Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Đông La, Huy Đức và những người viết “còm”


Cuốn sách của Huy Đức (Bên thắng cuộc) xem ra đã gây nên cuộc tranh cãi quyết liệt của các độc giả có quan tâm đến những vấn đề chính trị- xã hội. Số người nổi giận ném đá vào nhà văn Đông La sau bài phê bình cũng khá.
Nhưng mình nghĩ (là do ông Vũ Bằng chỉ bảo thôi), nhìn chung các ông nhà văn tuy có điều này điều nọ nhưng đều ít nhiều đáng kính trọng cả. Nội cái việc đêm ngày chăm chắm viết đi viết lại hàng trăm trang để giãi bày gan ruột với bạn đọc đã chẳng phải là một lao động cực nhọc  ư? Nội cái việc sưu tập tư liệu dù có để “chỉnh” nhau, “đá móc” nhau đi chăng nữa thì đều là khổ công khó nhọc và ít nhiều cũng giúp người ham hiểu biết, thích cái đẹp, yêu sự hoàn thiện, nhân bản có thêm các chứng cớ, dữ kiện để mà suy tư những vấn đề mình đang theo đuổi.
Vì lẽ đó mình cổ vũ các “ông trẻ” cứ việc tranh luận, đấu chữ với nhau trên diễn dàn!
Ở đây thấy trong bài phê bình của Đông La có vài tư liệu bổ ích (có thể chỉ đối với mình):
Có nhiều người “tố cáo” chế độ nhà tù của chính quyền cộng sản là tàn nhẫn, hà khắc đối với “phạm nhân” từng là các “đầu mấu” cả về hệ tư tưởng lẫn công cụ trấn áp đối phương. Mình có “còm” cho họ, mong họ cung cấp tư liệu cụ thể nhưng chẳng có ai thèm đáp lời. May ở đây nhận được tư liệu do Đông La sưu tập:
Bạn Hoàng Việt Vũ:
“…nếu so sánh giữa trại cải tạo của chế độ và những nhà tù chế độ cũ như nhà tù Côn Đảo, nhà tù Phú Quốc, công việc cuốc đất hằng ngày, tăng gia sản xuất, học tập chính trị có thấm gì so với những kìm kẹp, nhận nước, đóng đinh, cưa chân mà chế độ cũ đã gây ra đối với những người cách mạng.
Hãy nhìn xem, những người mà cha mẹ họ ra khỏi tù với hàng trăm vết thương, ra tù với đôi chân bị cưa 7 lần, những người thân tìm thấy xác của con cháu mình trên đầu vẫn còn hàng chục cây đinh dài cả chục cm. Họ mới là người có quyền căm thù, có quyền lên tiếng, nhưng họ vẫn im lặng và đặt lại quá khứ sang một bên, họ không quên đâu, họ vẫn nhớ, nhưng đối với họ tương lai thì quan trọng hơn nhiều cái quá khứ đau đớn ấy.


Về chuyện Việt Nam sau giải phóng đời sống khó khăn, khỏi phải bàn cãi một phần là do chính sách kinh tế xã hội của nhà nước Việt Nam sau thống nhất sai lầm trì trệ, lý luận chỉ đường (tự sáng tác ra là chính, chứ cái “nguyên lý” dựa vào thì nó không hẳn như vậy) giáo điều bảo thủ (bây giờ điều này được thừa nhận công khai), nhưng phần nữa là do viện trợ hai phe cho người Việt đánh nhau. Mỹ viện trợ lớn hơn rất nhiều so với “phe XHCN” và “các lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình”, điều này cũng dễ thừa nhận. Và đây là tư liệu mà Đông La sưu tập được, đưa vào bài viết:
Viện trợ nước ngoài trong Chiến tranh Việt Nam trên Wikipedia theo Nguyễn Nhật Hồng Trưởng bộ phận B29:
"Toàn bộ tiền viện trợ và tiền giúp đỡ của quốc tế cho Việt Nam đánh Mỹ đều tập trung về một đầu mối là B29... Từ 1965 đến 1975, B29 đã tiếp nhận Sáu trăm bảy mươi tám triệu bảy trăm ngàn đô la Mỹ (số tròn) (678.700.000 USD), trong đó hơn sáu trăm hai sáu triệu đô la là tiền viện trợ đặc biệt, hơn hai mươi bốn triệu đô la là tiền của các tổ chức và nhân dân quốc tế ủng hộ, gần 21 triệu đô la là tiền lãi kinh doanh chuyển đổi và gửi ngoại tệ ở nước ngoài, gần bảy triệu rưỡi đô la là lãi từ tiền dự trữ của chiến trường sau giải phóng...".
Tài liệu của CIA giải mật của Hoa Kỳ thì đưa ra những con số ước tính qua 20 năm, Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa đã viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổng khối lượng hàng hóa là 2.362.581 tấn; quy đổi thành tiền là hơn 7 tỉ rúp (tương đương 7 tỉ USD, trong đó hơn một nửa là viện trợ quân sự).
Còn Viện trợ quân sự Mỹ cho Việt Nam Cộng hòa:
“Theo nguồn do Việt Nam thống kê thì tổng viện trợ cho VNCH từ 1954 đến 1975 là trên 26 tỷ USD. Theo nguồn của Hoa Kỳ thì tổng viện trợ Quân sự cho VNCH từ 1955 đến 1975 là 16,762 tỉ USD. Lưu ý số vũ khí và viện trợ trên chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chiến phí của Mỹ ở Việt Nam. Nó chưa bao gồm số vũ khí và chiến phí do quân đội Mỹ trực tiếp sử dụng trong giai đoạn tham chiến trực tiếp 1964-1973, mà theo thống kê là trên 14facebook1 tỷ USD chi phí trực tiếp, tương đương 686 tỷ USD theo thời giá 2008. Mặt khác, nhà kinh tế Steven ước tính tổng chi tiêu cuối cùng của Mỹ cho cuộc chiến tranh Việt Nam sẽ lên tới 925 tỷ USD; gấp 3,8 lần chi phí của Mỹ trong thế chiến thứ nhất và chỉ đứng sau chi phí của Mỹ cho thế chiến thứ hai”.
Như vậy tổng chi phí của Mỹ cho chiến tranh VN gấp hơn 130 lần mà phía VNDCCH đã nhận được viện trợ.
Dù sao mình cũng thực lòng cảm ơn các ông nhà văn trẻ, nhờ cuộc tranh cãi của các ông mà mình có thêm một số tư liệu hữu ích!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét