Ước gì lãnh đạo Đảng, nhà nước và chính phủ tổ chức cho cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp hàng năm đến đây làm lễ thờ nhỉ?
Đồng Cổ - Vị thần núi linh thiêng và hiển ứnghttp://hanoi.vietnamplus.vn/Home/Dong-Co--Vi-than-nui-linh-thieng-va-hien-ung/20103/813.vnplus
Đền Đồng Cổ. (Ảnh: baobacgiang.com)
|
Ở Hà Nội, ven bờ nam Hồ Tây, nằm kẹp giữa đường Thụy Khuê và sông Tô Lịch, thôn Đông Xã thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, có một ngôi đền mới được trùng tu khang trang. Đó là đền Đồng Cổ.
Hàng năm, cứ vào ngày 4/4 âm lịch, dân làng vẫn tổ chức “hội thề trung hiếu” để bảo lưu một nét đẹp trong sinh hoạt chính trị và văn hóa của làng xóm ngày trước.
Sách Việt điện u linh (soạn từ thế kỷ XIV), truyện “Minh chủ linh ứng chiêu cảm bảo hựu đại vương” có chép như sau: "Theo Báo cực truyện chép: Vương là thần núi Đồng Cổ ở Thanh Hóa, tục gọi là núi Khả Phong.
Xưa kia, khi Lý Thái Tông còn là thái tử, phụng mạng vua cha là Thái Tổ, đem binh đi đánh Chiêm Thành (tức năm l020). Đến Trường Châu, tất cả đóng quân tạm nghỉ.
Canh ba đêm ấy, trong cõi mông lung, nhà vua chợt thấy một dị nhân, thân cao tám thước, mày râu cứng nhọn, mặc chiến bào, tay cầm binh khí, đến trước cúi đầu tâu rằng: “Tôi là thần núi Đồng Cổ, nghe tin thái tử sang đánh phương Nam, tôi xin theo giúp để phá giặc lập chút công nhỏ.”
Thái tử vỗ tay khen ngợi rồi tỉnh dậy. Hôm sau tiến quân đến đất Chiêm, trận ấy quả nhiên đại thắng. Khi khải hoàn về qua Trường Châu, thái tử bèn sai quân gia sửa sang lễ tạ, rồi rước về kinh đô, để giữ nước hộ dân.
Đang chọn đất khắp ngoại thành, chưa biết nên lập đền chỗ nào cho tốt lành thì đến đêm, thái tử lại thấy thần báo mộng: “Xin lập đền ở bên hữu, trong Đại La thành, sau chùa Thánh Thọ.” Thái tử theo lời, cho hưng công xây dựng, không bao lâu đền dựng xong.
Đến khi Thái Tổ mất (tức năm l028), Thái Tông lên nối ngôi, đêm mộng thấy thần đến báo rằng: “Ba vị vương em vua mưu làm phản, định đem giáp binh đến, xin nhà vua nên kíp đề phòng!”
Vua thức dậy còn chưa tin, đến sáng mới thấy việc xảy ra đúng như lời thần báo. Vua lấy làm lạ, xuống chiếu phong thần làm “Thiên hạ minh chủ, gia tước đại vương”.
Các sách chính sử cũng có ghi việc này, như Toàn thư, Kỷ nhà Lý, trong mục ghi các sự kiện xảy ra năm 1028 có đoạn: “Phong tước vương cho thần núi Đồng Cổ, dựng miếu để tuế thời cúng tế và làm lễ thề.
Trước đây, trước khi ba vương làm phản một ngày, vua chiêm bao thấy một người tự xưng là thần núi Đồng Cổ nói với vua về việc ba vương Vũ Đức, Đông Chỉnh, Dực Thánh làm loạn, nên bảo đem quân đánh ngay đi.
Khi tỉnh dậy, vua sai phòng bị, quả nhiên ứng nghiệm. Vua chiếu cho hữu ti dựng miếu ở bên hữu thành Đại La, liền sau chùa Thánh Thọ, lấy ngày 25 tháng ấy đắp đền, cắm cờ xí, dàn đội ngũ, treo gươm giáo.
Ở trước thần vị, vua đọc lời thề rằng: “Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, xin thần minh giết chết.” Các quan đi từ cửa Đông đi vào đến trước thần vị cùng uống máu ăn thề, hàng năm lấy làm lệ thường. Sau vì tháng ba gặp ngày quốc kỵ, hoãn đến ngày 4 tháng 4”.
Như vậy, vị thần được thờ ở đền Đồng Cổ, thôn Đông Xã, phường Bưởi, quận Tây Hồ vốn có gốc tích ở núi Đồng Cổ (còn gọi là núi Khả Phong), tỉnh Thanh Hóa.
Câu trả lời về gốc tích của núi Đồng Cổ đã được các chuyên gia tìm ra. Đó là một cụm ba ngọn núi có tên là Tam Thai ở bên bờ phải sông Mã thuộc địa phận làng Đan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Định.
Giữa ba ngọn núi là một cái thung, giữa thung là vạt hồ bán nguyệt nước quanh năm trong xanh. Trước hồ, dựa lưng vào vách núi, là ngôi đền Đồng Cổ. Theo thần tích thì đền có từ thời Hùng Vương, thờ thần Trống Đồng (đồng là kim loại đồng, cổ là trống).
Ngày ấy Đan Nê còn có tên là Khả Lao, gọi là Khả Lao phong (phong là đỉnh núi) rồi gọi tắt là Khả Phong. Có thể ở đỉnh núi vốn có một ngôi đền thờ thần núi. Sau (chưa rõ lúc nào) một cỗ trống đồng được đưa vào đó để thờ, nên có thêm tên là đền Đồng Cổ, núi Đồng Cổ.
Làng Khả Lao sau đổi ra Đan Nê (đan là đỏ, nê là đất bùn). Ngày nay, tìm khắp làng không thấy có đất đỏ, nhưng cách khu dân cư này khoảng trên 1.000m về phía tây có ấp Xuân Thái (nay là xóm 12) thì chỉ cần đào sâu xuống 0,5m là đã gặp thềm đất đỏ như son.
Có thể ấp Xuân Thái trước cũng thuộc về Khả Lao-Đan Nê, vì một làng thuở xưa rất rộng, gồm đất đai của nhiều làng ngày nay.
Đền Đồng Cổ suốt từ thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho tới năm 1994 vẫn là đền “quốc tế” tức được ghi vào “tự điển” (danh sách các đền chùa được triều đình công nhận) và hàng năm vua phái các quan khâm mạng (thường là quan đầu tỉnh) thay vua, tức thay cho cả nước, về đây tế thần.
Cũng từ bao đời trong đền có cỗ trống đồng lớn, nhưng đến thời Lê mạt bị mất. Sang thời Tây Sơn, trấn thủ Thanh Hóa là Nguyễn Quang Bàn, đã cúng vào đền một trống đồng mà ông tìm thấy ở một bờ sông.
Trong dịp này, khoảng năm 1796 - ông có làm một bài tán khắc trên biển gỗ sơn son thếp vàng kể lại sự việc cung tiến trống đồng.
Năm 1930, nhà học giả trường Viễn Đông bác cổ Golubew có về tận nơi khảo sát, đo đạc kích thước của trống, dịch bài tán và công bố công trình này trên một tập san (BEFEO).
Tuy nhiên, trong kháng chiến chống Pháp, năm 1947, nhân dân chuyển trống về nhà Hội đồng, rồi đến công cuộc chống Mỹ thì mất trống! Còn ngôi đền nguy nga hoành tráng thì bị thực dân Pháp phá hủy năm 1948. Năm 2000 vừa qua, dân làng mới chung sức, góp của dựng lại ba gian đền.
Trở lại đền Đồng Cổ của Hà Nội, như trên đã nói, chính xác là được Lý Thái Tông cho xây dựng năm 1028 và được lấy làm nơi để bách quan triều thần hàng năm đến đây để thề hiếu, trung vào ngày 25/3 âm lịch.
Sang đời Thánh Tông, vì trùng ngày kỵ của vua cha nên chuyển hội thề sang ngày 4/4. Tục lệ đó được giữ suốt hai thế kỷ triều Lý.
Triều Trần lúc đầu chưa nghĩ đến công việc đó. Nhưng chỉ ba năm sau khi lên ngôi, vào năm 1228, vua Trần Thái Tông đã khôi phục hội thề ở đền Đồng Cổ.
Toàn thư, Kỷ nhà Trần có ghi việc này: “Tuyên bố điều khoản minh thệ: Theo việc cũ của triều Lý, đến bấy giờ mới cử hành. Nghi thức như sau: Hàng năm ngày 4/4, tể tướng và trăm quan, hồi gà gáy đến chực ngoài cửa thành, mờ mờ sáng tiến vào triều.
Vua ngự ở cửa hữu lang điện Đại Minh, trăm quan mặc nhung phục làm lễ hai lạy rồi lui ra; đều đủ đội ngũ nghi trượng theo hầu ra cửa Tây kinh thành đến đền thờ thần núi Đồng Cổ, họp nhau thề rồi uống máu.
Quan trung thư kiểm chính đọc lời thề rằng: "Làm bề tôi hết sức trung, làm quan phải trong sạch, ai trái thề này thần minh giết chết." Đọc xong, quan tể tướng đóng cửa lại để điểm, người nào thiếu mặt thì phạt năm quan tiền. Ngày hôm ấy, con trai, con gái đứng ở bốn phương ở cạnh đường để xem, cho là hội lớn”.
Như vậy trong đời Trần, hội thề Đồng Cổ khá cuốn hút dân chúng. Đây cũng là dịp giáo dục tư tưởng trung hiếu cho nhân dân. Điều đáng chú ý là tới đời Trần, ngoài sự trung thành ra, vua còn đòi hỏi sự liêm khiết nên có sự sửa đổi lại lời thề: "Làm quan phải trong sạch." Tục lệ này được giữ suốt đời Trần.
Sau đó, do nhà Hồ chuyển đô vào Thanh Hóa nên hội thề tổ chức ở núi Đún, tức Đốn Sơn nằm phía ngoài Chính môn của thành Tây Đô (Tây Giai).
Theo các sử liệu, ta thấy các triều vua Lý-Trần đã lấy nơi thờ trống đồng làm nơi thề bồi. Tính thiêng của nhạc cụ này được khẳng định. Sở dĩ như vậy, vì tục lệ thờ trống đồng là tín ngưỡng của người Việt xa xưa.
Cho tới khi chấm dứt thời Bắc thuộc (thế kỷ X), trong tâm lý nhân dân, trống đồng vẫn là biểu tượng thiêng, là tượng trưng cho truyền thống độc lập dân tộc cũng như truyền thống văn hóa. Trống đồng cũng là niềm tự hào của kỹ thuật đúc đồng của người Việt cổ.
Do biết trống đồng có liên quan mật thiết đến tâm hồn dân Việt nên năm 45, sau khi đánh thắng Hai Bà Trưng, Mã Viện đã thu vét trống đồng đem về Tàu. Tuy nhiên, làm sao y thu hết được!
Trống đồng là nhạc khí, là tế khí, là niềm tự hào của dân ta, nên đền Trống Đồng ở ven Hồ Tây-Hà Nội, đến nay đã ngót nghìn năm tuổi vẫn không ngớt khói hương. Thực ra, ngôi đền cổ thì đã bị lính Pháp phá hầu hết, chỉ còn sót có hậu cung, trong cuộc chiến năm 1947.
Từ những năm 1990, dân làng đã lần lượt trùng tu, nay trở thành một nếp đền trang nghiêm, mỹ lệ. Và làng Bưởi-Đông Xã thay mặt toàn dân, hàng năm vẫn tổ chức hội thề trung-hiếu, vừa là duy trì một cổ lệ, vừa để nhắc nhở mọi người cố giữ tròn chữ hiếu, chữ trung - trung với nước, hiếu với dân.
Đền Đồng Cổ Hà Nội là một di tích sáng giá của Thăng Long-Hà Nội nghìn năm văn hiến./.
Hàng năm, cứ vào ngày 4/4 âm lịch, dân làng vẫn tổ chức “hội thề trung hiếu” để bảo lưu một nét đẹp trong sinh hoạt chính trị và văn hóa của làng xóm ngày trước.
Sách Việt điện u linh (soạn từ thế kỷ XIV), truyện “Minh chủ linh ứng chiêu cảm bảo hựu đại vương” có chép như sau: "Theo Báo cực truyện chép: Vương là thần núi Đồng Cổ ở Thanh Hóa, tục gọi là núi Khả Phong.
Xưa kia, khi Lý Thái Tông còn là thái tử, phụng mạng vua cha là Thái Tổ, đem binh đi đánh Chiêm Thành (tức năm l020). Đến Trường Châu, tất cả đóng quân tạm nghỉ.
Canh ba đêm ấy, trong cõi mông lung, nhà vua chợt thấy một dị nhân, thân cao tám thước, mày râu cứng nhọn, mặc chiến bào, tay cầm binh khí, đến trước cúi đầu tâu rằng: “Tôi là thần núi Đồng Cổ, nghe tin thái tử sang đánh phương Nam, tôi xin theo giúp để phá giặc lập chút công nhỏ.”
Thái tử vỗ tay khen ngợi rồi tỉnh dậy. Hôm sau tiến quân đến đất Chiêm, trận ấy quả nhiên đại thắng. Khi khải hoàn về qua Trường Châu, thái tử bèn sai quân gia sửa sang lễ tạ, rồi rước về kinh đô, để giữ nước hộ dân.
Đang chọn đất khắp ngoại thành, chưa biết nên lập đền chỗ nào cho tốt lành thì đến đêm, thái tử lại thấy thần báo mộng: “Xin lập đền ở bên hữu, trong Đại La thành, sau chùa Thánh Thọ.” Thái tử theo lời, cho hưng công xây dựng, không bao lâu đền dựng xong.
Đến khi Thái Tổ mất (tức năm l028), Thái Tông lên nối ngôi, đêm mộng thấy thần đến báo rằng: “Ba vị vương em vua mưu làm phản, định đem giáp binh đến, xin nhà vua nên kíp đề phòng!”
Vua thức dậy còn chưa tin, đến sáng mới thấy việc xảy ra đúng như lời thần báo. Vua lấy làm lạ, xuống chiếu phong thần làm “Thiên hạ minh chủ, gia tước đại vương”.
Các sách chính sử cũng có ghi việc này, như Toàn thư, Kỷ nhà Lý, trong mục ghi các sự kiện xảy ra năm 1028 có đoạn: “Phong tước vương cho thần núi Đồng Cổ, dựng miếu để tuế thời cúng tế và làm lễ thề.
Trước đây, trước khi ba vương làm phản một ngày, vua chiêm bao thấy một người tự xưng là thần núi Đồng Cổ nói với vua về việc ba vương Vũ Đức, Đông Chỉnh, Dực Thánh làm loạn, nên bảo đem quân đánh ngay đi.
Khi tỉnh dậy, vua sai phòng bị, quả nhiên ứng nghiệm. Vua chiếu cho hữu ti dựng miếu ở bên hữu thành Đại La, liền sau chùa Thánh Thọ, lấy ngày 25 tháng ấy đắp đền, cắm cờ xí, dàn đội ngũ, treo gươm giáo.
Ở trước thần vị, vua đọc lời thề rằng: “Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, xin thần minh giết chết.” Các quan đi từ cửa Đông đi vào đến trước thần vị cùng uống máu ăn thề, hàng năm lấy làm lệ thường. Sau vì tháng ba gặp ngày quốc kỵ, hoãn đến ngày 4 tháng 4”.
Như vậy, vị thần được thờ ở đền Đồng Cổ, thôn Đông Xã, phường Bưởi, quận Tây Hồ vốn có gốc tích ở núi Đồng Cổ (còn gọi là núi Khả Phong), tỉnh Thanh Hóa.
Câu trả lời về gốc tích của núi Đồng Cổ đã được các chuyên gia tìm ra. Đó là một cụm ba ngọn núi có tên là Tam Thai ở bên bờ phải sông Mã thuộc địa phận làng Đan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Định.
Giữa ba ngọn núi là một cái thung, giữa thung là vạt hồ bán nguyệt nước quanh năm trong xanh. Trước hồ, dựa lưng vào vách núi, là ngôi đền Đồng Cổ. Theo thần tích thì đền có từ thời Hùng Vương, thờ thần Trống Đồng (đồng là kim loại đồng, cổ là trống).
Ngày ấy Đan Nê còn có tên là Khả Lao, gọi là Khả Lao phong (phong là đỉnh núi) rồi gọi tắt là Khả Phong. Có thể ở đỉnh núi vốn có một ngôi đền thờ thần núi. Sau (chưa rõ lúc nào) một cỗ trống đồng được đưa vào đó để thờ, nên có thêm tên là đền Đồng Cổ, núi Đồng Cổ.
Làng Khả Lao sau đổi ra Đan Nê (đan là đỏ, nê là đất bùn). Ngày nay, tìm khắp làng không thấy có đất đỏ, nhưng cách khu dân cư này khoảng trên 1.000m về phía tây có ấp Xuân Thái (nay là xóm 12) thì chỉ cần đào sâu xuống 0,5m là đã gặp thềm đất đỏ như son.
Có thể ấp Xuân Thái trước cũng thuộc về Khả Lao-Đan Nê, vì một làng thuở xưa rất rộng, gồm đất đai của nhiều làng ngày nay.
Đền Đồng Cổ suốt từ thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho tới năm 1994 vẫn là đền “quốc tế” tức được ghi vào “tự điển” (danh sách các đền chùa được triều đình công nhận) và hàng năm vua phái các quan khâm mạng (thường là quan đầu tỉnh) thay vua, tức thay cho cả nước, về đây tế thần.
Cũng từ bao đời trong đền có cỗ trống đồng lớn, nhưng đến thời Lê mạt bị mất. Sang thời Tây Sơn, trấn thủ Thanh Hóa là Nguyễn Quang Bàn, đã cúng vào đền một trống đồng mà ông tìm thấy ở một bờ sông.
Trong dịp này, khoảng năm 1796 - ông có làm một bài tán khắc trên biển gỗ sơn son thếp vàng kể lại sự việc cung tiến trống đồng.
Năm 1930, nhà học giả trường Viễn Đông bác cổ Golubew có về tận nơi khảo sát, đo đạc kích thước của trống, dịch bài tán và công bố công trình này trên một tập san (BEFEO).
Tuy nhiên, trong kháng chiến chống Pháp, năm 1947, nhân dân chuyển trống về nhà Hội đồng, rồi đến công cuộc chống Mỹ thì mất trống! Còn ngôi đền nguy nga hoành tráng thì bị thực dân Pháp phá hủy năm 1948. Năm 2000 vừa qua, dân làng mới chung sức, góp của dựng lại ba gian đền.
Trở lại đền Đồng Cổ của Hà Nội, như trên đã nói, chính xác là được Lý Thái Tông cho xây dựng năm 1028 và được lấy làm nơi để bách quan triều thần hàng năm đến đây để thề hiếu, trung vào ngày 25/3 âm lịch.
Sang đời Thánh Tông, vì trùng ngày kỵ của vua cha nên chuyển hội thề sang ngày 4/4. Tục lệ đó được giữ suốt hai thế kỷ triều Lý.
Triều Trần lúc đầu chưa nghĩ đến công việc đó. Nhưng chỉ ba năm sau khi lên ngôi, vào năm 1228, vua Trần Thái Tông đã khôi phục hội thề ở đền Đồng Cổ.
Toàn thư, Kỷ nhà Trần có ghi việc này: “Tuyên bố điều khoản minh thệ: Theo việc cũ của triều Lý, đến bấy giờ mới cử hành. Nghi thức như sau: Hàng năm ngày 4/4, tể tướng và trăm quan, hồi gà gáy đến chực ngoài cửa thành, mờ mờ sáng tiến vào triều.
Vua ngự ở cửa hữu lang điện Đại Minh, trăm quan mặc nhung phục làm lễ hai lạy rồi lui ra; đều đủ đội ngũ nghi trượng theo hầu ra cửa Tây kinh thành đến đền thờ thần núi Đồng Cổ, họp nhau thề rồi uống máu.
Quan trung thư kiểm chính đọc lời thề rằng: "Làm bề tôi hết sức trung, làm quan phải trong sạch, ai trái thề này thần minh giết chết." Đọc xong, quan tể tướng đóng cửa lại để điểm, người nào thiếu mặt thì phạt năm quan tiền. Ngày hôm ấy, con trai, con gái đứng ở bốn phương ở cạnh đường để xem, cho là hội lớn”.
Như vậy trong đời Trần, hội thề Đồng Cổ khá cuốn hút dân chúng. Đây cũng là dịp giáo dục tư tưởng trung hiếu cho nhân dân. Điều đáng chú ý là tới đời Trần, ngoài sự trung thành ra, vua còn đòi hỏi sự liêm khiết nên có sự sửa đổi lại lời thề: "Làm quan phải trong sạch." Tục lệ này được giữ suốt đời Trần.
Sau đó, do nhà Hồ chuyển đô vào Thanh Hóa nên hội thề tổ chức ở núi Đún, tức Đốn Sơn nằm phía ngoài Chính môn của thành Tây Đô (Tây Giai).
Theo các sử liệu, ta thấy các triều vua Lý-Trần đã lấy nơi thờ trống đồng làm nơi thề bồi. Tính thiêng của nhạc cụ này được khẳng định. Sở dĩ như vậy, vì tục lệ thờ trống đồng là tín ngưỡng của người Việt xa xưa.
Cho tới khi chấm dứt thời Bắc thuộc (thế kỷ X), trong tâm lý nhân dân, trống đồng vẫn là biểu tượng thiêng, là tượng trưng cho truyền thống độc lập dân tộc cũng như truyền thống văn hóa. Trống đồng cũng là niềm tự hào của kỹ thuật đúc đồng của người Việt cổ.
Do biết trống đồng có liên quan mật thiết đến tâm hồn dân Việt nên năm 45, sau khi đánh thắng Hai Bà Trưng, Mã Viện đã thu vét trống đồng đem về Tàu. Tuy nhiên, làm sao y thu hết được!
Trống đồng là nhạc khí, là tế khí, là niềm tự hào của dân ta, nên đền Trống Đồng ở ven Hồ Tây-Hà Nội, đến nay đã ngót nghìn năm tuổi vẫn không ngớt khói hương. Thực ra, ngôi đền cổ thì đã bị lính Pháp phá hầu hết, chỉ còn sót có hậu cung, trong cuộc chiến năm 1947.
Từ những năm 1990, dân làng đã lần lượt trùng tu, nay trở thành một nếp đền trang nghiêm, mỹ lệ. Và làng Bưởi-Đông Xã thay mặt toàn dân, hàng năm vẫn tổ chức hội thề trung-hiếu, vừa là duy trì một cổ lệ, vừa để nhắc nhở mọi người cố giữ tròn chữ hiếu, chữ trung - trung với nước, hiếu với dân.
Đền Đồng Cổ Hà Nội là một di tích sáng giá của Thăng Long-Hà Nội nghìn năm văn hiến./.