Liệu “Người dâng kế dời đô” có tái
hiện đúng lịch sử?
Nguyễn Văn Đại
Phim “Người
dâng kế dời đô” (kịch bản Minh Chuyên) được chiếu nhiều lần trên truyền hình quốc
gia. Nhưng xem các tư liệu dưới đây thì điều này chưa chắc chắn. Rất có thể anh
em Lưu Khánh Đàm- Lưu Khánh Điều sinh ra
sau khi Lý Công Uẩn đã lên ngôi và đã dời đô về Thăng Long. Trong khi chưa xác
định được chắc chắn có nên chiếu phim cho cả nước xem?
Mình
nghĩ rằng tư liệu trên Mộ chí đáng tin cậy hơn nếu đem so với các sắc phong. Để
có các bản sắc phong rất có thể các bậc quan tước thời xưa đã làm “báo cáo hay”
như thời nay. Và các bậc vua chúa cứ thế phê chuẩn, ai có thời gian mà cho người
đi tìm hiểu lại? Còn trên mộ chí, chẳng có lý gì mà những hậu duệ và chức dịch
địa phương lại bớt công đức của những người đã khuất, đặc biệt là của các bậc đã
được thánh, phong thần.
Về mộ chí Thái phó LƯU KHÁNH ĐÀM
(LUUTOC.VN)
- Trích đăng lại bài viết: "Về mộ chí Thái phó LƯU KHÁNH ĐÀM" của Nhà
nghiên cứu lịch sử Hán Nôm Hoàng Văn Lâu - Viện nghiên cứu Hán Nôm VN. Tác giả
đã theo một số tài liệu Hán Nôm và đưa ra một số dữ liệu có vài sai biệt với
thông tin về Thái phó Lưu Khánh Đàm. Để rộng đường thảo luận và có thêm tài liệu
tham khảo, trong lúc vào dịp Lễ Húy nhật 955 năm của Ngài sẽ có một cuộc hội thảo
về thân thế và sự nghiệp với chủ đề : " Nhị vị Thái phó Lưu Khánh Đàm và
Lưu Khánh Điều với Vương triều Nhà Lý" tổ chức tại Lưu Xá, Hưng Hà, Thái
Bình, do Viện Khoa học Lịch sử VN và Viện nghiên cứu Hán Nôm phối hợp với BTC Lễ
Kỷ niệm và Lưu Tộc Việt Nam
đồng tổ chức.
Bia mộ chí Thái phó Lưu Khánh Đàm (1093-1161) nguyên ở xã Lưu Xá, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình có tên là Hoàng Việt Thái phó Lưu quân mộ chí (gọi tắt là mộ chí). Bia nay không còn, thác bản cũng không có. Văn bia do Lý trưởng cùng các hào mục xã đó sao chép lại vào đầu thế kỷ này. Bản sao chép ấy hiện lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A.1027. Tất cả có 385 chữ. Trước đó vào năm 1855, Tiến sĩ triều Nguyễn là Ngô Thế Vinh (1802-1856) có viết tiểu sử Lưu Khánh Đàm và em ông là Lưu Khánh Ba. (Xem: Nhị Lưu Thái phó thần sự trạng, ký hiệu A.1027). Những đoạn ông viết về Lưu Khánh Đàm, đều phù hợp với nội dung của Mộ chí. Chứng tỏ, đến thời điểm ấy (1855), bia mộ chí vẫn còn, và Ngô Thế Vinh đã dựa vào Mộ chí để viết tiểu sử Lưu Khánh Đàm. Sau này hào mục địa phương lại sao chép lại Mộ chí, và bản Mộ chí, ký hiệu A.1027 là đáng tin cậy. Lưu Khánh Đàm là một nhân vật lịch sử quan trọng triều Lý. Năm 1127, Lý Nhân Tông sai Lưu Khánh Đàm và Mậu Du Đô tuyển chọn các quan chức đô... (Đại Việt sử ký toàn thư), Bản Chính Hòa, Bản kỷ, Q3, các tờ 25b, 32a)... Nhưng từ trước tới nay, ngoài vài dòng ngắn ngủi ghi ở Toàn thư, chưa có công trình nào giới thiệu riêng về ông một cách đầy đủ. Có thể nói Mộ chí là tài liệu cổ nhất và đầy đủ nhất về Lưu Khánh Đàm. Tuy vậy, Mộ chí không ghi rõ năm soạn, nêu một số công trình gần đây, khi dẫn viết về thời gian hoạt động của ông, có chỗ lầm lẫn. Một thí dụ tiêu biểu là Thơ văn Lý Trần (tập 1, tr.430) cho rằng Lưu Khánh Đàm sống và hoạt động vào thơi kỳ Lý Thái Tông (1028-1054) trong khi, như dưới đây chúng tôi khảo sát, thì mãi đến năm 1093 Lưu Khánh Đàm mới ra đời. Mộ chí tuy không ghi năm soạn, nhưng nói rõ ông mất vào tháng trọng đông, năm Tân Tỵ (Tân Tỵ trọng đông nhập tư mộ quynh). Căn cứ vào những ghi chép của Toàn thư: Tháng 12 năm 1127, “Vua không khỏe, gọi Thái úy Lưu Khánh Đàm vào nhận di chiếu (Toàn Thư, Bản kỷ, Q3, tờ 25b)... “Tháng 8 (năm 1128) xuống chiếu cho Lưu Khánh Đàm... chọn các quan chức đô: (sđd, tờ 32a). Tháng 3 (năm 1129)... vua sai Thái úy Lưu Khánh Đàm đi bắt được (hươu trắng) (sđd, tờ 33b) và nhất là dòng ghi chép dưới đây: Tháng 11, năm Tân Tỵ (1161) “Thái úy Lưu Khánh Đàm mất (sđd, Q4, tờ 13b) thì tháng Trọng đông, năm Tân Tỵ mà Mộ chí ghi đúng là tháng 11 (âm lịch) năm 1161. Lại, Mộ chí nói là ông hưởng thọ 69 tuổi “niên đăng lục thập hữu cửu, phi chiết đoản đã” (Tuổi thọ tới 69 không phải là chết non)... Như vậy thì Lưu Khánh Đàm sinh năm 1093 mất năm 1161. Vậy tại sao Thơ văn Lý Trần lại cho rằng Lưu Khánh Đàm sống và hoạt động vào thời kỳ Lý Thái Tông (1028-1054). Đó là vì Thơ văn Lý Trần dựa vào một đoạn văn bia chùa Hương Nghiêm, núi Càn Ni (Càn Ni Hương Nghiêm tự bi minh) Đoạn đó như sau: “Thời Thái Tông trạch bỉ quân dân, sư tòng huynh Thái phó Lưu công trác nhiên hữu dị, chiếu nhập nội đình. Ký Thánh Tông lập cực, công thị duy ác chi trung, lũy thừa sủng quyến. Đãi dương kim Minh Hiếu hoành đế tiễn tộ ngự bảo, niệm công bật lượng) tam đại hữu công, phong vi Nhập nội nội thị sảnh, đô đô tri, Kiểm hiệu thái phó kiêm Cung dịch sứ, Đại tướng quân, Kim tử quang lộc đại phu, Thượng trụ quốc, Khai quốc công. Thực ấp lục thiên thất bách hộ, thực thực phong tam thiên hộ...”. (Bấy giờ, vua Lý Thái Tông lựa chọn người trong quận, người anh họ của thiền sư (Đạo Dung) là Thái phó Lưu công, dáng vẻ khác thường, vua xuống chiếu cho vào nội đình. Khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi, ông hầu hạ nơi màn trướng, luôn được vua tin dùng. Đến nay, Minh Hiếu hoàng đế (Lý Nhân Tông) ngự ngôi báu, nghĩ ông có công giúp rập ba triều (Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông) phong ông làm Nhập nội nội thị sảnh, Đô đô tri, Kiểm hiệu Thái phó kiêm Cung dịch sứ, Đại tướng quân, Kim tử quang lộc đại phu, Thượng trụ quốc Khai quốc công. Thực ấp 6 nghìn 7 trăm hộ, thực thực phong 3 nghìn hộ...). Thơ văn Lý Trần cho rằng “Thái phó Lưu công” ở đoạn trên là Lưu Khánh Đàm (xem chú thích 9, tr 430, tập 1) và chú rõ: “Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Hoàng Việt Thái phó Lưu quân mộ chí thì quê quán và chức tước của Lưu Khánh Đàm và vị thái phó Lưu công ghi trong bia chùa Hương Nghiêm trên đây là hoàn toàn thống nhất”. Thực ra, Đại Việt sử ký toàn thư không ghi quê quán của Lưu Khánh Đàm. Về chức tước, chỉ ghi 2 chữ “Thái úy” Mộ chí có ghi quê quán của Lưu Khánh Đàm nhưng có những chi tiết khác với văn bia chùa Hương Nghiêm. Cả tên quan chức của vị “Thái phó Lưu công” ghi trên bia chùa Hương Nghiêm cũng khác với quan chức của Lưu Khánh Đàm trong Mộ chí. Xin đối chiếu:
Điều khác biệt rõ rệt là: Lưu Khánh Đàm làm Tiết độ sứ, Đồng Tam ty bình chương sự. Còn vị Thái phó Lưu công (ở bia chùa Hương Nghiêm) làm Kiểm hiệu Thái phó kiêm cung dịch sứ, Đại tướng quân. Như vậy, có thể có hai vị Thái phó Lưu công: Một vị, như chúng ta đã biết, là Lưu Khánh Đàm, sinh năm 1093 mất 1161, trải thờ 3 triều vua Lý Nhân Tông, (1027-1127), Lý Thần Tông (1128-1138) và Lý Anh Tông (1138-1175). Một vị khác, sống và hoạt động chủ yếu vào thời Lý Thái Tông (1028-1054), Lý Thánh Tông (1055-1071) và Lý Nhân Tông (1072-1128). Có thể tìm “lai lịch” của vị đó không? Văn bia chùa Hương Nghiêm có đoạn (dịch): “Bấy giờ, vua Thái Tông chọn người trong quận, anh họ Thiền sư là Thái phó Lưu Công dáng vẻ khác thường, vua xuống chiếu vào nội đình “Mộ chí cũng có đoạn: (Dịch) “Ông nội, bà nội (của Lưu Khánh Đàm), đem theo 5 người con trai, (trong đó) có Huy Triết công, dời quê hương đi nơi khác, được hương đảng ca ngợi, tiếng tốt truyền tới kinh đô. Đời vua thứ 2 triều Lý có lệnh tiến cử con nhà lương thiện, ông được vào hầu trong nội đình...” (Tổ khảo, tổ mẫu hoài ngũ nam, hữu Huy Triết công, tức lữ vu khách quán yên. Hương đảng dự mĩ, kinh quốc ký văn. Lý thiên đệ nhị thế sắc tiến ôn lương chi hộ, sung vu nội thị chi mâu...) Người được vào hầu trong nội đình thời Lý Thái Tông ở Mộ chí là Huy Triết công, cha của Lưu Khánh Đàm, chứ không phải là bản thân Lưu Khánh Đàm. Vị Thái phó Lưu công anh họ thiền sư Đạo Dung, được lựa chọn vào nội đình thời Thái Tông ghi trong bia Hương Nghiêm, chính là Huy Triết công, trong Mộ chí tức là cha Lưu Khánh Đàm, chứ không phải là Lưu Khánh Đàm như Thơ văn Lý - Trần khẳng định (tr 430, tập 1). Đến đây, có thể tóm tắt mấy dòng tiểu sử Lưu Khánh Đàm như sau: Lưu Khánh Đàm (1093-1161) nguyên quán ở xã Yên Lãng, giang Ngũ Huyện, quận Cửu Chân, nay thuộc huyện Thiệu Yên Thanh Hóa, sau dời đến xã Lưu Xá, phủ Long Hưng, nay thuộc huyện Hưng Hà, Thái Bình. Cha ông là Huy Triết Công, vào thời Lý Thái Tông, được chọn vào chốn Nội đình, trải thờ 3 triều vua Thái Tông, Thánh Tông và Nhân Tông, làm quan đến chức Kiểm hiệu Thái phó, kiêm cung dịch sứ, Đại tướng quân, tước Khai Quốc công... Lưu Khánh Đàm là người tài giỏi, siêng năng, trung thành, thận trọng coi việc quân lữ có nhièu chiến công. Cuối đời vua Nhân Tông (năm 1127) với chức Thái úy, vâng mệnh nhận di chiếu phò tá Thần Tông lên ngôi Hoàng đế. Ông trải thờ 3 đời vua (Nhân Tông, Thần Tông và Anh Tông) làm quan với các chức tước; Quang lộc đại phu, Suy thành Tá lý công thần, Nhập nội thị sảnh Đô đô tri, Tiết độ sứ. Đồng Tam ty bình chương sự, Thượng trụ quốc, Khai quốc công. Ông mất vào tháng 12 năm 1161, hưởng thọ 69 tuổi. Như vậy là: việc lầm lẫn bắt nguồn từ nhận thức của người đời sau, cho Thái phó Lưu công trong bia chùa Hương Nghiêm (soạn năm 1125) và Thái phó Lưu quân, trong Mộ chí (soạn năm 1161) là 1 người Thái phó Lưu Khánh Đàm. Thực ra, đó là hai người, hai cha con Thái phó Lưu Khánh Đàm. Cả bia chùa Hương Nghiêm, Mộ chí và Toàn thư đều ghi chép trung thực về Lưu Khánh Đàm và cha ông là Huy Triết Công không hề có “chênh lệch” như Thơ văn Lý Trần đã khẳng định. Thông báo Hán Nôm học 1996 ( tr165-171) |
Theo Hoàng
Văn Lâu (Viện Nghiên cứu Hán Nôm)
Công trạng và sắc phong Tứ trụ Đại
vương: Lưu Khánh Đàm, Lưu Khánh Điều, Nguyễn Kỳ và Nguyễn Huy
Căn cứ
Thần phả Lưu Gia và các tư liệu lịch sử khác, tổng hợp công trạng của Tứ vị Đại
vương – Phúc thần, Thành hoàng làng Lưu Xá – xã Canh Tân – huyện Hưng Hà – tỉnh
Thái Bình như sau:
1. Đại vương : LƯU KHÁNH ĐÀM
Sắc phong:
Quang lộc đại phu súy thành tá Lý công thần, Cẩn thị tả hữu nhập nội thị sảnh đô, đô tri tiết độ sứ đồng tam ty Bình chương sự, Quan tư đồ, Thượng trụ quốc, Khai quốc công thần, Thái úy quốc công, gia Thái phó.Huân công vũ liệt: Nam quy Bắc bình.“Chiêu cảm chính trực” “Linh thông hiển ứng”.
Công trạng :
Quang lộc đại phu, Súy thành tá lý công thần: Nghị bàn trước văn võ bá quan, đề nghị đưa Lý Công Uẩn lên ngôi. Ngài đã có công đi thu phục được 18 thành trì của triều Tiền Lê về quy thuận nhà Lý.
- Công lớn dâng kế dời đô: Quá trình đi thu phục 18 thành trì, Ngài phát hiện ra địa thế của thành Long Châu tối hùng mạnh, đã tham mưu dâng kế lên Lý Thái tổ thiên đô ra Thăng Long.
- Cẩn thị tả hữu, Nhập nội thị sảnh đô: Luôn bên cạnh vua. Được tự do ra vào cung cấm để bàn việc lớn với vua.
- Đô tri tiết độ sứ: Là tướng có cờ tiết súy, nắm quyền điều khiển quân đội.
- Tam ty Bình chương sự: Được tham gia quyết sách những việc trọng đại.
- Quan tư đồ, Huấn thị giảng: Thầy giáo dạy Thái tử Phật Mã.
- Thượng trụ quốc: Là cột trụ của triều đình trong thời kỳ đầu của nhà Lý.
- Khai quốc công thần: Người có công mở nước, sáng nghiệp triều Lý.
- Công lao về mặt đối ngoại,
2. Đại vương: LƯU KHÁNH ĐIỀU (LƯU BA)
Sắc phong:
Trung úy cấm binh thành nội, Giám quan, Đại tướng, Thượng trụ quốc, Khai quốc công thần, Thái úy quốc công, gia Thái phó.
Huân công vũ liệt: Nam quy Bắc bình “Vũ nghị cao siêu”
Công trạng:
- Hòa đao mộc lạc: Ngài đã rút kiếm chém đôi chiếc trác án ngay giữa triều đình, kết luận buổi nghị đàm lập vua, chấm dứt triều Lê, tôn phò triều Lý lên thay thế.
- Chỉ huy quân cảnh vệ triều đình.
- Giám sát, đôn đốc quân binh trong trận chiến với Chiêm Thành.
- Làm đại tướng khi đánh quân Tống xâm lược.
- Thượng trụ quốc: Là cột trụ của triều đình trong thời kỳ đầu của nhà Lý.
- Khai quốc công thần: Người có công mở nước, sáng nghiệp triều Lý.
- Công lao về mặt đối ngoại,
3. Đại vương: NGUYỄN KỲ
Sắc phong:
Tướng tiên phong. Á Thành Đại vương.
Huân công vũ liệt:
Công trạng:
- Tướng tiên phong: Tướng đi đầu trong 2 cuộc chiến với Chiêm Thành và quân Tống xâm lược.
- Á Thành Đại vương: Nhậm cai xứ Hải Dương.
- Thượng trụ quốc: Là cột trụ của triều đình trong thời kỳ đầu của nhà Lý.
- Công lao về mặt đối ngoại,
- Tiết nghĩa Đại vương: Lấy cái chết để đền đáp công ơn.
4. Đại vương: NGUYỄN HUY
Sắc phong:
Tướng tiên phong. Đông Bắc Đại vương.
Huân công vũ liệt:
Công trạng:
- Tướng tiên phong: Tướng đi đầu trong 2 cuộc chiến với Chiêm Thành và quân Tống xâm lược.
- Đông Bắc Đại vương: Nhậm cai Kinh Bắc.
- Thượng trụ quốc: Là cột trụ của triều đình trong thời kỳ đầu của nhà Lý.
- Công lao về mặt đối ngoại,
---
Từ: Nguyễn văn đại Ông <nvdai.hvbctt@yahoo.com.vn>
Ngày: 10:23 Ngày 21 tháng 4 năm 2013
Chủ đề: Thông tin về Thái phó Lưu Khánh Đàm
Đến: "luuha277@gmail.com" <luuha277@gmail.com>
Ngày: 10:23 Ngày 21 tháng 4 năm 2013
Chủ đề: Thông tin về Thái phó Lưu Khánh Đàm
Đến: "luuha277@gmail.com" <luuha277@gmail.com>
Tôi xem truyền
hình và đang nghĩ phải chỉnh lý bài giảng có liên quan đến chuyện Lý Thái Tổ dời
đô. Nhưng qua đọc tư liệu trên luutoc.vn, bài "Về mộ chí Thái phó LƯU KHÁNH ĐÀM" lại thấy trên tivi nói không khớp.
Xin trang web của dòng tộc cho biết có cuộc hội thảo: " Nhị vị Thái phó Lưu Khánh Đàm và Lưu Khánh Điều với
Vương triều Nhà Lý" không và đánh giá ra sao về việc này?
Xin hỏi thêm sắc
phong tứ trụ đại vương của Lưu tộc là do vua nào phong, phong từ bao giờ ạ?
Vô cùng cám ơn!
Thứ Sáu, 26
tháng 4, 2013 vào lúc 20:06
---
Báo cáo anh, có
người gửi mail cho em hỏi một vài vấn đề. Em chưa giám trả lời vì không chắc lắm
về vấn đề nên nhờ anh xem qua và trả lời giúp em!!!
Cảm ơn anh!
---------- Thư
đã chuyển tiếp ----------
Thứ Sáu, 20:06
Thứ Sáu, 20:06
từ Luu Van Thanh đến bạn + 1 khác
Re: Thông tin về
Thái phó Lưu Khánh Đàm
KÍnh gửi Ông
Nguyễn Văn Đại,
Tôi xin tự giới
thiệu là Lưu Văn Thành, con cháu hậu duệ của các cụ Cao Tổ Thái uy Lưu Khánh
Đàm và Thái phó Lưu Điều (Lưu Ba). Các Cao tổ là Khai quốc công Vương triều đại
nhà Lý (1009-1225). Câu hỏi của Ông rất hay và tinh tế. UBND tỉnh Thái Bình
đang kết hợp với Hội KHLS Việt Nam
và Lưu Tộc Việt Nam
nghiên cứu và tổ chức hội thảo "Thái úy Lưu Khánh Đàm với sự nghiệp Vương
triều Lý". Theo Kế hoạch thì Hội thảo đã diễn ra vào ngày 16-4-2013, trước
khi tổ chức Lễ kỷ niệm 955 ngày mất của Thái úy Lưu Khánh Đàm tại Làng Lưu Xá.
Đó là thông tin lấy từ Ngọc phả đền Nhị vị Lưu Đại Vương (đền Lưu Xá). Cũng từ tư liệu này và 14 sắc phong mà các triều đình (từ năm Cảnh Hưng 28 - năm 1747 đến năm Khải Định thứ 9 - năm 1929), Lưu Xá là đát vua Lê Đại Hành ban cho Thiếu bảo Lưu Ngữ làm Thái ấp. Tại đây hai bà vợ của Lưu Ngữ đã sinh ra và nuôi dưỡng Lưu Khánh Đàm và Lưu Khánh Điều trưởng thành. Hai đại vương đã phò Lý Công Uẩn lên ngôi cũng như Lưu Khánh Đàm đã dâng kế dời đô từ Hoa Lư lên thành Đại La. Hai đại vương đã được ghi nhận là Khai quốc Công thần trong Ngọc phả đền Lưu Xá và 14 sắc phong của các vua các triều đại nói trên và được thờ là Thượng đẳng phúc thần... Chính dựa trên tư liệu của Ngọc phả, 14 sắc phong của Đền và tư liệu lịch sử của địa phương, nhà văn-nhà đạo diễn Minh Chuyên đã dựng bộ phim tài liệu "Người dâng kế dời đô", được chiếu rất nhiều lần trên VTV1 và TBTV..
Đó là thông tin lấy từ Ngọc phả đền Nhị vị Lưu Đại Vương (đền Lưu Xá). Cũng từ tư liệu này và 14 sắc phong mà các triều đình (từ năm Cảnh Hưng 28 - năm 1747 đến năm Khải Định thứ 9 - năm 1929), Lưu Xá là đát vua Lê Đại Hành ban cho Thiếu bảo Lưu Ngữ làm Thái ấp. Tại đây hai bà vợ của Lưu Ngữ đã sinh ra và nuôi dưỡng Lưu Khánh Đàm và Lưu Khánh Điều trưởng thành. Hai đại vương đã phò Lý Công Uẩn lên ngôi cũng như Lưu Khánh Đàm đã dâng kế dời đô từ Hoa Lư lên thành Đại La. Hai đại vương đã được ghi nhận là Khai quốc Công thần trong Ngọc phả đền Lưu Xá và 14 sắc phong của các vua các triều đại nói trên và được thờ là Thượng đẳng phúc thần... Chính dựa trên tư liệu của Ngọc phả, 14 sắc phong của Đền và tư liệu lịch sử của địa phương, nhà văn-nhà đạo diễn Minh Chuyên đã dựng bộ phim tài liệu "Người dâng kế dời đô", được chiếu rất nhiều lần trên VTV1 và TBTV..
Tuy nhiên, trong
chính sử và một số bia đá cổ có ghi một số chi tiết khác nhau và cũng lệch với
tư liệu trong Ngọc phả và tư liệu lịch sử của địa phương, như có 4 năm mất của
Thái úy (Thái phó) Lưu Khánh Đàm... Chi tiết Ông có thể vào mạng luutoc.vn và các bài báo của hai nhà nghiên cứu của
tỉnh Thái Bình là Phạm Minh Đức và Nguyễn Tiến Đoàn, hoặc tham khảo sách "Đất
và người Thái Bình" của Phạm Minh Đức và Bùi Duy Lan, NXB Văn học Thông
tin năm 2010.
Rất tiếc tôi
không rõ Ông làm nghề gì, nếu là nhà sử học hay thầy giáo dạy sử thì thông cảm
bó quá cho tôi đã "múa rìu qua mắt thợ" nhé.
Chào trân trọng,
Lưu Văn Thành
(0903 402 636)
(0903 402 636)
--
Luu Xuan Ha
Tel: 0979 444 292
Y!M: halx82
Luu Xuan Ha
Tel: 0979 444 292
Y!M: halx82
Ai là người hiến kế dời đô về Thăng Long?
Sử xưa ghi năm 1010 Lý
Thái Tổ cho dời đô về Thăng Long, bởi biết nơi đây là vùng đất trù phú, thuận
lợi để phát triển muôn đời về sau. Tuy nhiên, phát hiện ra giá trị của vùng đất
mà sau này được gọi là Thăng Long là Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) hay một vị công
thần nào khác? Điều này hầu như vẫn còn là một ẩn số. Mới đây, một số nhà
nghiên cứu đã phát hiện được cuốn ngọc phả quý, ghi rõ cuộc đời, thân thế của
người đã dâng kế dời đô.
Những
thông tin quý từ bản Ngọc phả
Một
số nhà nghiên cứu thuộc sở Văn hóa Thông tin Du lịch tỉnh Thái Bình và viện
Hán Nôm khi dịch cuốn Ngọc phả được lưu giữ trong đền thờ của làng Lưu Xá xã
Canh Tân huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình đã phát hiện: các vị thần mà người dân
nơi đây thờ tụng là người khai quốc công thần, giúp Lý Công Uẩn lên ngôi và
là người hiến kế dời đô về Thăng Long. Hai vị công thần đó là hai anh em cùng
cha khác mẹ: Lưu Khánh Đàm và Lưu Khánh Điều, sinh năm 989 mất năm 1058.
Cuốn
ngọc phả ghi sự kiện quan trọng này có tên là: Lưu Đại Vương thần phả, viết
bằng tiếng Hán trên một loại giấy bản khá dai và tốt, do Hàn lâm viện Đông
các đại học sĩ Nguyễn Bính soạn thảo vào năm 1572, trong đợt đầu soạn thần
tích các vị thần của nước ta. Từ khi ra đời đến nay, trải qua chiến tranh, lũ
lụt nhưng ngọc phả vẫn được dân làng giữ gìn cẩn thận trong một chiếc dương
sắt cất trong hậu cung của đền thờ.
Ngọc
phả ghi lại khá chi tiết thân thế cuộc đời của hai vị: cha là Lưu Ngữ, người
gốc ở Châu ái (Thanh Hóa ngày nay), ra làm quan được vua ban ruộng lộc ở Lưu
Xá. ông về đây và lấy thêm vợ hai. Vào cùng ngày cùng tháng cùng năm, hai bà
vợ của ông trở dạ và sinh ra Lưu Đàm, Lưu Điều. Hai anh em từ nhỏ đã thông
minh hơn người. Mỗi người có sở trường riêng: Lưu Đàm tinh thông về văn học
còn Lưu Điều giỏi võ thuật. Hai ông được cha phó thác cho Lý Công Uẩn.
Năm
Lê Long Đĩnh chết, ngọc phả ghi rằng: "Khi ấy triều đình vô chủ, Đào Cam
Mộc bàn mưu với Đàm Công, Điều Công lập Công Uẩn làm chủ. Công Uẩn từ chối
hai ba lần không dám nhận. Đàm Công tiến đến thưa rằng: "Nay Ngọa Triều
(tên hiệu của vua Lê Long Đĩnh, vị vua cuối cùng của nhà tiền Lê -PV) thất
đức giết anh, ngược đãi mọi người. Hòa đao mộc lạc, quả là nhà Lê mất rồi. Uy
đức minh công (chỉ Lý Công Uẩn) nơi nơi đều rõ, nguyện theo lời thỉnh cầu của
mọi người cùng nhau hiệp lực làm cho điềm lành trấn động, ứng với trời và
người cùng đồng thuận, xin chớ do dự”.
Lưu
Đàm nói chưa dứt lời thì Lưu Điều chém đứt đôi trác án và nghiêm giọng nói:
"Triều đình không thể một ngày vô chủ. Nay Lê Ngọa triều vô đạo, trời
oán, người giận. Lý Công Uẩn uy đức vốn được trọng vọng, thiên hạ đồng lòng
theo về cùng lập làm ngôi đế, kẻ nào dám càn dỡ sinh chuyện di nghị sẽ giống
như chiếc án này. Cả triều đình nghe lời nói ấy, không ai không chấn động sợ
hãi bèn phò Lý Công Uẩn làm ngôi vua, triều đình bái lạy, mừng hô vạn tuế”.
Cũng
theo ngọc phả, hai anh em Lưu Đàm, Lưu Điều không chỉ giúp vua Lý Thái Tổ lên
ngôi mà Lưu Đàm còn có công hiến kế dời đô cho vua: "Quang lộc đại phu
(tức Lưu Đàm) dâng lời rằng: "Long châu là địa phương giàu mạnh, chính
là cái gốc vững bền, đóng đô ở đây thì quốc gia cường thịnh lâu dài, thiên hạ
vô địch. Mong bệ hạ dời đô ra nơi đó”. Vua Thái Tổ thấy phải nên đã cùng văn
võ bá quan chuyển đô ra Thăng Long ngày nay. Sau này Vua Lý Thái Tổ xét thấy
Lưu Đàm là người có công đánh giặc (giặc Chiêm Thành, Tống) và có công hiến
kế dời đô nên đã phong cho ông chức Thái phó khai quốc công thần. Cuối đời
ông về Lưu Xá tu ở chùa Báo Quốc và giúp đỡ dân làng. Sau khi Lưu Đàm, Lưu
Điều mất, dân làng đã thờ hai ông tại đền “Nhị Lưu thái phó”, cử người hương
hỏa quanh năm.
Còn
nhiều điểm bất đồng
Ngọc
phả được tìm thấy tại đền làng Lưu Xá khẳng định sự đóng góp của hai anh em
Lưu Đàm, Lưu Điều với đất nước. Đặc biệt Lưu Đàm còn là người tinh thông địa
lý, có tầm nhìn xa trông rộng xướng xuất việc dời đô về Đại La (Hà Nội ngày
nay). Điều này trái với những suy luận từ trước đến nay, vẫn cho rằng đề xuất
này là của thiền sư Vạn Hạnh. Vì Vạn Hạnh là người nuôi dạy Lý Công Uẩn từ
nhỏ, lại là người tinh thông địa lý. Tuy nhiên Lưu Đàm, Vạn Hạnh hay một
người nào đó xướng xuất việc dời đô cho đến nay vẫn còn là ẩn số.
Trong
Đại Việt Sử ký toàn thư (dịch theo bản khắc năm Chính Hòa thứ 18, năm 1697)
có nhắc 4 lần đến Lưu Khánh Đàm và Lưu Khánh Điều (còn có tên gọi khác là Lưu
Ba) trong các trang: 295, 298, 308, 323 của tập I . Trong cuốn Đại Việt sử ký
tiễn biên, nhắc 5 lần đến Lưu Khánh Đàm trong trang: 260, 265, 267, 274, 291
và một lần đến Lưu Khánh Điều trong trang 263. Tuy nhiên lại không thấy nhắc
đến những sự kiện như: Lưu Đàm phò vua Lý Thái Tổ lên ngôi, Lưu Điều đập tan
trác án, Lưu Đàm xướng xuất dời đô...
Vấn
đề xác định năm sinh năm mất của hai nhân vật Lưu Đàm, Lưu Điều trong sử sách
cũng có độ vênh khá lớn. Theo ngọc phả và bia ký tìm được ở Thái Bình, hai
ông sinh năm 989 mất năm 1058 thọ 69 tuổi, làm quan trong các triều Lý Thái
Tổ (1010 1038), Lý Thái Tông (1028 1-54), Lý Thánh Tông (1054 1072). Tuy
nhiên, sách sử lại ghi hai ông làm quan qua các triều Lý Thánh Tông (1054
1072), Lý Nhân Tông (1073 - 1127) đến Lý Thần Tông (1128 1138). Và cũng theo
như sách sử thì hai ông sinh ra khá lâu sau sự kiện Lý Thái Tổ rời đô về
Thăng Long, nên việc xướng xuất dời đô là không thể có.
Thế
nhưng khi lật dở kỹ từng trang Đại Việt sử ký toàn thư ta cũng thấy có sự mâu
thuẫn trong chính cuốn sách này: sách ghi Lưu Khánh Đàm chết hai lần:
"Bính thìn (Thiên Chương Bảo Tự) năm thứ 4 (1136), Thái úy Lưu Khánh Đàm
chết (trang 308) (Nguyên văn: Tân Tỵ Đại Định năm thứ 22 (1161) tháng 11 Thái
úy Lưu Khánh Đàm chết (trang 323)).
Cũng
dựa vào sách này thì suy ra năm sinh của hai ông Thái úy này là năm 1067,
1092, lúc này thì cha của hai ông, tức Lưu Ngữ đã mất từ lâu. Xung quanh việc
bất đồng trong các tư liệu lịch sử, nhà nghiên cứu lịch sử Phạm Minh Đức và
nhà nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Tiến Đoàn cho hay: "Những sai sót mâu
thuẫn trong sử sách cũng dễ hiểu vì nhà Lý mất nửa thế kỷ không chép sử, mãi
năm 1272 Lê Văn Hưu mới viết Đại Việt sử ký, rồi hơn hai thế kỷ sau (1479)
Ngô Sỹ Liên mới viết Đại Việt sử ký toàn thư. Cũng theo hai ông: Ngọc phả hay
thần tích không phải là lịch sử nhưng là nguồn tư liệu quý để tìm về quá khứ.
Thời
điểm Đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội đã đến gần. Việc xác định
những cứ liệu lịch sử liên quan đến quyết định dời đô rất có ý nghĩa. Vai
trò, công lao của vua Lý Công Uẩn đối với sự hình thành và phát triển của
Thăng Long- Hà Nội là không thể bàn cãi. Công lao, vai trò của Thiền sư Vạn
Hạnh đối với sự ra đời của nhà Lý và văn hóa xã hội của dân tộc cũng đã được
sử sách, nhà khoa học khẳng định. Nhưng việc làm rõ sự công sức của những
người đã có chủ kiến hay, giúp vua Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long-một quyết
định có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển không chỉ của Thăng Long Hà Nội
mà còn với cả đất nước là một điều hết sức nên làm.
Thành
Huế
Diễn văn tưởng niệm Thái úy Lưu Khánh
Đàm
(LUUTOC.VN) - Trân trọng
giới thiệu diễn văn Tưởng niệm Thái úy Lưu Khánh Đàm do Ông Phạm Minh Trọng -
Phó Chủ tịch huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đọc trong Lế Húy nhật 955 năm Thái
úy Lưu Khánh Đàm tạ thế được tổ chức trang trọng tại làng Lưu Xá, xã Canh Tân
ngày 10/3 Quý Tỵ (19/4/2013)
(Trích)
...
Có
thể nói: Những ghi chép của sử sách, của Bia ký, Ngọc Phả, Thần tích, sắc
phong, … đã khẳng định: Lưu Khánh Đàm, Lưu Khánh Điều là những danh thần thời
Lý – những người có công lớn với nước, với dân, được người đương thời kính
trọng nể phục, được mãi lưu danh trong sử sách, được nhân dân muôn đời ghi nhớ
công ơn. Đặc biệt, Thái úy Lưu Khánh Đàm, với tài năng và đức độ của ông, trên
cương vị quan Thái úy, đứng đầu triều đình bấy giờ, bằng uy tín chính trị và sự
quyết đoán của mình – thực hiện di chiếu của Lý Nhân Tông, ông đã thực hiện
cuộc chuyển giao ngôi báu khá phức tạp vào tháng 12 năm 1127 cho Thái tử
Dương Hoán, bấy giờ mới 12 tuổi lên ngôi Vua, đã duy trì được sự ổn định cần
thiết giúp cho vua Lý Thần Tông ngồi vững trên ngôi báu trong một thời gian khá
dài và cũng giúp cho vương triều Lý có thể tồn tại kéo dài thêm gần 100 năm nữa
– nhất là đã giúp cho nhân dân và binh lính Đại Việt thời đó tránh được những
cuộc tranh chấp xung đột dẫn đến đổ máu vô ích....
Điều này nói rằng năm sinh, năm mất của Thái phó là 989-1058 là không hợp lôgíc. Và như vậy cụ không thể là người "dâng kế dời đô" được!
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét