. Cái gọi là “phê phán” để tiếp thu thực chất là tự cho ta đã biết hơn người và lấy quan điểm, tiêu chuẩn của mình mà đo người, lấy quan điểm địch- ta mà xem xét vấn đề học thuật. Nếu coi nhẹ đối thoại mà coi trọng phê phán thì có nghĩa là đặt lên hàng đầu quan hệ địch ta mà coi nhẹ quan hệ ta với người khác trong lĩnh vực văn hoá.  Hiển nhiên là cái phi mác xít không đồng nghĩa với cái phi khoa học và cái thù địch, do đó thái độ phê phán kiểu địch-ta đó là hoàn toàn không lợi cho sự tiến bộ. Ta thường phê phán các quan điểm sai – trái. Nhưng mọi người đều biết trái không đồng nghĩa với sai. Thêm nữa, đúng sai phải qua thực tiễn mới biết, chỉ đối chiếu vơi quan điểm giáo điều rồi khẳng định đúng, sai thì sẽ xa thực tế hàng vạn dặm. Tất nhiên trong đời sống chính trị hiện đại cảnh giác là một điều cần thiết. Nhưng tôi cho rằng nỗi lo sợ tràn lan có tên là “cảnh giác” kia đối với các lý luận phương Tây thực chất là mặc cảm tự vệ, tự ti thâm căn cố đế trong tâm lý của các nước nhược tiểu đối với các nước tư bản phương Tây phát triển, một thứ tâm lý của thời còn thuộc địa, tiền hội nhập, rất lạc lỏng với thời đại toàn cầu hoá tri thức như hôm nay, nhưng mặt khác nó còn là sản phẩm của tâm lí tự tôn thái quá, chỉ coi lý luận mác xít là chân lý, các lý luận khác đều là tư sản, duy tâm. Người mang tâm lý đó lại làm ra vẻ mình đứng cao hơn tất cả! Còn nhớ tiến sĩ Hoàng Đức Lương trong bài Tựa sách Trích diễm thi tập cuối thế kỷ XV có nói tới nguyên nhân vì sao thơ Việt Nam không được ghi lại, trong đó ngoài nguyên nhân binh lửa và kỹ thuật, còn có ba nguyên nhân đáng suy nghĩ: một là kén người đọc, hai là phải có chiếu chỉ của vua thì mới được in và ba là hễ thấy ai sưu tập thì chê cười. Ở ta hiện nay tâm lý ngại lý luận còn nặng, lẽ cố nhiên là lý luận kén ngưòi đọc. Mặc cảm tự ti nhược tiểu vẫn còn nặng trong không ít người. Tâm lý muốn cấm đoán cũng vẫn còn nặng nề. Những diều như thế là không thuận lợi cho lý luận phát triển.
Cuối cùng, điều thứ sáu, tôi nghĩ, đã đến lúc cần thành lập một tổ chức nghề nghiệp của những người làm nghề lý luận –  Hội nghiên cứu và giảng dạy lý luận văn học, đoàn kết những người cùng nghề nghiệp, cổ vũ, khích lệ nhau, cùng phấn đấu cho một nền lý luận văn học phong phú và tiến bộ của nước nhà. Một đề nghị chính đáng như thế đã được nêu ra cách đây đúng 23 năm mà đến nay vẫn chưa được toại nguyện. Người ta chán đến mức không còn ai muốn nhắc đến nữa!
Một nền lý luận trì trệ là nền lý luận không đem lại quan niệm nào mới cho người ta suy nghĩ, không vạch được phương hướng cho tư duy và sáng tạo văn học. Một nền văn học trì trệ thì nó cũng không có nhu cầu lý luận để làm gì. Chúng ta đã từng hàng chục năm không cần đến đa dạng về lí luận. Hiện nay nhiều người đang cần lý luận văn học, đang trao đổi để phát triển lý luận văn học, đó thật là một triệu chứng tốt đẹp, đáng mừng. Nó nói lên rằng văn học ta đang cựa quậy, đang phát triển, đang đòi hỏi được ý thức từ tầm cao của lý luận. Mong sao lý luận được quan tâm để có hy vọng vươn lên đáp ứng được phần nào đòi hỏi tốt đẹp ấy của sự phát triển văn học.
Bản tác giả gửi cho VHNA.
Bài đã đăng báo Văn nghệ năm 2005. Tác giả có sửa lại và bổ sung 6 -4- 2013