Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

Liệu “Người dâng kế dời đô” có tái hiện đúng lịch sử?


Liệu “Người dâng kế dời đô” có tái hiện đúng lịch sử?
Nguyễn Văn Đại
Phim “Người dâng kế dời đô” (kịch bản Minh Chuyên) được chiếu nhiều lần trên truyền hình quốc gia. Nhưng xem các tư liệu dưới đây thì điều này chưa chắc chắn. Rất có thể anh em  Lưu Khánh Đàm- Lưu Khánh Điều sinh ra sau khi Lý Công Uẩn đã lên ngôi và đã dời đô về Thăng Long. Trong khi chưa xác định được chắc chắn có nên chiếu phim cho cả nước xem?
Mình nghĩ rằng tư liệu trên Mộ chí đáng tin cậy hơn nếu đem so với các sắc phong. Để có các bản sắc phong rất có thể các bậc quan tước thời xưa đã làm “báo cáo hay” như thời nay. Và các bậc vua chúa cứ thế phê chuẩn, ai có thời gian mà cho người đi tìm hiểu lại? Còn trên mộ chí, chẳng có lý gì mà những hậu duệ và chức dịch địa phương lại bớt công đức của những người đã khuất, đặc biệt là của các bậc đã được thánh, phong thần.
Về mộ chí Thái phó LƯU KHÁNH ĐÀM
(LUUTOC.VN) - Trích đăng lại bài viết: "Về mộ chí Thái phó LƯU KHÁNH ĐÀM" của Nhà nghiên cứu lịch sử Hán Nôm Hoàng Văn Lâu - Viện nghiên cứu Hán Nôm VN. Tác giả đã theo một số tài liệu Hán Nôm và đưa ra một số dữ liệu có vài sai biệt với thông tin về Thái phó Lưu Khánh Đàm. Để rộng đường thảo luận và có thêm tài liệu tham khảo, trong lúc vào dịp Lễ Húy nhật 955 năm của Ngài sẽ có một cuộc hội thảo về thân thế và sự nghiệp với chủ đề : " Nhị vị Thái phó Lưu Khánh Đàm và Lưu Khánh Điều với Vương triều Nhà Lý" tổ chức tại Lưu Xá, Hưng Hà, Thái Bình, do Viện Khoa học Lịch sử VN và Viện nghiên cứu Hán Nôm phối hợp với BTC Lễ Kỷ niệm và Lưu Tộc Việt Nam đồng tổ chức.


Bia mộ chí Thái phó Lưu Khánh Đàm (1093-1161) nguyên ở xã Lưu Xá, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình có tên là Hoàng Việt Thái phó Lưu quân mộ chí (gọi tắt là mộ chí). Bia nay không còn, thác bản cũng không có. Văn bia do Lý trưởng cùng các hào mục xã đó sao chép lại vào đầu thế kỷ này. Bản sao chép ấy hiện lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A.1027. Tất cả có 385 chữ.

Trước đó vào năm 1855, Tiến sĩ triều Nguyễn là Ngô Thế Vinh (1802-1856) có viết tiểu sử Lưu Khánh Đàm và em ông là Lưu Khánh Ba. (Xem: Nhị Lưu Thái phó thần sự trạng, ký hiệu A.1027). Những đoạn ông viết về Lưu Khánh Đàm, đều phù hợp với nội dung của Mộ chí. Chứng tỏ, đến thời điểm ấy (1855), bia mộ chí vẫn còn, và Ngô Thế Vinh đã dựa vào Mộ chí để viết tiểu sử Lưu Khánh Đàm. Sau này hào mục địa phương lại sao chép lại Mộ chí, và bản Mộ chí, ký hiệu A.1027 là đáng tin cậy.

Lưu Khánh Đàm là một nhân vật lịch sử quan trọng triều Lý. Năm 1127, Lý Nhân Tông sai Lưu Khánh Đàm và Mậu Du Đô tuyển chọn các quan chức đô... (Đại Việt sử ký toàn thư), Bản Chính Hòa, Bản kỷ, Q3, các tờ 25b, 32a)...

Nhưng từ trước tới nay, ngoài vài dòng ngắn ngủi ghi ở Toàn thư, chưa có công trình nào giới thiệu riêng về ông một cách đầy đủ. Có thể nói Mộ chí là tài liệu cổ nhất và đầy đủ nhất về Lưu Khánh Đàm. Tuy vậy, Mộ chí không ghi rõ năm soạn, nêu một số công trình gần đây, khi dẫn viết về thời gian hoạt động của ông, có chỗ lầm lẫn. Một thí dụ tiêu biểu là Thơ văn Lý Trần (tập 1, tr.430) cho rằng Lưu Khánh Đàm sống và hoạt động vào thơi kỳ Lý Thái Tông (1028-1054) trong khi, như dưới đây chúng tôi khảo sát, thì mãi đến năm 1093 Lưu Khánh Đàm mới ra đời.

Mộ chí tuy không ghi năm soạn, nhưng nói rõ ông mất vào tháng trọng đông, năm Tân Tỵ (Tân Tỵ trọng đông nhập tư mộ quynh). Căn cứ vào những ghi chép của Toàn thư: Tháng 12 năm 1127, “Vua không khỏe, gọi Thái úy Lưu Khánh Đàm vào nhận di chiếu (Toàn Thư, Bản kỷ, Q3, tờ 25b)... “Tháng 8 (năm 1128) xuống chiếu cho Lưu Khánh Đàm... chọn các quan chức đô: (sđd, tờ 32a). Tháng 3 (năm 1129)... vua sai Thái úy Lưu Khánh Đàm đi bắt được (hươu trắng) (sđd, tờ 33b) và nhất là dòng ghi chép dưới đây: Tháng 11, năm Tân Tỵ (1161) “Thái úy Lưu Khánh Đàm mất (sđd, Q4, tờ 13b) thì tháng Trọng đông, năm Tân Tỵ mà Mộ chí ghi đúng là tháng 11 (âm lịch) năm 1161.

Lại, Mộ chí nói là ông hưởng thọ 69 tuổi “niên đăng lục thập hữu cửu, phi chiết đoản đã” (Tuổi thọ tới 69 không phải là chết non)... Như vậy thì Lưu Khánh Đàm sinh năm 1093 mất năm 1161.

Vậy tại sao Thơ văn Lý Trần lại cho rằng Lưu Khánh Đàm sống và hoạt động vào thời kỳ Lý Thái Tông (1028-1054). Đó là vì Thơ văn Lý Trần dựa vào một đoạn văn bia chùa Hương Nghiêm, núi Càn Ni (Càn Ni Hương Nghiêm tự bi minh) Đoạn đó như sau:

“Thời Thái Tông trạch bỉ quân dân, sư tòng huynh Thái phó Lưu công trác nhiên hữu dị, chiếu nhập nội đình. Ký Thánh Tông lập cực, công thị duy ác chi trung, lũy thừa sủng quyến. Đãi dương kim Minh Hiếu hoành đế tiễn tộ ngự bảo, niệm công bật lượng) tam đại hữu công, phong vi Nhập nội nội thị sảnh, đô đô tri, Kiểm hiệu thái phó kiêm Cung dịch sứ, Đại tướng quân, Kim tử quang lộc đại phu, Thượng trụ quốc, Khai quốc công. Thực ấp lục thiên thất bách hộ, thực thực phong tam thiên hộ...”.

(Bấy giờ, vua Lý Thái Tông lựa chọn người trong quận, người anh họ của thiền sư (Đạo Dung) là Thái phó Lưu công, dáng vẻ khác thường, vua xuống chiếu cho vào nội đình. Khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi, ông hầu hạ nơi màn trướng, luôn được vua tin dùng. Đến nay, Minh Hiếu hoàng đế (Lý Nhân Tông) ngự ngôi báu, nghĩ ông có công giúp rập ba triều (Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông) phong ông làm Nhập nội nội thị sảnh, Đô đô tri, Kiểm hiệu Thái phó kiêm Cung dịch sứ, Đại tướng quân, Kim tử quang lộc đại phu, Thượng trụ quốc Khai quốc công. Thực ấp 6 nghìn 7 trăm hộ, thực thực phong 3 nghìn hộ...).

Thơ văn Lý Trần cho rằng “Thái phó Lưu công” ở đoạn trên là Lưu Khánh Đàm (xem chú thích 9, tr 430, tập 1) và chú rõ: “Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Hoàng Việt Thái phó Lưu quân mộ chí thì quê quán và chức tước của Lưu Khánh Đàm và vị thái phó Lưu công ghi trong bia chùa Hương Nghiêm trên đây là hoàn toàn thống nhất”.

Thực ra, Đại Việt sử ký toàn thư không ghi quê quán của Lưu Khánh Đàm. Về chức tước, chỉ ghi 2 chữ “Thái úy” Mộ chí có ghi quê quán của Lưu Khánh Đàm nhưng có những chi tiết khác với văn bia chùa Hương Nghiêm. Cả tên quan chức của vị “Thái phó Lưu công” ghi trên bia chùa Hương Nghiêm cũng khác với quan chức của Lưu Khánh Đàm trong Mộ chí. Xin đối chiếu:
 
Xuất xứ
Quê quán
Quan tước
Mộ chí
(Lưu Khánh Đàm)
Nguyên quán: Thôn Yên Lãng, giang Ngũ Huyện, quân Cửu Chân, Châu Ái. Ông bà nội đem 5 người con dời quê hương.
Suy thành tá lý công thần, Quang lộc đại phu nhập nội thị sảnh, Đô đô tri, Tiết độ sứ, Đồng tam ty bình chương sứ, Thượng trụ quốc khai quốc công. Thực cấp 6000 hộ, thực phong 3000 hộ
Bia chùa Hương Nghiêm (Thái Phó Lưu Công)
Không ghi rõ quê quán. Chỉ nói Thái Phó Lưu Công là anh họ của thiền sư Đạo Dung, quê quán thiền sư ở giang Ngũ Huyện, quận Cửu Chân, Châu Ái.
Nhập nội nội thị sảnh, Đô đô tri, Kiểm hiệu Thái phó kiêm cung dịch sử. Đại tướng quân, Kim tử quang lộc đại phu, Thượng trụ quốc, khai quốc công, thực cấp 6700 hộ, thực thực phong 3000 hộ...

Điều khác biệt rõ rệt là: Lưu Khánh Đàm làm Tiết độ sứ, Đồng Tam ty bình chương sự. Còn vị Thái phó Lưu công (ở bia chùa Hương Nghiêm) làm Kiểm hiệu Thái phó kiêm cung dịch sứ, Đại tướng quân. Như vậy, có thể có hai vị Thái phó Lưu công: Một vị, như chúng ta đã biết, là Lưu Khánh Đàm, sinh năm 1093 mất 1161, trải thờ 3 triều vua Lý Nhân Tông, (1027-1127), Lý Thần Tông (1128-1138) và Lý Anh Tông (1138-1175). Một vị khác, sống và hoạt động chủ yếu vào thời Lý Thái Tông (1028-1054), Lý Thánh Tông (1055-1071) và Lý Nhân Tông (1072-1128). Có thể tìm “lai lịch” của vị đó không?

Văn bia chùa Hương Nghiêm có đoạn (dịch): “Bấy giờ, vua Thái Tông chọn người trong quận, anh họ Thiền sư là Thái phó Lưu Công dáng vẻ khác thường, vua xuống chiếu vào nội đình “Mộ chí cũng có đoạn: (Dịch) “Ông nội, bà nội (của Lưu Khánh Đàm), đem theo 5 người con trai, (trong đó) có Huy Triết công, dời quê hương đi nơi khác, được hương đảng ca ngợi, tiếng tốt truyền tới kinh đô. Đời vua thứ 2 triều Lý có lệnh tiến cử con nhà lương thiện, ông được vào hầu trong nội đình...”

(Tổ khảo, tổ mẫu hoài ngũ nam, hữu Huy Triết công, tức lữ vu khách quán yên. Hương đảng dự mĩ, kinh quốc ký văn. Lý thiên đệ nhị thế sắc tiến ôn lương chi hộ, sung vu nội thị chi mâu...)

Người được vào hầu trong nội đình thời Lý Thái Tông ở Mộ chí là Huy Triết công, cha của Lưu Khánh Đàm, chứ không phải là bản thân Lưu Khánh Đàm. Vị Thái phó Lưu công anh họ thiền sư Đạo Dung, được lựa chọn vào nội đình thời Thái Tông ghi trong bia Hương Nghiêm, chính là Huy Triết công, trong Mộ chí tức là cha Lưu Khánh Đàm, chứ không phải là Lưu Khánh Đàm như Thơ văn Lý - Trần khẳng định (tr 430, tập 1).

Đến đây, có thể tóm tắt mấy dòng tiểu sử Lưu Khánh Đàm như sau:

Lưu Khánh Đàm (1093-1161) nguyên quán ở xã Yên Lãng, giang Ngũ Huyện, quận Cửu Chân, nay thuộc huyện Thiệu Yên Thanh Hóa, sau dời đến xã Lưu Xá, phủ Long Hưng, nay thuộc huyện Hưng Hà, Thái Bình. Cha ông là Huy Triết Công, vào thời Lý Thái Tông, được chọn vào chốn Nội đình, trải thờ 3 triều vua Thái Tông, Thánh Tông và Nhân Tông, làm quan đến chức Kiểm hiệu Thái phó, kiêm cung dịch sứ, Đại tướng quân, tước Khai Quốc công...

Lưu Khánh Đàm là người tài giỏi, siêng năng, trung thành, thận trọng coi việc quân lữ có nhièu chiến công. Cuối đời vua Nhân Tông (năm 1127) với chức Thái úy, vâng mệnh nhận di chiếu phò tá Thần Tông lên ngôi Hoàng đế. Ông trải thờ 3 đời vua (Nhân Tông, Thần Tông và Anh Tông) làm quan với các chức tước; Quang lộc đại phu, Suy thành Tá lý công thần, Nhập nội thị sảnh Đô đô tri, Tiết độ sứ. Đồng Tam ty bình chương sự, Thượng trụ quốc, Khai quốc công. Ông mất vào tháng 12 năm 1161, hưởng thọ 69 tuổi.

Như vậy là: việc lầm lẫn bắt nguồn từ nhận thức của người đời sau, cho Thái phó Lưu công trong bia chùa Hương Nghiêm (soạn năm 1125) và Thái phó Lưu quân, trong Mộ chí (soạn năm 1161) là 1 người Thái phó Lưu Khánh Đàm. Thực ra, đó là hai người, hai cha con Thái phó Lưu Khánh Đàm. Cả bia chùa Hương Nghiêm, Mộ chí và Toàn thư đều ghi chép trung thực về Lưu Khánh Đàm và cha ông là Huy Triết Công không hề có “chênh lệch” như Thơ văn Lý Trần đã khẳng định.

Thông báo Hán Nôm học 1996 ( tr165-171)
 

Theo Hoàng Văn Lâu (Viện Nghiên cứu Hán Nôm)


Công trạng và sắc phong Tứ trụ Đại vương: Lưu Khánh Đàm, Lưu Khánh Điều, Nguyễn Kỳ và Nguyễn Huy
Căn cứ Thần phả Lưu Gia và các tư liệu lịch sử khác, tổng hợp công trạng của Tứ vị Đại vương – Phúc thần, Thành hoàng làng Lưu Xá – xã Canh Tân – huyện Hưng Hà – tỉnh Thái Bình như sau:

1. Đại vương : LƯU KHÁNH ĐÀM

Sắc phong:

Quang lộc đại phu súy thành tá Lý công thần, Cẩn thị tả hữu nhập nội thị sảnh đô, đô tri tiết độ sứ đồng tam ty Bình chương sự, Quan tư đồ, Thượng trụ quốc, Khai quốc công thần, Thái úy quốc công, gia Thái phó.Huân công vũ liệt: Nam quy Bắc bình.“Chiêu cảm chính trực” “Linh thông hiển ứng”.

Công trạng :

Quang lộc đại phu, Súy thành tá lý công thần: Nghị bàn trước văn võ bá quan, đề nghị đưa Lý Công Uẩn lên ngôi. Ngài đã có công đi thu phục được 18 thành trì của triều Tiền Lê về quy thuận nhà Lý.
- Công lớn dâng kế dời đô: Quá trình đi thu phục 18 thành trì, Ngài phát hiện ra địa thế của thành Long Châu tối hùng mạnh, đã tham mưu dâng kế lên Lý Thái tổ thiên đô ra Thăng Long.
-
 Cẩn thị tả hữu, Nhập nội thị sảnh đô: Luôn bên cạnh vua. Được tự do ra vào cung cấm để bàn việc lớn với vua.
- Đô tri tiết độ sứ: Là tướng có cờ tiết súy, nắm quyền điều khiển quân đội.
- Tam ty Bình chương sự: Được tham gia quyết sách những việc trọng đại.
- Quan tư đồ, Huấn thị giảng: Thầy giáo dạy Thái tử Phật Mã.
- Thượng trụ quốc: Là cột trụ của triều đình trong thời kỳ đầu của nhà Lý.
- Khai quốc công thần: Người có công mở nước, sáng nghiệp triều Lý.
- Công lao về mặt đối ngoại, Nam quy Bắc bình: Làm cho Chiêm Thành phía nam phải quy thuận, biên giới phía Bắc với nhà Tống được bình định, bình yên.

2. Đại vương: LƯU KHÁNH ĐIỀU (LƯU BA)

Sắc phong:

Trung úy cấm binh thành nội, Giám quan, Đại tướng,
 Thượng trụ quốc, Khai quốc công thần, Thái úy quốc công, gia Thái phó.
Huân công vũ liệt: Nam quy Bắc bình “Vũ nghị cao siêu”

Công trạng:

- Hòa đao mộc lạc: N
gài đã rút kiếm chém đôi chiếc trác án ngay giữa triều đình, kết luận buổi nghị đàm lập vua, chấm dứt triều Lê, tôn phò triều Lý lên thay thế.
- Chỉ huy quân cảnh vệ triều đình.
- Giám sát, đôn đốc quân binh trong trận chiến với Chiêm Thành.
- Làm đại tướng khi đánh quân Tống xâm lược.
- Thượng trụ quốc: Là cột trụ của triều đình trong thời kỳ đầu của nhà Lý.
- Khai quốc công thần: Người có công mở nước, sáng nghiệp triều Lý.
- Công lao về mặt đối ngoại, Nam qui Bắc bình: Làm cho Chiêm Thành phía nam phải quy thuận, biên giới phía Bắc với nhà Tống được bình định, bình yên.

3. Đại vương: NGUYỄN KỲ

Sắc phong:

Tướng tiên phong. Á Thành Đại vương.
Huân công vũ liệt: Nam quy Bắc bình.

Công trạng:

- Tướng tiên phong: Tướng đi đầu trong 2 cuộc chiến với Chiêm Thành và quân Tống xâm lược.
- Á Thành Đại vương: Nhậm cai xứ Hải Dương.
- Thượng trụ quốc: Là cột trụ của triều đình trong thời kỳ đầu của nhà Lý.
- Công lao về mặt đối ngoại, Nam quy Bắc bình: Làm cho Chiêm Thành phía nam phải quy thuận, biên giới phía Bắc với nhà Tống được bình định, bình yên.
- Tiết nghĩa Đại vương: Lấy cái chết để đền đáp công ơn.

4. Đại vương: NGUYỄN HUY

Sắc phong:

Tướng tiên phong. Đông Bắc Đại vương.
Huân công vũ liệt: Nam quy Bắc bình.

Công trạng:

- Tướng tiên phong: Tướng đi đầu trong 2 cuộc chiến với Chiêm Thành và quân Tống xâm lược.
- Đông Bắc Đại vương: Nhậm cai Kinh Bắc.
- Thượng trụ quốc: Là cột trụ của triều đình trong thời kỳ đầu của nhà Lý.
- Công lao về mặt đối ngoại, Nam quy Bắc bình: Làm cho Chiêm Thành phía nam phải qui thuận, biên giới phía Bắc với nhà Tống được bình định, bình yên.


---
Từ: Nguyễn văn đại Ông <nvdai.hvbctt@yahoo.com.vn>
Ngày: 10:23 Ngày 21 tháng 4 năm 2013
Chủ đề: Thông tin về Thái phó Lưu Khánh Đàm
Đến: "luuha277@gmail.com" <luuha277@gmail.com>

Tôi xem truyền hình và đang nghĩ phải chỉnh lý bài giảng có liên quan đến chuyện Lý Thái Tổ dời đô. Nhưng qua đọc tư liệu trên luutoc.vn, bài "Về mộ chí Thái phó LƯU KHÁNH ĐÀM" lại thấy trên tivi nói không khớp. Xin trang web của dòng tộc cho biết có cuộc hội thảo: " Nhị vị Thái phó Lưu Khánh Đàm và Lưu Khánh Điều với Vương triều Nhà Lý"  không và đánh giá ra sao về việc này? 
Xin hỏi thêm sắc phong tứ trụ đại vương của Lưu tộc  là do vua nào phong, phong từ bao giờ ạ?

Vô cùng cám ơn!
Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013 vào lúc 20:06
---
2013/4/21 Ha Luu Xuan <luuha277@gmail.com>
Gửi anh Thành.
Báo cáo anh, có người gửi mail cho em hỏi một vài vấn đề. Em chưa giám trả lời vì không chắc lắm về vấn đề nên nhờ anh xem qua và trả lời giúp em!!!
Cảm ơn anh!
---------- Thư đã chuyển tiếp ----------
Thứ Sáu, 20:06
từ Luu Van Thanh đến bạn + 1 khác

Re: Thông tin về Thái phó Lưu Khánh Đàm

KÍnh gửi Ông Nguyễn Văn Đại,
Tôi xin tự giới thiệu là Lưu Văn Thành, con cháu hậu duệ của các cụ Cao Tổ Thái uy Lưu Khánh Đàm và Thái phó Lưu Điều (Lưu Ba). Các Cao tổ là Khai quốc công Vương triều đại nhà Lý (1009-1225). Câu hỏi của Ông rất hay và tinh tế. UBND tỉnh Thái Bình đang kết hợp với Hội KHLS Việt Nam và Lưu Tộc Việt Nam nghiên cứu và tổ chức hội thảo "Thái úy Lưu Khánh Đàm với sự nghiệp Vương triều Lý". Theo Kế hoạch thì Hội thảo đã diễn ra vào ngày 16-4-2013, trước khi tổ chức Lễ kỷ niệm 955 ngày mất của Thái úy Lưu Khánh Đàm tại Làng Lưu Xá. 

Đó là thông tin lấy từ Ngọc phả đền Nhị vị Lưu Đại Vương (đền Lưu Xá). Cũng từ tư liệu này và 14 sắc phong mà các triều đình (từ năm Cảnh Hưng 28 -
 năm 1747 đến năm Khải Định thứ  9 - năm 1929), Lưu Xá là đát vua Lê Đại Hành ban cho Thiếu bảo Lưu Ngữ làm Thái ấp. Tại đây hai bà vợ của Lưu Ngữ đã sinh ra và nuôi dưỡng Lưu Khánh Đàm và Lưu Khánh Điều trưởng thành. Hai đại vương đã phò Lý Công Uẩn lên ngôi cũng như Lưu Khánh Đàm đã dâng kế dời đô từ Hoa Lư lên thành Đại La. Hai đại vương đã được ghi nhận là Khai quốc Công thần trong Ngọc phả đền Lưu Xá và 14 sắc phong của các vua các triều đại nói trên và được thờ là Thượng đẳng phúc thần... Chính dựa trên tư liệu của Ngọc phả, 14 sắc phong của Đền và tư liệu lịch sử của địa phương, nhà văn-nhà đạo diễn Minh Chuyên đã dựng bộ phim tài liệu "Người dâng kế dời đô", được chiếu rất nhiều lần trên VTV1 và TBTV..
Tuy nhiên, trong chính sử và một số bia đá cổ có ghi một số chi tiết khác nhau và cũng lệch với tư liệu trong Ngọc phả và tư liệu lịch sử của địa phương, như có 4 năm mất của Thái úy (Thái phó) Lưu Khánh Đàm... Chi tiết Ông có thể vào mạng luutoc.vn và các bài báo của hai nhà nghiên cứu của tỉnh Thái Bình là Phạm Minh Đức và Nguyễn Tiến Đoàn, hoặc tham khảo sách "Đất và người Thái Bình" của Phạm Minh Đức và Bùi Duy Lan, NXB Văn học Thông tin năm 2010. 
Rất tiếc tôi không rõ Ông làm nghề gì, nếu là nhà sử học hay thầy giáo dạy sử thì thông cảm bó quá cho tôi đã "múa rìu qua mắt thợ" nhé.
Chào trân trọng,
Lưu Văn Thành
(0903 402 636) 
 





-- 
Luu Xuan Ha
Tel: 0979 444 292
Y!M: halx82

Ai là người hiến kế dời đô về Thăng Long?
Đi sng & Pháp lut - 10/08/2010 10:19

Ai la nguoi hien ke doi do ve Thang Long?
Sử xưa ghi năm 1010 Lý Thái Tổ cho dời đô về Thăng Long, bởi biết nơi đây là vùng đất trù phú, thuận lợi để phát triển muôn đời về sau. Tuy nhiên, phát hiện ra giá trị của vùng đất mà sau này được gọi là Thăng Long là Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) hay một vị công thần nào khác? Điều này hầu như vẫn còn là một ẩn số. Mới đây, một số nhà nghiên cứu đã phát hiện được cuốn ngọc phả quý, ghi rõ cuộc đời, thân thế của người đã dâng kế dời đô.
Những thông tin quý từ bản Ngọc phả
Một số nhà nghiên cứu thuộc sở Văn hóa Thông tin Du lịch tỉnh Thái Bình và viện Hán Nôm khi dịch cuốn Ngọc phả được lưu giữ trong đền thờ của làng Lưu Xá xã Canh Tân huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình đã phát hiện: các vị thần mà người dân nơi đây thờ tụng là người khai quốc công thần, giúp Lý Công Uẩn lên ngôi và là người hiến kế dời đô về Thăng Long. Hai vị công thần đó là hai anh em cùng cha khác mẹ: Lưu Khánh Đàm và Lưu Khánh Điều, sinh năm 989 mất năm 1058.
Cuốn ngọc phả ghi sự kiện quan trọng này có tên là: Lưu Đại Vương thần phả, viết bằng tiếng Hán trên một loại giấy bản khá dai và tốt, do Hàn lâm viện Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính soạn thảo vào năm 1572, trong đợt đầu soạn thần tích các vị thần của nước ta. Từ khi ra đời đến nay, trải qua chiến tranh, lũ lụt nhưng ngọc phả vẫn được dân làng giữ gìn cẩn thận trong một chiếc dương sắt cất trong hậu cung của đền thờ.
Ngọc phả ghi lại khá chi tiết thân thế cuộc đời của hai vị: cha là Lưu Ngữ, người gốc ở Châu ái (Thanh Hóa ngày nay), ra làm quan được vua ban ruộng lộc ở Lưu Xá. ông về đây và lấy thêm vợ hai. Vào cùng ngày cùng tháng cùng năm, hai bà vợ của ông trở dạ và sinh ra Lưu Đàm, Lưu Điều. Hai anh em từ nhỏ đã thông minh hơn người. Mỗi người có sở trường riêng: Lưu Đàm tinh thông về văn học còn Lưu Điều giỏi võ thuật. Hai ông được cha phó thác cho Lý Công Uẩn.
Năm Lê Long Đĩnh chết, ngọc phả ghi rằng: "Khi ấy triều đình vô chủ, Đào Cam Mộc bàn mưu với Đàm Công, Điều Công lập Công Uẩn làm chủ. Công Uẩn từ chối hai ba lần không dám nhận. Đàm Công tiến đến thưa rằng: "Nay Ngọa Triều (tên hiệu của vua Lê Long Đĩnh, vị vua cuối cùng của nhà tiền Lê -PV) thất đức giết anh, ngược đãi mọi người. Hòa đao mộc lạc, quả là nhà Lê mất rồi. Uy đức minh công (chỉ Lý Công Uẩn) nơi nơi đều rõ, nguyện theo lời thỉnh cầu của mọi người cùng nhau hiệp lực làm cho điềm lành trấn động, ứng với trời và người cùng đồng thuận, xin chớ do dự”.
Lưu Đàm nói chưa dứt lời thì Lưu Điều chém đứt đôi trác án và nghiêm giọng nói: "Triều đình không thể một ngày vô chủ. Nay Lê Ngọa triều vô đạo, trời oán, người giận. Lý Công Uẩn uy đức vốn được trọng vọng, thiên hạ đồng lòng theo về cùng lập làm ngôi đế, kẻ nào dám càn dỡ sinh chuyện di nghị sẽ giống như chiếc án này. Cả triều đình nghe lời nói ấy, không ai không chấn động sợ hãi bèn phò Lý Công Uẩn làm ngôi vua, triều đình bái lạy, mừng hô vạn tuế”.
Cũng theo ngọc phả, hai anh em Lưu Đàm, Lưu Điều không chỉ giúp vua Lý Thái Tổ lên ngôi mà Lưu Đàm còn có công hiến kế dời đô cho vua: "Quang lộc đại phu (tức Lưu Đàm) dâng lời rằng: "Long châu là địa phương giàu mạnh, chính là cái gốc vững bền, đóng đô ở đây thì quốc gia cường thịnh lâu dài, thiên hạ vô địch. Mong bệ hạ dời đô ra nơi đó”. Vua Thái Tổ thấy phải nên đã cùng văn võ bá quan chuyển đô ra Thăng Long ngày nay. Sau này Vua Lý Thái Tổ xét thấy Lưu Đàm là người có công đánh giặc (giặc Chiêm Thành, Tống) và có công hiến kế dời đô nên đã phong cho ông chức Thái phó khai quốc công thần. Cuối đời ông về Lưu Xá tu ở chùa Báo Quốc và giúp đỡ dân làng. Sau khi Lưu Đàm, Lưu Điều mất, dân làng đã thờ hai ông tại đền “Nhị Lưu thái phó”, cử người hương hỏa quanh năm.
Còn nhiều điểm bất đồng
Ngọc phả được tìm thấy tại đền làng Lưu Xá khẳng định sự đóng góp của hai anh em Lưu Đàm, Lưu Điều với đất nước. Đặc biệt Lưu Đàm còn là người tinh thông địa lý, có tầm nhìn xa trông rộng xướng xuất việc dời đô về Đại La (Hà Nội ngày nay). Điều này trái với những suy luận từ trước đến nay, vẫn cho rằng đề xuất này là của thiền sư Vạn Hạnh. Vì Vạn Hạnh là người nuôi dạy Lý Công Uẩn từ nhỏ, lại là người tinh thông địa lý. Tuy nhiên Lưu Đàm, Vạn Hạnh hay một người nào đó xướng xuất việc dời đô cho đến nay vẫn còn là ẩn số.
Trong Đại Việt Sử ký toàn thư (dịch theo bản khắc năm Chính Hòa thứ 18, năm 1697) có nhắc 4 lần đến Lưu Khánh Đàm và Lưu Khánh Điều (còn có tên gọi khác là Lưu Ba) trong các trang: 295, 298, 308, 323 của tập I . Trong cuốn Đại Việt sử ký tiễn biên, nhắc 5 lần đến Lưu Khánh Đàm trong trang: 260, 265, 267, 274, 291 và một lần đến Lưu Khánh Điều trong trang 263. Tuy nhiên lại không thấy nhắc đến những sự kiện như: Lưu Đàm phò vua Lý Thái Tổ lên ngôi, Lưu Điều đập tan trác án, Lưu Đàm xướng xuất dời đô...
Vấn đề xác định năm sinh năm mất của hai nhân vật Lưu Đàm, Lưu Điều trong sử sách cũng có độ vênh khá lớn. Theo ngọc phả và bia ký tìm được ở Thái Bình, hai ông sinh năm 989 mất năm 1058 thọ 69 tuổi, làm quan trong các triều Lý Thái Tổ (1010 1038), Lý Thái Tông (1028 1-54), Lý Thánh Tông (1054 1072). Tuy nhiên, sách sử lại ghi hai ông làm quan qua các triều Lý Thánh Tông (1054 1072), Lý Nhân Tông (1073 - 1127) đến Lý Thần Tông (1128 1138). Và cũng theo như sách sử thì hai ông sinh ra khá lâu sau sự kiện Lý Thái Tổ rời đô về Thăng Long, nên việc xướng xuất dời đô là không thể có.
Thế nhưng khi lật dở kỹ từng trang Đại Việt sử ký toàn thư ta cũng thấy có sự mâu thuẫn trong chính cuốn sách này: sách ghi Lưu Khánh Đàm chết hai lần: "Bính thìn (Thiên Chương Bảo Tự) năm thứ 4 (1136), Thái úy Lưu Khánh Đàm chết (trang 308) (Nguyên văn: Tân Tỵ Đại Định năm thứ 22 (1161) tháng 11 Thái úy Lưu Khánh Đàm chết (trang 323)).
Cũng dựa vào sách này thì suy ra năm sinh của hai ông Thái úy này là năm 1067, 1092, lúc này thì cha của hai ông, tức Lưu Ngữ đã mất từ lâu. Xung quanh việc bất đồng trong các tư liệu lịch sử, nhà nghiên cứu lịch sử Phạm Minh Đức và nhà nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Tiến Đoàn cho hay: "Những sai sót mâu thuẫn trong sử sách cũng dễ hiểu vì nhà Lý mất nửa thế kỷ không chép sử, mãi năm 1272 Lê Văn Hưu mới viết Đại Việt sử ký, rồi hơn hai thế kỷ sau (1479) Ngô Sỹ Liên mới viết Đại Việt sử ký toàn thư. Cũng theo hai ông: Ngọc phả hay thần tích không phải là lịch sử nhưng là nguồn tư liệu quý để tìm về quá khứ.
Thời điểm Đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội đã đến gần. Việc xác định những cứ liệu lịch sử liên quan đến quyết định dời đô rất có ý nghĩa. Vai trò, công lao của vua Lý Công Uẩn đối với sự hình thành và phát triển của Thăng Long- Hà Nội là không thể bàn cãi. Công lao, vai trò của Thiền sư Vạn Hạnh đối với sự ra đời của nhà Lý và văn hóa xã hội của dân tộc cũng đã được sử sách, nhà khoa học khẳng định. Nhưng việc làm rõ sự công sức của những người đã có chủ kiến hay, giúp vua Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long-một quyết định có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển không chỉ của Thăng Long Hà Nội mà còn với cả đất nước là một điều hết sức nên làm.
Thành Huế


Diễn văn tưởng niệm Thái úy Lưu Khánh Đàm
(LUUTOC.VN) - Trân trọng giới thiệu diễn văn Tưởng niệm Thái úy Lưu Khánh Đàm do Ông Phạm Minh Trọng - Phó Chủ tịch huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đọc trong Lế Húy nhật 955 năm Thái úy Lưu Khánh Đàm tạ thế được tổ chức trang trọng tại làng Lưu Xá, xã Canh Tân ngày 10/3 Quý Tỵ (19/4/2013)
(Trích)
...
Có thể nói: Những ghi chép của sử sách, của Bia ký, Ngọc Phả, Thần tích, sắc phong, … đã khẳng định: Lưu Khánh Đàm, Lưu Khánh Điều là những danh thần thời Lý – những người có công lớn với nước, với dân, được người đương thời kính trọng nể phục, được mãi lưu danh trong sử sách, được nhân dân muôn đời ghi nhớ công ơn. Đặc biệt, Thái úy Lưu Khánh Đàm, với tài năng và đức độ của ông, trên cương vị quan Thái úy, đứng đầu triều đình bấy giờ, bằng uy tín chính trị và sự quyết đoán của mình – thực hiện di chiếu của Lý Nhân Tông, ông đã thực hiện cuộc chuyển giao ngôi báu khá phức tạp vào tháng 12 năm 1127 cho Thái tử Dương Hoán, bấy giờ mới 12 tuổi lên ngôi Vua, đã duy trì được sự ổn định cần thiết giúp cho vua Lý Thần Tông ngồi vững trên ngôi báu trong một thời gian khá dài và cũng giúp cho vương triều Lý có thể tồn tại kéo dài thêm gần 100 năm nữa – nhất là đã giúp cho nhân dân và binh lính Đại Việt thời đó tránh được những cuộc tranh chấp xung đột dẫn đến đổ máu vô ích....

Điều này nói rằng năm sinh, năm mất của Thái phó là 989-1058 là không hợp lôgíc. Và như vậy cụ không thể là người "dâng kế dời đô" được! 

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

Bão táp cách mạng…


Không hiểu sao các nhà lý luận mũ cao áo dài (và sau đó là các bài lên lớp “lý luận” trong cả nước) lại gọi  các cuộc cách mạng là “Bão táp cách mạng”? 

Họ có biết rằng bão táp chẳng làm nên một cái gì tốt đẹp mà chỉ có phá hoại tất cả những gì tốt đẹp mà con người, loài người tạo dựng lên không nhỉ?

Hay cái điều đơn gian ấy cũng không biết, mắt bị bịt mà cứ gào rống lên! Thật thảm hại!

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

Vắng Bác Hồ yêu dấu…


Vắng Bác Hồ yêu dấu…
Nhớ hồi mình còn bé, bà mẹ ru đứa em bằng những bài hát cách mạng nảy lửa sau chiến thắng Điện Biên Phủ, sau Cải cách ruộng đất (55-56?), rồi Sửa sai (57)… Mặc dù chính bố mình bị trói 3 ngày ỉa di đái dầm  ở gốc mít nhà ông Tân (ông Tân cũng bị trói như thế, hình như tất cả mấy ông du kích thời kháng chiến đều bị cái họa vu cho làm Quốc dân đảng thì phải), bà mẹ mình vẫn một lòng tin vào Bác Hồ với vào Đảng.
Khi làm LHS ở Nga, có lần anh Hà Ngọc Kiệu (sinh năm 1947, lúc ấy đang làm NCS Triết học),  Đông Anh (sinh 1954, được cử sang làm NCS Toán trong 3 năm thì mấy tháng đã bảo vệ xong Canđiđat- tứcphó tiến sĩ, lúc ấy đang chờ thủ tục để bảo vệ Đốctờ) sang nghỉ chơi ngày Tết Nguyên đán. Cả ba anh em thi nhau hát những bài hồi kháng chiến chống Pháp. Có nhiều bài chẳng còn thấy ai hát nhưng cả mấy anh em đều nhớ:
Vắng bác Hồ yêu dấu
Lòng bâng khuâng- cháu sầu nhớ nhung
Bác có nhớ cháu không
Từ lúc con chim bằng cất cánh 
Lòng thẫn thờ nhìn theo chim kia
 Nhẹ cánh khuất trong mây
Quay bư­ớc chân trở về ...
Chờ mong tháng ngày...

    Nhớ nhung bác Hồ ở nơi xa vắng 
    Nối tâm chí tranh giành 
    Để quyền lợi cho nước Nam 
    Trong tâm mong nghe thấy 
    Khải hoàn vang khúc ca 
    Mong bác mau trở về với chúng ta. 

----

Về sau này mới biết bài hát được viết dạo Bác Hồ qua Pháp tới 6 tuần lễ trong dịp có Hội nghị Fontainebleau năm 1946, mà ông Phạm văn Đồng là đại biểu của VN. Cả trẻ em và người lớn khi ấy và sau ngày hòa bình lập lại vấn còn rất say sưa với bài hát tha thiết tình cảm này!
Mình chép lại để nhỡ có ai dùng được vào việc gì thì tốt!

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

Tại sao người Nga...


Tại sao người Nga luôn cảm thấy bị cô lập và tỏ ra thù địch với thế giới bên ngoài?

13/04/2013

RICHARD PIPES, THE MOSCOW TIMES

Tác giả có cái nhìn rất lạ về người Nga mà chưa bao giờ được đọc. Vì vậy mình chép về đây để có tư liệu mà ngẫm nghĩ.
Nhất Phương dịch
 Richard Pipes nói rằng người Nga “không tin vào dân chủ vì họ luôn gắn nó với hỗn loạn và tội ác”, rằng họ “muốn chính phủ của họ phải thật mạnh để che chở cho họ khỏi thù trong giặc ngoài, mà hầu hết là tự tưởng tượng như kiểu sợ ma”, rằng họ “coi thường pháp luật”, rằng “hầu như không còn khái niệm coi sở hữu tài sản cá nhân là một trong những quyền của con người”, rằng họ có “thái độ thù địch với thế giới bên ngoài, đặc biệt với châu Âu và Hoa Kỳ”.
Chắc chắn Richard Pipes chỉ nói về nước Nga, chứ không hề nói gì đến nước Việt Nam ta. Mọi sự suy diễn, nếu có, là lỗi của người đọc. Nhất định thế!
Bauxite Việt Nam
  Những ai thấy ngạc nhiên về những sự lặp lại trong lịch sử Nga dường như quên mất rằng văn hóa phổ thông thay đổi rất chậm, nếu có.
 Lịch sử Hoa Kỳ là một ví dụ. Hoa Kỳ tự giải phóng khỏi sự đô hộ của Anh 250 năm trước đây để thành lập một nền cộng hòa với ý định có một không hai. Thế nhưng, đến nay văn hóa pháp lý và chính trị của Hoa Kỳ vẫn đậm các khái niệm và giá trị được thừa hưởng của Anh.
Người Nga cũng không phải là một ngoại lệ, họ mang trong tâm khảm mình cả nỗi sợ và hy vọng thừa hưởng từ tổ tiên họ. Tham vọng thay đổi lớn lao và độc ác nhất trong lịch sử Nga và đã thất bại thảm hại là cố gắng tạo ra “con người Xô viết”. Khi tôi đọc những kết quả thăm dò ở nước Nga hậu Xô viết, tôi vô cùng sửng sốt khi thấy biết bao suy nghĩ giống hệt những suy nghĩ của nước Nga thời Tsar (Nga) Hoàng.
Lấy hệ thống chính trị làm ví dụ. Người Nga không tin vào dân chủ vì họ luôn gắn nó với hỗn loạn và tội ác. Khi được hỏi họ coi trọng cái gì – giữa an toàn bản thân và tự do – tuyệt đại đa số chọn an toàn bản thân. Rõ ràng họ không ý thức được rằng hai thứ đó lại tương thích với nhau.
Họ muốn chính phủ của họ phải thật mạnh để che chở cho họ khỏi thù trong giặc ngoài, mà hầu hết là tự tưởng tượng như kiểu sợ ma. Nhiều thế kỷ nay họ vẫn một mực tin rằng nước Nga phải có quyền làm một siêu cường khiến kẻ khác phải sợ hơn là tôn trọng.
Sự lặp lại nữa của lịch sử là hành vi của người Nga coi thường pháp luật và tài sản cá nhân. Cho tới 1864, Nga chưa có hệ thống pháp luật đáng được gọi là pháp luật. Khách du lịch nước ngoài tới Nga trước 1864 có nhận xét rằng người dân Nga bị phán xử một cách rất tùy tiện bởi Nga hoàng và quan lại của ông ta. Ngay cả sau cải cách tư pháp 1864 có hiệu lưc, tội chính trị không được xét xử bởi tòa án mà bởi các cơ quan chính quyền. Sự khinh bỉ luật pháp do vậy vẫn sống dai và khỏe đến tận ngày nay. Theo thăm dò dư luận công chúng, đa số dân Nga coi tòa án là nơi thối nát và tham nhũng.
Về mặt lịch sử mà nói, tài sản cá nhân chính là nền tảng của tự do. Tại những quốc gia tài sản cá nhân được tôn trọng, chính phủ phải dựa vào công dân để có thu nhập và do vậy phải tôn trọng công dân. Cho tới cuối thế kỷ 18 ở nước Nga, tài sản cá nhân, vì bất cứ lý do gì, không được phép tồn tại. Tất cả đất đai, nguồn của cải chính, thuộc về nhà vua. Ông ta không những cai trị đất nước mà trong thực tế ông ta sở hữu đất nước.
Hơn thế nữa, dựa vào thể chế của cộng đồng nông thôn, người nông dân, chiếm 4/5 dân số cả nước, không sở hữu ruộng đất họ cày cấy mà chỉ được tạm thời sử dụng. Là hậu quả của di sản lịch sử này, được củng cố thêm bởi mấy chục năm chế độ cộng sản, người Nga hầu như không còn khái niệm coi sở hữu tài sản cá nhân là một trong những quyền của con người.
Di sản khổ sở của quá khứ đáng kể nữa là thái độ thù địch với thế giới bên ngoài, đặc biệt với châu Âu và Hoa Kỳ. Thái độ này có nguồn gốc tôn giáo. Nhà thờ Chính thống giáo Nga, qua nhiều thế kỷ ngự trị trong tư duy và thái độ của cả nước gieo mầm vào đầu tín đồ của nó niềm tin rằng tất cả tôn giáo phương Tây đều là dị giáo. Dị đoan này được thế tục hóa thời hiện đại và diễn dịch thành ý niệm rằng phương Tây luôn là kẻ thù địch. Được hỏi năm 1998: “Quý vị có cảm thấy mình là Âu không?” chỉ có 12% trả lời “Có, luôn luôn vậy”, trong khi 56% nói “hầu như chưa bao giờ”. Kết quả cho thấy hầu hết người Nga luôn cảm thấy mình tách biệt khỏi thế giới bên ngoài.
Tôi tin rằng một khi đa số người Nga bắt đầu nhận ra rằng đất nước họ không bị thế giới bên ngoài đe dọa, họ mới có thể nhiệt thành thay đổi thái độ và các thể chế của họ, trong đó pháp quyền và nhân quyền là quan trọng nhất.
R. P.
Richard Pipes, giáo sư danh dự của Đại học Harvard, là tác giả cuốn “Nước Nga dưới chế độ cũa” và “Tài sản và Tự do”. [Phần chú thích này là của hãng thông tấn Nga Vedomosti].
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN.

"Chiếc thuyền ngoài xa"- vài nhược điểm đáng kể



TIỂU LUẬN 2. BÀN VỀ “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU

Lấy từ Giangnamlangtu về để học hỏi! 
 Giang Nam 
 Đến nay nhìn lại, những tác phẩm Nguyễn Minh Châu viết trước năm 1975 chẳng còn giá tri dược bao nhiêu, chỉ còn truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng” có giá trị khá vững bền. Thực chất ông nổi tiếng đến nay là từ truyện ngắn “Bức tranh” mở đầu cuộc Đổi Mới ngoạn mục của văn học đương đại và sau đó tập truyện “Bến quê”, “Khách ở quê ra”…Tức là chủ yếu giai đoạn hai ông mới đem lại cho  văn chương những đỉnh cao. Nhà soạn sách chưa dám mạnh dạn ghi nhận như vậy.
 Sơ lược truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”
 Phóng viên Phùng đi chụp ảnh làm lịch ở vùng duyên hải miền Trung, gặp lại bạn đồng đội cũ tên Đẩu làm chánh án huyện. Phùng lại làm quen em bé Phác con của hai vợ chồng thuyền chài. Sau khi chụp được bức ảnh “Chiếc thuyền ngoài xa” rất đắc ý, cảm hứng ngây ngất trước “một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”, “trái tim như có cái gì bóp thắt”, “khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Sau đó, anh Phùng chứng kiến cảnh “chiếc thuyền vào bờ” và người chồng đánh đập vợ dẵ man. Lần thứ hai anh lại phải chứng kiến cảnh đó và dũng cảm ra tay nghĩa hiệp. Anh được bạn kể chuyện gia đình thuyền chài đau khổ như thế nào và chứng kiến cuộc tâm sự của nữ nạn nhân. Mặc dù thất vọng về bức ảnh của mình, anh vẫn phải về nộp ảnh cho cơ quan và bộ lịch treo vẫn hoàn thành.
Truyện ngắn mang rõ tính chất “tuyên ngôn nghệ thuật”. Đó là tuyên ngôn “Văn học cần phải miêu tả hiện thực nghiêm nhặt, phải miêu tả được bi kịch của người dân lao động hơn là miêu tả cái bề ngoài lãng mạn, đẹp mắt”. Tuyên ngôn thật giản dị. Nhưng tuyên ngôn này rất cũ bởi nhà văn Nam Cao đã hoàn thành từ trước đó nửa thế kỷ với các thiên truyện nổi tiếng “Đời thừa”, “Trăng sáng”. Nghệ thuật của một dần tộc, của nhân loại như những dòng chảy bất tận không lặp lại. Nếu viết về một chủ đề cũ thì nhà văn đi sau phải khác lạ hoặc cao hơn. Xem ra tác phẩm tuyên ngôn của Nguyễn Minh Châu chưa thể sánh bằng Nam Cao về mặt nghệ thuật. Chẳng những thế, Nguyễn Minh Châu còn mắc thiếu sót lớn về mỹ học khi ông coi rẻ nghệ thuật nhiếp ảnh và lúng túng, thiếu nhất quán, tự mâu thuẫn.trong xây dựng nhân vật
 1. Nhà văn đã so sánh khiên cưỡng nghệ thuật nhiếp ảnh và nghệ thuật văn chương.
  Bức ảnh “Chiếc thuyền ngoài xa” có giá trị riêng, trọn vẹn của thể loại nhiếp ảnh. Phong cảnh sương sớm và chiếc thuyền đang vào bờ “trước mắt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ…,một vẻ đẹp thực đơn giản dị và toàn bích…,cái chân lý của sự toàn thiện…cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”.Quá đủ cho một bức ảnh phong cảnh mang tên “Thuyền về trong sương sớm”, hay là “Biển sớm” (tôi giả dụ phóng viên Phùng đặt tên cho bức ảnh như thế) và sẽ in vao tấm lịch tháng treo ngày Tết.
Nghệ thuật nhiếp ảnh là nghệ thuật chộp được cái khoảnh khắc ưng ý nhất, may mắn thì bắt gặp, nếu không thì nghệ sĩ phải công phu dàn dựng. Phùng gặp may là anh chộp được bức ảnh ưng ý, phù hợp ý tưởng nghệ thuật của mình. Đó là khoảnh khắc có ý nghiã của cuộc sống dù chỉ là một lát cắt ngang. Nhưng đó cũng là sự hạn chế của nhiếp ảnh do nó không thể hiện được sự vận động của đời sống theo thời gian. Chỉ có văn chương mới có khả năng to lớn ấy.
  Nhà văn đòi ống kính nhiếp ảnh phải miêu tả cả “chiếc thuyền ở gần” với cảnh chồng bạo hành vợ của vợ chồng ngư dân ? Cảnh “ở gần” ấy, tức là cuộc sống hiện thực của nhân vật ngư dân sẽ do văn chương đảm trách với khả năng miêu tả đặc biệt  rộng rãi đầy đủ của nó, không bị thời gian và không gian cản trở.
 Đó cũng là khi cảm xúc thực sự của anh bộc lộ khiến anh “bấm hết nửa cuốn phim”. Không thể tin rằng anh Phùng phóng viên chuyên nghiệp đã trải qua cảm xúc giả tạo khi chụp hình.
 Đoạn kết cho biết: tập ảnh vẫn được duyệt và in thành lịch treo. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đã phát hiện những vẻ đẹp lao động của ngư dân lồng trong phong cảnh biển khơi nên thơ trong sương sớm. Anh đã hoàn thành nhiệm vụ. Thể tài ảnh lịch miêu tả như thế là đúng đắn. Thực khiên cưỡng khi nhà văn đòi hỏi ảnh lịch Tết xuân phải đưa cảnh “chồng bạo hành vợ” vô đây (?!). Ngày xưa nhà văn Nam Cao đã so sánh dòng văn học hiện thực phê phán với dòng văn học lãng mạn giai đoạn 1930-1945 một cách hợp lý hơn nhiều.
 2. Vấn đề xây dựng nhân vật
 Nhà văn miêu tả người đàn bà thay đổi thái độ (từ sợ sệt khúm nùm sang sắc sảo, với điệu bộ khác ngôn ngữ khác) khi gặp Đẩu và Phùng. Sao vậy? Nhà văn không lý giải được điều đó.
 Đây là đoạn văn giải thích cái khổ của người đàn bà. Đoạn văn này giữ vai trò quan trọng mở nút cho sự khó hiểu của phóng viên Phùng và Đẩu chánh án tòa huyện:
  “Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối”.
 Ta hiểu rằng câu nói lộn xộn, lủng củng trên là của nhà văn chứ không phải của người đàn bà. Bởi vì nhà văn nói rằng chị ta nói rất tỉnh táo: “người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình”.
 Câu văn quá dài nêu ra ba nguyên nhân nỗi khổ: đẻ nhiều, chiếc thuyền hẹp, ông trời làm động biển, và một cái sướng: “từ ngày cách mạng về đã đỡ khổ”.
 Đoạn này luộm thuộm kỳ lạ “…từ ngày cách mạng về đã đỡ khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng…”. Theo logic câu, “Cách mạng về” làm thay đổi cả “ông trời”, khiến “ông trời” không dám “động biển” nữa ư ? Nhà văn cố ý ca ngợi “cách mạng” cho vững lập trường mà viết chưa trọn câu, lúng túng quá, nói cho qua chuyện thì thôi.
Người đàn bà suy ngẫm rồi kết luận“Nhưng cái lỗi chính là đám đàn  bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật”.
 Người đàn bà này mang ơn nặng nghĩa dày của anh đánh cá  nghèo chiụ cưới người con gái xấu (Truyện ngắn “Đời thừa”: chị Từ cũng dược văn sĩ Hộ cứu vớt cuộc đời lỡ dở nên hàm ơn Hộ suốt đời). Chị vợ đánh cá cũng khen chồng vốn là một “anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi”…(Văn sĩ Hộ cũng vậy, chỉ khi viết văn bế tắc, uống rượu say mới chửi vợ…).. Ngay cả tình tiết này Nguyễn Minh Châu cũng chịu ảnh hưởng Nam Cao nhưng chưa nhuần nhuyễn bằng. Nhân vật Từ nhẫn nhịn  chịu đựng những con say của văn sĩ Hộ vì tình nghĩa. Chị vợ anh đánh cá chịu nhịn nhục vì trên thuyền cần người đàn ông, nghĩa là chị thực dụng hơn, không nhịn nhục vì ân nghĩa ngày xưa.
 Hóa ra, toàn bộ cái khổ chủ yếu do hai vợ chồng nhà chài không biết  đến “kế hoạch hóa gia đình”, là dân trí thấp, hay là do nhà nước chưa biết quản lý dân số bằng “kế hoạch hóa”. Chủ đề tư tưởng của truyện ngắn hóa ra nhẹ hều, xem như một tác phẩm cổ võ cho chính sách “kế hoạch hóa gia đình” vậy thôi.
 Chưa hết, nhà văn khi tả cảnh không phải vô tình bốn lần nhắc đến cái xe tăng hỏng bánh xích và xe rà mìn của công binh Mỹ, những dấu hiệu chỉ ra rằng đây là vùng đất miền Nam dưới chế độ Mỹ ngụy. Lại thêm anh hàng chài “túng quẫn đi vì trốn lính”, anh ta cũng như một cái “xe tăng hỏng” nữa. Tóm lại, theo nàh văn, câu chuyện gia đình bi đát là hậu quả ở miền Nam trong chiến tranh ư (?) Tiếc thay, nhà văn qua đời năm 1988 vì bệnh hiểm nghèo, nếu ông còn sống đến nay  (đầu thế kỷ 21) ắt sẽ được biết nhiều cảnh bạo hành gia đình rải rác khắp cả nước, báo chí đăng tải hà rầm, chắc ông sẽ viết truyện ngắn khác…
Văn học hiện thực chính là miêu tả và lý giải được hiện thực. Nhà văn đã tự mâu thuẫn, lúng túng với thể loại văn chương vốn có khả năng miêu tả và lý giải ưu thế hơn mọi loại hình nghệ thuật khác. Huống chi nhiếp ảnh lại bị nhà văn  khinh rẻ oan khuất.
 Hai nhân vật Phùng và Đẩu là những chiến binh bước ra khỏi cuộc chiến tranh, các anh nhận thấy phải tiến hành những cuộc đấu tranh mới. Đây là tia sáng yếu ớt mang lại một chút giá trị cho truyện ngắn nhiều thiếu sót này.
 Tôi dự đoán, các bạn đồng nghiệp dạy trung học phổ thông khó tránh khỏi băn khoăn lúng túng khi hướng dẫn HS chiếm lĩnh tác phẩm phức tạp và mâu thuẫn này.
 Trên đây chỉ là vài ý kiến phác thảo, mong bạn đọc cùng góp bàn cho rõ vấn đề hơn.
 GN
Chú thích: Bài viết căn cứ trên sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập Hai, nâng cao, Nhà xuất bản GD, năm 2008, trang 89