Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2014

CHÙA MỚI Ở LÀNG ĐÔNG THÀNH

Thế là qua già nửa thế kỷ, xã Vũ Bản huyện Bình Lục tỉnh Nam Hà lại có chùa. Trước kia trong xã cũng có một ngôi chùa- chùa Đô. Chùa Đô từ khi mình còn bé đã chẳng nhìn thấy “ngôi chùa” nào. Chắc là chính quyền địa phương  của nước VNDCCH đã phá tan chùa trong đợt “bài trừ mê tín dị đoan” vào cuối những năm 50. Khi bọn mình là đám học trò lớp 5 (chừng 10- 14 tuổi vào những năm 69, 70) lễ mễ gánh ngói từ Cầu Mái về Chùa Đô để tập kết vật liệu xây trường cấp II thì nơi đây đã chẳng thấy đình chùa gì sất nơi này.
Nay trong xóm (làng) đã dựng lên một ngôi chùa mới. Người làng nói là người góp nhiều công sức và tiền của nhất là sư Vụ, một người “đi ra từ làng” không thành nhà kinh doanh, chính trị gì cả mà thành sư. Chính sư Vụ (đấy là cách gọi của nhiều người trong làng, đúng là gần chùa gọi bụt bằng “sư”, chứ không phải bằng “thầy”) đã vận động để mở ngôi chàu ngay tại bản quán quê hương của mình. Nghe đâu bản thân sư cũng đóng góp khá nhiều. Còn tổng chi phí cho việc xây dựng chùa khoảng 2 tỷ đồng.
Chùa xây xong, ngôi đình vốn dĩ là “to như đình” bây giờ trở nên nhỏ bé. 
Trước kia nó hoành tráng là thế, cổng tam quan, giải vũ, bốn trụ phía trước, hai trụ đắp nghê hai bên. Nó vậy nhưng ngôi đình khi xưa phía ngoài chùa thì có thể sánh với những ngôi đình nổi tiếng đấy, không phái vì quy mô to lớn đâu mà vì trình độ đắp phù điêu tinh xảo phía trước đình và những chạm khắc hoàn hảo ở quái giang, câu đầu, con bẩy… bên trong.
Theo thiển ý của mình, nhiều ngôi đình nổi tiếng trong nước không đẹp bằng đình Đông Thành. Nguyên do gần đây mới được phát hiện là nó nằm trong hệ thống xây dựng đình Cả, nơi bố trí trang ấp của thái sư Trần Thủ Độ. Đình Đông Thành chốt phía đông. Chùa Đô chắn phía tây nam. Chừng 1km phía bắc là phủ Vũ, nghe nói là của nhà Mạc chạy dạt về. Nay cạnh phủ Vũ đã có trường cấp IIIB Bình Lục. Trường đã có 40 năm tuổi, mình cũng góp sức xây dựng trường này dạo nó bắt đầu bằng  tranh tre nứa lá.
Còn ngôi chùa, trong điều kiện đầu tư hạn hẹp thì không thể so với trình độ của dân chúng đói nghèo khi xưa nhưng vắt hết sức mình để có ngôi đình hoành tráng.
Ngôi chùa xây dựng về tổng thể nom cũng đơn giản, đơn giản nhất so với những ngôi chùa cổ nổi tiếng trong cả nước, tất nhiên rồi.
Nhưng bên trong thì bài trí tượng cũng tương đối đầy đủ. 


Tượng Tam thế Phật, tượng Adiđà Tam tôn, tượng Thích ca thuyết pháp, tượng  Cửu Long… 
Nhưng hai ông Thiện Ác có ở nhiều chùa thì đây không. Cũng chẳng quan trọng lắm, mãi tận thế kỷ XVIII mới xuất hiện tượng này mà!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét