Vừa mới sáng nay (12/5/2013), VTV1 đưa tin dân làng Đường
Lâm, Sơn Tây xin trả lại bằng công nhận Di tích Văn hóa Làng cổ. Lý do là họ khổ
quá do phải sống trong những cái ngôi nhà chật chội, cũ kỹ trong khi nhân khẩu
đã tăng rất nhiều so với cách đây vài chục năm.
Người dân không có cái lợi trong việc “bảo tồn di tích văn
hóa” này. Họ muốn có cuộc sống bình thường như dân cư ở các ngôi làng trong
vùng khác. Vậy nếu Nhà nước và các cơ quan chức năng muốn có cái để mà chiêm
ngưỡng, nghiên cứu hay khoe khoang với khách du lịch thì hãy cấp đất “di tản”
cho họ. Không có thì họ cứ xây mới hoặc cải tạo để mà sống như thiên hạ. Họ có
tội gì mà cứ sống tù hãm mãi như thế?
Điều này không chỉ đúng với cư dân làng cổ Đường Lâm. Trong
khu “phố cổ” Hà Nội (mà thực ra nhà “cổ” lắm cũng chỉ có hơn một trăm năm, bõ
bèn gì? Có chăng là cái thế đất chật chội, chen chúc. Đâu có gì hơn?). Nếu Nhà
nước, thành phố hay các ngành văn hóa muốn lưu giữ, bảo tồn như xưa xin cứ việc.
Chỉ có điều là phải cấp đất di dân sang các khu định cư mới. Người ở lại trong
gia tộc của họ vẫn được sở hữu nhà cũ nhưng không được sang nhượng, bán đổi, cải
tạo theo ý riêng. Đấy, Nhà nước làm được thế thì làm, đừng có “ý nghĩa, giá trị
v.v…” nào đó mà đầy đọa dân chúng sống chật chội, chui rúc mãi nữa!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét