Thấy bài tiểu luận thú vị ở http://giangnamlangtu.wordpres, lôi về để
ngẫm nghĩ nhâm nhi. Trình độ phê bình sân khấu của ta còn xa mới đến độ này!
Đôi lời thưa trước
Lãng tử Giang Nam đọc văn đôi khi cảm thấy lăn tăn, nhất là văn trong sách giáo khoa, bèn ghi lại đây. Mong bạn đọc cho ý kiến. Lãng tử sẽ nghĩ lại và bổ sung. Vậy nên gọi là trang”Bình luận mở ngỏ”
Danh mục 02 bài viết:
1. Bàn về kịch bản “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ
2. Phê bình ” Chiếc thuyền ngoài xa” của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
TIỂU
LUẬN 1
BÀN VỀ KỊCH BẢN “HỒN TRUONG BA, DA HÀNG THỊT”
CỦA LƯU QUANG VŨ
Nghiên cứu- Phê bìnhKịch nói (drama) là thể loại cổ xưa, bắt đầu từ thời cổ đại Hi Lạp với những tác phẩm bất hủ của ba nhà thơ viết kịch mẫu mực (Eschyle, Sophocle và Euripide) làm nền móng vững chắc cho kịch nói suốt chiều dài lịch sử nhân loại. Kịch cổ đại Hi Lạp có sức sống kỳ lạ, băng qua hai giai đoạn kịch nói Phục Hưng và chủ nghĩa cổ điển, tiến tới thế kỷ 20 và đã để lại cho loài người quy tắc kịch “tam duy nhất” (*) mà ngày nay các nhà viết kịch vẫn ao ước đạt được nhưng chỉ có một số rất ít người thành công.
Kịch nói mang đậm chất thơ đồng thời lại nổi bật cái hiện thực sinh động. Đó là mâu thuẫn rất khó thực hiện với người cầm bút. Kịch nói không thể kéo dài tùy ý vì phải diễn liền mạch trong một buổi phù hợp với sức người ngồi xem (Vì thế kịch không bao giờ được diễn kéo dài trong hai đêm. Điều này là dấu hiệu khác hẳn với phim truyện). Kịch nói phải giản dị, dễ hiểu. Xem kịch tới đâu khán giả cần hiểu ngay các tình tiết tới đó, cảm xúc ngay lập tức. Khi về nhà chỉ còn suy ngẫm thêm những ý tứ sâu xa và bình luận với nhau.. Nếu không đạt các tố chất trên thì vở diễn thất bại hoặc nhạt nhẽo. Kịch nói, vì thế, tương tự với một bài ca, công chúng cần được đồng cảm ngay khi nghe hoặc xem. Tác giả không thể biện minh rằng tác phẩm khó thì phải hiểu từ từ, về nhà sẽ hiểu, sau này sẽ hiểu (!). Nếu là truyện ngắn, tiểu thuyết khó hiểu thì độc giả lật trang xem lại, thậm chí đọc đi đọc lại nhiều lần. Tiếc thay vở kịch chỉ “diễn đi” một lần, chứ không “diễn lại” (mặc dù ngày nay có băng đĩa VCD, DVD mua về chi khoảng 10 ngàn, bỏ vô máy xem đi xem lại, nhưng ngồi ở nhà thì không thể phục hồi cảm giác, cảm xúc ngồi trong nhà hát (giá vé vào cửa hàng trăm ngàn trở lên), được nhìn sân khấu giống như ngoài đời). Nghe, xem bài hát, khán thính giả cần phải cảm thụ ngay, chẳng ai đi xem nghe ca nhạc mà chả hiểu gì để về nhà vắt tay lên trán suy ngẫm mới hiểu ra được. Nếu vậy thì buổi diễn (kịch, ca nhạc) bi thảm lắm, không có tiếng vỗ tay tán thưởng nào vang lên khi hết một hồi kịch hoặc khi tấm màn nhung từ từ hạ xuống…(Bởi khán thính giả còn mắc bận nhăn trán cau mày suy ngẫm hoặc ngơ ngẩn). Kịch nói đúng nghĩa phải làm khán giả ngồi bần thần, chết lặng hoặc toát mồ hôi, rơi thầm nước mắt hoặc ngả nghiêng cười phá… Do kịch nói khó sáng tác như vậy nên nền văn học Việt
Mặc dù kịch nói, văn chương nói chung, có quyền hư cấu, riêng Kịch đòi hỏi phải hư cấu như thật, phải đảm bảo logic tự nhiên theo quy luật nhân quả (không phải luật nhân quả nhà Phật). Đơn giản là: nhân vật A tác động đến nhân vật B, nhân vật B lại tác động phản hồi ngược lại nhân vật A hoặc chuyển hướng sang nhân vật C .v.v… Vở kịch diễn ra trước mắt khán giả như chính đời sống đang xảy ra. Do đó logic tự nhiên cần được đảm bảo rõ ràng, minh bạch. Chẳng hạn, khi Hồn ông Trương Ba trú ngụ vào xác anh hàng thịt thì Hồn anh hàng thịt sao không phản ứng chút nào? Chăng lẽ, anh hàng thịt chỉ có xác mà không có hồn (?!).
Nhân vật Trương Ba được tác giả cho là người hiền hậu, tử tế, cao quý, vậy mà khi trú ngụ trong xác anh hàng thịt lại bừng bừng sỉ mắng anh ta với những lời thô lỗ, bất nhẫn và vô ơn. Như thế là trái logic của tính cách nhân vật Trương Ba, tính cách thiếu nhất quán. Cũng là trái quy tắc nhân quả. Tương tự, anh hàng thịt được nhà văn cho là thô thiển, đầy dục vọng nhưng ngôn từ lại sáng suốt, sâu sắc, hiểu biết và rất nhã nhặn đàng hoàng khi tranh luận với Trương Ba. Tại sao Hồn anh hàng thịt không tranh cãi với Hồn Trương Ba ? Vẫn là thiếu sót trong xây dựng nhân vật.
Tất cả những thiếu sót đó chỉ vì tác giả cố xây dụng tình huống một cách gượng gạo, khiên cưỡng, cốt sao nhét cho được chủ đề tư tưởng vào vở diễn. Và từ đó còn sinh ra nhiều thiếu sót nữa.
Chủ đề trung tâm của vở kịch là mối quan hệ “hồn và xác”. Nhà văn đã bị ám ảnh bởi quan điểm siêu hình khi cố ý tách biệt ra hai thứ. Theo cách nhìn biện chứng,hồn và xác là một thể thống nhất khi con người đang tồn tại. Nhà văn cố ý tách ra một cách tùy tiện và khiên cưỡng để tạo dựng những cuộc đối thoại, tranh cãi phi lý và nực cười. Trong văn chương thế giới từng có những biện pháp thành công hơn khi cần miêu tả những cuộc đấu tranh nội tâm. Cuộc đấu tranh giữa “hình và bóng”, cuộc đấu tranh giữa nhân vật hiện tại và chính nhân vật ấy trong quá khứ .v.v…
Khái niệm “chết hẳn” của nhân vật Trương Ba cũng rất phi lý, mơ hồ: “Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn”. Vậy, khi linh hồn thoát khỏi thể xác thì gọi là “chết hẳn” ư ?
Có những câu văn luộm thuộm do tác giả viết rất vội:
VỢ TRƯƠNG BA: Thằng Cả đã quyết định dứt khoát sẽ bán khu vườn để có tiền mở thêm vốn liếng cửa hàng thịt”. (Ý nói con trai ông Trương Ba đã mở cửa hàng thịt, nay bán vườn để tăng vốn liếng đầu tư mở rộng cửa hàng. Thực tế là anh ta mới dọa bố sẽ bán vườn để mở cửa hàng thịt).
Có phải tác giả thực lòng muốn viết thế này chăng:“Thằng Cả đã quyết định dứt khoát sẽ bán khu vườn để có tiền mở cửa hàng thịt” ?
Vế nghệ thuật xây dựng nhân vật: Toàn bộ lời nói của các nhân vật đều quá già dặn hoặc không thích hợp với bản thân họ. Vợ Trương Ba nông dân thuần phác, cái Gái nhỏ xíu, ngây thơ, anh hàng thịt, chị con dâu…và cả ông Trương Ba, đều nói năng như trí thức hoặc nhà triết học… Có lẽ đây là thiếu sót lớn thứ nhì của vở kịch. Thiếu sót lớn nhất là tạo tình huống phát sinh ra một xung đột kịch khiên cưỡng, gượng gạo, cho dù nhà lý luận có thể biện minh đây là thủ pháp “tượng trưng, cách điệu”.
Lại nữa, vì sao chỉ có một mình chị con dâu hiểu biết và cảm thông sâu sắc với bố chồng như một nhà triết học hay tâm lý học già dặn,? Con bé Gái già trước tuổi thay vì hồn nhiên, vô tư. Cu Tị cũng già như thế.
Miêu tả nhân vật anh hàng thịt theo kiểu “xã hội học dung tục”, tức là theo tư duy siêu hình về nghề nghiệp. Nghĩa là, anh làm nghề hàng thịt thì phải xấu thôi, mặc dù trong vở kịch chưa cho thấy anh ta có hành vi gì xấu xa… Anh hàng thịt là một người lao động bình thường, vô cớ bị tác giả chỉ trích miệt thị nặng nề quá mức. Ông Trương Ba chỉ biết làm vườn (của nhà mình) và thú riêng chơi cờ. Ông đã làm gì để được mọi người phải kính trọng hơn hẳn anh hàng thịt ? Lại nữa, vì sao ông Trương Ba có tên họ, còn anh hàng thịt thì không có tên ? Cứ theo logic văn chương, một nhân vật vô danh tức là đại diện cho một nghề nghiệp, một tầng lớp của anh ta, như vậy nhân vật này có ý nghĩa phổ biến. Nếu quả thế thì phải xem lại quan điểm lệch lạc của nhà thơ khi nhìn người lao động.
Đây nữa một chi tiết phi lý, mơ hồ: Nhân vật bà Vương Hậu (Tây Vương mẫu) được nhắc tới rằng có tính ghét trẻ con thì có ý nghĩa chính trị, xã hội gì không ? Bà Tây Vương mẫu chủ vườn đào tiên trong thần thoại Trung Quốc chỉ say mê trồng đào tiên để kéo dài tuổi thọ, bà là nhân vật điển hình của Đạo giáo – thế thôi ! Bà vốn không có ý nghĩa xấu xa, phản diện nào cả ! Xét cho cùng, Bà cũng là chủ vườn, người làm vườn – đồng nghiệp của ông Trương Ba.
Trong nghệ thuật văn chương nói chung, triết lý cần phải được toát ra từ hình tượng nhân vật trong sự vận động. Nhưng vở kịch đã quá tải vì phải chuyên chở triết lý vụn vặt, vượt ra ngoài hình tượng nhân vật, dường như tác giả trực tiếp phát ngôn vậy, nói cách khác, tác gỉa nhét lời vào miệng nhân vật thật dễ dãi. Rất ít những câu triết lý hợp cảnh được đánh giá cao như “Có những cái sai không thể sửa được, chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm… Hoặc phải bù lại bằng một việc đúng khác”
Những triết lý hư vô, mơ hồ như ông Trương Ba tranh luận dễ dãi: “Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa (lý tưởng quá, nào có mấy ai thích làm sai khi biết đó là sai ! Trương Ba nói: “Không có gì chán bằng đánh cơ với tiên”, triết lý vu vơ, hư vô.
Câu này rất mơ hồ: “Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mính cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng”. Tác giả muốn Ngọc Hoàng phải là ai nữa kia?
Ngôn từ nhân vật (sân khấu gọi là đài từ) của Lưu Quang Vũ thường “ám chỉ” thời đại đang diễn ra khiến khán giả cùng thời cảm nhận được ngay, bất cháp lời nói luộm thuộm, vô lý hay khó hiểu. Chính vì thế Kịch mang tính thời sự rất đậm đà. Tiếc thay cũng vì tính thời sự mà nhiều bạn đọc sinh ra ở giai đoạn sau khó cảm nhận. Những vở kịch cổ điển sống lâu thực vô cùng hiếm hoi bởi nó phải vượt qua “tính thời sự” đạt tới “ tính vĩnh hằng”.
Nhà thơ tài hoa Lưu Quang Vũ viết kịch rất nhanh, rất vội, dường như chỉ kịp ghi lại ý tưởng và phác thảo để kịp giao hàng cho đạo diễn sân khấu (từ nhiều nơi trong nước, trong
Chỉ khi viết những vở kịch lãng mạn, hợp phong cách thi ca thì ông rất thành công, như các vở Sống mãi tuổi 17, Bông cúc xanh trên đầm lầy, Khoảnh khắc và vô tận, Đỉnh cao mơ ước, Juliet không trẻ mãi, Cô gái đội mũ nồi xám… Những vở kịch phản ánh hiện thực trực diện như “Ông không phải là bố tôi”, “Bệnh sĩ”, “Tôi và chúng ta” ông cũng rất thành công… LQV sớm bộc lộ năng lực thi ca mạnh mẽ, nhưng khi viết kịch nói “Hồn Trương Ba da hàng thịt” thì chưa đạt tới trình độ kịch cổ điển, nhà thơ phải đối diện với những vấn đề quá sức nên rất lúng túng, thiếu nhất quán, xây dựng nhân vật luộm thuộm, áp đặt nhân vật phát ngôn lấy được.
Cuối đời, Lưu Quang Vũ từng tâm sự với bạn hữu “mình sẵn sàng đổi các vở kịch lấy một bài thơ hay”. Bạn đọc hãy tìm đọc 2 bài thơ “Tiếng Việt” và “Trung Hoa” rất đặc sắc của nhà thơ Lưu Quang Vũ. (vô Google search gõ cụm từ :“Tiếng Việt Lưu Quang Vũ, và Trung Hoa-Lưu Quang Vũ) để hiểu rõ bản lĩnh và đặc sắc văn chương của ông. Xin đọc thêm 02 bài (bấm vào đây): “Tiếng Việt” nhân ngày gia đình anh vinh-biet/” và Thuong thuc bai tho TRUNG HOA/của Lưu Quang Vũ.
Nhớ lại, vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” diễn vào thời đó (1984) trong không khí bức xúc của đêm trước Đổi mới, lòng người hừng hực, công chúng và nhà thơ cộng hưởng cao độ, muôn người như một nên vở diễn được hoan nghênh nồng nhiệt từ Bắc chí Nam. Tuy nhiên sau một thời gian lắng đọng, những thiếu sót không nhỏ trong nghệ thuật kịch đã bộc lộ. Sân khấu ngày nay ít diễn kịch LQV, đài truyền hình cũng ít trình chiếu. Tinh thần Đổi mới ngày nay đang đi vào khúc quanh mới và chiều sâu mới, đã giảm đi cái khí nóng hừng hực của những năm 80. Bản thân Tư Kiều tôi cũng là một fan hâm mộ trung thành của LQV từ các vở đầu tiên, cũng là độc giả say mê của những cây bút tiên phong Đổi Mới như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu, Trần Huy Quang, Dương Thu Hương…Tư Kiều nhớ lại hồi ấy khán giả cũng như giới văn nghệ sĩ và báo chí vô cùng quý mến thương yêu và cảm phục nhà thơ- nhà viết kịch LQV. Hãy tưởng tượng một gia đình nghệ sĩ tài hoa Lưu Quang Vũ- Xuân Quỳnh và ba đứa con nhỏ sống chen chúc trong một căn phòng riêng ở chung cư rộng khoảng 8 (tám) mét vuông (không kể công trình phụ dùng chung của khu tập thể văn nghệ sĩ tiêu biểu nhất Hà Nội). Ông ngồi đó viết gần 60 vở kịch trong 10 năm ở cái nền nhà chỉ đủ rải cái chiếu ăn cơm, tiếp khách đạo diễn trong Nam ngoài Bắc thì phải ngồi ở ngoài hành lang chung hoặc ra quán trà hè phố… Thương thay, khi Đoàn kịch Hà Nội mời cả gia đình ông đi “đọc kịch bản” tại thành phố biển Hải Phòng nhân tiện tranh thủ nghỉ mát, chiếc xe chở gia đình ông bị một xe tải cán chết trên đường. Ông qua đời năm 40 tuổi lúc đang tràn trề sức sáng tạo cùng với người bạn đời, nữ thi sĩ Xuân Quỳnh và hai đứa con nhỏ đang bộc lộ năng khiếu nghệ thuật rất sớm.
Với sách giáo khoa, sự lựa chọn tác phẩm cần phải kỹ càng hơn bao giờ hết. Bởi chúng ta đọc kịch chứ không xem kịch. Tư Kiều đành phải kìm nén tình cảm quý mến tác giả mà bình tâm suy ngẫm về kịch bản này, rất mong bạn đọc cùng chia sẻ ý kiến thẳng thắn của mình.
PHN
Bài viết căn cứ sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập Một. Nâng cao, NXB GD, 2008
Chú thích (*):
Quy tắc kịch “tam duy nhất”: 1. Một hành động kịch (chính) duy nhất, còn gọi là hành động xuyên. 2. Một địa điểm bối cảnh duy nhất. 3 Thời gian câu chuyện xảy ra một ngày (trở xuống). Tiêu biểu cho quy tắc này là hai vở “Lôi vũ” (tác giả Tào Ngu, Trung Quốc) và vở “Đêm trắng” (tác giả Lưu Quang Hà, Việt
Tái bút:
Ở thế hệ Lưu Quang Vũ, nhà thơ cũng như mọi người, nhất là công chức, trí thức không tin con người có linh hồn. Vài năm sau khi ông qua đời, xuất hiện một số nhà ngoại cảm ở miền Bắc như Phan Thị Bích Hắng, Nguyễn Thị Nguyện, Nguyễn Văn Liên, Vũ Thị Năm Nghĩa, Nguyễn Thị Nghi… đã được ghi trong cuốn “Bí ẩn các nhà ngoại cảm Việt Nam”, tác giả Lê Mai Dung, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 2007. Hội nhà văn xuất bản 02 cuốn sách về nhà ngoại cảm, Báo An ninh thế giới hàng tuần dã đăng nhiều kỳ về các nhà ngoại cảm đó. Tất cả đều công nhận có bằng chứng, nhân chứng về việc các nhà ngoại cảm tiếp xúc trò chuyện với linh hồn, nhờ linh hồn chỉ mộ của chính họ. Thập kỷ 90 thế kỷ trước khoảng 10 người Việt có khả năng ngoại cảm đã chính thức mở ra một kỷ nguyên mới trong đời sống tinh thần người Việt: khẳng định linh hôn con người còn tồn tại trong thế giới tâm linh hiện hữu.… Đọc vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” tôi thấy rõ nhà thơ Lưu Quang Vũ coi linh hồn chỉ như một ẩn dụ (không có thực) để xây dựng câu chuyện, do vậy ông miêu tả linh hồn rất lúng túng và tự mâu thuẫn. Như các câu:
“Ông hãy làm cho hồn anh ta được sống lại với thân xác này” (Trương Ba nói, trang 211). – Nghĩa là, còn có “linh hồn chêt” nữa sao ?!
“Ra khỏi thân xác, hồn chẳng còn là gì nữa” (Đề Thích nói, trang 213).
- Chưa rõ: “hồn chẳng còn là gì” hay là “không còn, không có” ?!~
“Tôi vừa thấy hồn thằng bé bay vụt lên khỏi mái nhà, tan mờ ra như một làn sương mỏng…” (Lời Đế Thích, trang 211)
Giả sử sau khi các nhà ngoại cảm xuất hiện, công bố thành tích tìm hàng ngàn mộ liệt sĩ và người chết khác, Lưu Quang Vũ sẽ viết vở kịch này khác hẳn như đã viết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét