Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

ĐOÀN VỆ QUỐC QUÂN MỘT LÒNG RA ĐI

Vừa nghe trên truyền hình trò chơi “Tuổi hai mươi hát” bài “Đoàn Vệ quốc quân một lòng ra đi” của Phạm Huỳnh Điểu khi nhạc sĩ mới 20 tuổi do một nhóm SV Đại học Sư phạm modify theo phong cách rock. Màn biểu diễn làm mình xúc động trào nước mắt, mặc dù đây là bài hát quân mình đã từng luyện tập và hát thi hội diễn nhiều lần thời còn khoác áo lính.
Một cựu sĩ quan QLVNCH nói rằng Cộng sản có một đội quân tuyệt vời với những người lính quả cảm, thản nhiên đi vào chỗ chết vì nhiệm vụ (đó là nguyên nhân của sự thất bại của QLVNCH, ông ta bảo thế. Nhưng nói thế đúng nhưng không đủ, cái này cần các SV đang học tại các trường Cao đẳng và Đại học ở VN bổ sung. Kể cả như vậy cũng vẫn chưa đủ!).
Những người lính cách mạng VN suốt từ thời thành lập cho đến nay, trải qua bao cuộc chiến tranh lớn nhỏ vẫn cứ hừng hực khí thế:
  “Ra đi ra đi bảo hồn sông núi
Ra đi ra đi thà chết không lui”.
Một người anh hùng Trung Quốc thời xưa đi vào chỗ chết để hành thích Tần Thủy Hoàng đã “ra đi đầu không ngoảnh lại” gây sự ngưỡng mộ của hàng trăm triệu người và cảm hứng cho nhiều nhà thơ. Còn trong các cuộc  tham chiến của QĐNDVN thì có hàng triệu người lính đã rầm rập ra trận, đi vào chỗ chết với cảm xúc hào hùng:
“Đường ra trận mùa này đẹp lắm!”

và vẫn với tinh thần “Đoàn Vệ quốc quân một lòng ra đi”!

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

Đồng bào Tây nguyên chào cờ sáng thứ Hai, nguy hiểm quá!

VTV1 vừa đưa tin tối nay (17/11/2013) rằng đồng bào một số xã ở Kontum được vận động tập trung chào cờ vào sáng thứ hai hàng tuần.
Mấy ông làm tuyên huấn có vẻ như cho đây là một “thành tích”, đáng nêu gương. Không tốt, không tốt nếu như làm thái quá như thế!
Phải nói cái phong trào chào cờ buổi sáng chỉ là sáng kiến rởm của bọn duy tâm. Hy vọng qua đấy mà tăng cường tinh thần yêu nước, sự trách nhiệm đối với cộng đồng, lòng trung thành với thể chế chính trị v.v…
Không! Lòng yêu nước như Lênin nói, là tình cảm tự nhiên của con người, mặc dù nó bị chi phối bởi các lập trường chính trị khác nhau. Người thống trị yêu nước một cách, người bị trị yêu nước cách khác. Người thống trị yêu nước nhưng cũng có thể nhượng một phần lãnh thổ của mình cho nước khác, vấn đề là giữ được vị thế thống trị của mình. Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Nguyễn Ánh là các thí dụ mà sử sách đã ghi chép. Thời sau này có khi cũng có nhưng trẻ em chưa được học!
Người bị trị sao mà bán nước được? Họ hoặc là bó tay thấy kẻ thù hùng bạo cai trị. Nó mạnh quá thì đánh đẩm gì? Hoặc liều thân để giữ mảnh đất quê cha đất tổ hoặc quá uất ức khi kẻ ngoại bang giết hại người thân của mình.
Đấy là lúc có họa ngoại xâm!
Còn ngày thường ư? Người dân sẽ yêu triều đại (bây giờ là thể chế chính trị) thông qua những gì mà thể chế mang lại cho họ, thông qua sự hy sinh tận tụy của quan lại (thời xưa) và quan chức (thời nay). Sự tuyên truyền chỉ là thừa, lãng phí tiền của của Nhà nước (cũng là tiền thuế do đóng góp của người dân) nếu như không có 2 nội dung cốt tử trên: cải thiện đời sống của dân chúng và sự gương mẫu của quan chức, công chức.
Những người làm công tác quản lý chắc biết thừa điều này. Nhưng nó có vẻ trái với “lợi ích nhóm”, “lợi ích đẳng cấp” của chính họ. Vì vậy họ tiếp tục tuyên truyền một cách trơ tráo, mất tiền của của nhân dân theo kiểu “tay người vỗ đá”.

Nhưng người lao động, kể cả lao động chân tay lẫn lao động trí óc  làm được gì  trong tình cảnh này?  

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

Biểu tượng anh hùng của VN đã qua đời!



Có lẽ nói không ngoa rằng, trong thế kỷ XX Việt Nam có hai biểu tượng tốt đẹp nhất (tất nhiên trong mắt của đại đa số con dân nước Việt chứ không phải đối với tất cả mọi người) là biểu tượng yêu nước+ trí tuệ+ đạo đức (Hồ Chí Minh) và biểu tượng anh hùng + trí tuệ + đạo đức (Võ Nguyên Giáp).
Nói riêng về biểu tượng anh hùng (có người còn coi là thiên tài quân sự nữa kia) Võ Nguyên Giáp, ngoài sự ngưỡng mộ chưa từng có ở nước VN sau cái chết của ông Hồ Chí Minh (mặc dù không ít người trong số “bất đồng ý kiến” bảo rằng bị ép buộc phải bày tỏ lòng thương xót) thì bây giờ với các bằng chứng sống động, khó ai mà nói rằng dân chúng VN bị ép buộc phải bày tỏ lòng thương xót hay đóng kịch thương tiếc ông Đại tướng được nữa. Thiết nghĩ, sự việc đã tự nó nói lên tất cả.
Tuy vậy trên mạng cũng có  một số cười khẩy rằng tướng Giáp bất tài, tàn nhẫn, hèn nhát. Rằng tướng Giáp không phải là Anh Cả của QĐNDVN, danh hiệu ấy phải dành cho Chu Văn Tấn, Nguyễn Bình… kia mới phải! Quả thật họ đã tìm ra một số bằng chứng cho thấy Chu Văn Tấn, Nguyễn Bình tổ chức lực lượng vũ trang quấy phá lực lượng của Pháp trước khi cái đội VNTTGPQ của tướng Giáp chào đời.  Nhưng thực tế chứng tỏ ông HCM có con mắt tinh đời, giao việc binh cho anh trí thức trẻ chẳng hề được đào tạo binh pháp ngày nào. Hơn nữa ông còn buộc những người quy phục như ông Tấn, ông Bình phải phục tùng ông Giáp, cho dù các vị ấy chắc không ít tức tối! Ông HCM đã nhìn thấy ở ông Giáp cái triết lý quân sự nào đó le lói. Kết cục cuối cùng là thắng lợi mặc dù cũng có vài quả cay đắng. Thôi thì thắng thua việc binh cũng là chuyện thường tình. Miễn là cuối cùng thắng ở đại cục!
Cũng có người chê cái binh pháp tốn quân ở Khe Sanh, cái chiến lược mất nhiều sinh mạng mà chẳng thu được lợi ích gì đáng kể dạo Tết Mậu Thân. Trận Thành Cổ mất quá nhiều xương máu của bộ đội- các cựu sinh viên năm 1972 một cách vô ích. Chủ trương đưa quân chiếm giữ dài hơi ở Cămpuchia vừa mất người, vừa tốn của, vừa mất hòa khí với cả thế giới (trừ khoảng chục nước lệ thuộc vào Nga Xô). Trận đụng độ với Tàu khựa nửa đầu năm 79 với sự bị động hoàn toàn, đến khi QĐNDVN nhận được vũ khí viện trợ,  xây dựng phòng tuyền Sông Cầu thì Bắc Kinh cũng hoàn thành cái bài học dành cho Việt Nam hỗn láo (nói theo giọng điệu hung hăng của Đặng Tiểu Bình)! Nghe lại mà ức!
Ông Đại tướng về cuối đời cũng không nói chuyện buồn. Hình như ông chỉ hào hứng nói về Điện Biên Phủ. Quả thật dù thất bại ở một số những trận đánh về sau, những chiến dịch về sau, nhưng trận ĐBP đã làm nên tên tuổi VN, đồng thời với tên tuổi ông Đại tướng, tên tuổi ông HCM trên toàn cầu. Đời làm tướng chỉ từng ấy cũng đã vô cùng oanh liệt! Dân VN ngưỡng mộ ông chẳng có gì là quá đáng, sai lầm!
Nói gì về chiến thuật của ông Đại tướng nhỉ? Đúng ra là một chiến thuật không đẹp, một triết lý quân sự không quân tử! Chuyên môn đánh du kích, dùng chiến tranh nhân dân (tất nhiên dân thường không muốn dính líu vào chính trị cũng bị vạ lây), và công đồn vào ban đêm. Bọn Tây, Tàu, Mỹ thì khác: dàn quân ra mà chém nhau, bắn vào nhau. Tiến quân mà cứ đi thẳng người mặc cho đối phương bắn! Chà chà, anh hùng thật nhưng theo cái nhìn của người Việt thì đó là cái anh hùng ngu xuẩn! Chết nhiều quân mà chẳng chắc có chiếm được mục tiêu! Kệ mẹ các ông, VC chúng tôi cứ thế đấy, cứ chơi kiểu đánh khủng bố, đánh đêm và đào hào như chuột chũi. Trận ĐBP có thể ví như trò chuột đào hang làm sập chuồng voi. Nói như ông HCM: hổ nấp trong rừng nhẩy ra cắn voi thì nghe oách quá.  Các ông Tây, Tàu, Mỹ chơi được thì chơi, không chơi được thì biến!
Đấy mới là triết lý quân sự của người Việt, chẳng thấy dân tộc lớn nào chơi kiểu này. Và tất nhiên một dân tộc không lớn như Cămpuchia thì cũng chơi. Lần này tất nhiên chúng ta phải biến thôi. Đây nói thẳng ra là cú nhục lớn, nhưng cái quả thắng ĐBP với ý nghĩa lịch sử của nó đủ làm lu mờ cú nhục này!

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Sao các vị tín đồ Công giáo phản ứng dữ thế nhỉ?

Nhiều vị tín đồ Công giáo chửi rủa nặng lời với các nhà nghiên cứu Chalie Nguyễn, Trần Chung Ngọc, Nguyễn Mạnh Quang khi những người này tập hợp những nghiên cứu từ phương Tây về tội ác và khuyết tật của Kitô giáo.
Thật ngạc nhiên!
Người Việt đi chùa rất đông, nhưng người nhà chùa bị chế nhạo cũng nhiều mà chẳng thấy  ai phản ứng gay gắt cả:
Nam mô bồ tát bồ hòn
Ông sư bà vãi cuộn tròn lấy nhau.
Nam mô bồ tát
Một vác dao găm
Một ôm rau húng
Một bụng rau răm
Ba cô đội gạo lên chùa
Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư
Sư về sư ốm tương tư
Ốm lăn ốm lóc cho sư trọc đầu….


Mấy triệu đảng viên, nhưng nghe những chuyện khuyết tật, tệ hại,  những sai lầm trong Đảng ai cũng thừa nhận. Chẳng ai gay gắt phản bác. Mọi người nghĩ rằng nói đúng là tốt. Tất nhiên đó là nói ngoài lề. Nói ở những nơi chính thức (diễn đàn, bục giảng, báo chí…) có mà tai họa.


Thế mà đọc bài kể tội Công giáo, các vị tín đồ cứ lồng lên. Chẳng giống người Việt mấy! 

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Nhận xét bài của nhạc sĩ Viêt Khang

Mình có nhận xét ngắn trong trang của ông nhạc sĩ Việt Khang như thế này:
Cái gọi là "phản bội" không quan trọng. Vì chỉ có loại ngu trung mới tôn thờ hôn quân bạo chúa thôi, người thức thời và có lương tâm trách nhiệm phải nhận rõ đúng sai, phải trái. Tôi không chê ông TCN, NMQ... cũng như các ông Bùi Tín, Nguyễn Mạnh Cần, bà Dương Thu Hương, GS Nguyễn Đăng Mạnh là phản bội, miễn là điều họ nói đúng sự thật, hợp lý, khách quan và có cơ sở.Người có học không được chửi bản thân người viết mà phải chứng minh những luận điểm, luận chứng, luận cứ của đối phương là sai. Tức là phải "cãi" chứ không được "chửi". Nếu không "cãi" được, chỉ "chửi" vì tức thôi thì đúng là mình có lỗi hoặc ngu dốt, hoặc vừa có lỗi vừa ngu dốt, thất học.
Tất nhiên thất học cũng chẳng sao, có thể làm lính xung kích ngoài trận tiền hoặc kẻ hung hăng trong các vụ ẩu đả. Chứ ngồi gõ chữ luận bàn chuyện đời thì nên tránh xa! Không phái chỗ của mình. Biết thì thơn thớt, không biết thì dựa cột mà nghe, có câu thành ngữ của người Việt như thế!
Không biết mọi người tham gia diễn đàn có đọc nghe câu này của Khổng Tử: Quân tử có dũng mà không có nghĩa thì làm loạn, tiểu nhân có dũng mà không có nghĩa thì trộm cướp. Xin đừng ai luận bàn chuyện đời mà làm loạn hoặc trộm cướp!

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

TÙ CỘNG SẢN KHẮC NGHIỆT?

“Ơn Chúa” là mình không phải trải nghiệm cảm giác trong tù. Nhưng đọc, nghe những người chống cộng hải ngoại đã từng chịu tù chửi rủa thì mình cũng cố hiểu xem kêu ca, chửi rủa như thế có đáng không?
Sau ngày thống nhất đất nước chỉ ít lâu, cả nước lâm vào tình trạng thiếu đói trầm trọng. Chẳng biết các nhà lãnh đạo thích nghe báo cáo gián tiếp có biết không chứ dân chúng, bộ đội từ nam chí bắc đói xanh tai. Nguồn lương thực viện trợ hình như bị cắt, mà cắt là đúng. Trước kia LX, TQ và các nước khác viện trợ cả vũ khí lẫn lương thực: gạo, bột mì, ngô… để cho mình “đứng đầu trên tuyến đầu chống Mỹ”. Bây giờ Mỹ nó rút lâu rồi, “ngụy nhào” lâu rồi, ai người ta đổ lương thực ra mà nuôi mình?
Viện trợ của người Mỹ cho VNCH cũng cắt nghe đâu từ 12/74. Nó mà không cắt thì QĐNDVN có mà thắng (mấy tháng sau đó) vào mắt! Việc cắt viện trợ làm cho đám tướng tá cao cấp suy sụp, trong khi hàng úy tá vẫn phồng mang trợn mắt định tử thủ.
Như vậy cả hai miền không còn viện trợ, trong khi tư duy kinh tế thì bảo thủ, giáo điều, định kiến và sai lầm trầm trọng. Dân chúng không đói, đời sống không khó khăn, thậm chí khó khăn cùng cực mới là lạ!
Ngay cả các đơn vị quân đội cũng bị cắt giảm lương thực, buộc phải tự túc một phần. Vì thế hò nhau đi phá hoang. Đơn vị mình phá hoang và tròng sắn vùng Cam Lộ, Gio Linh. Dưới mặt đất đầy bom mìn, rất có thể phải đổi máu lấy củ sắn mà ăn hàng ngày. Cứ vài ngày lại nghe tin bộ đội hoặc dân hồi hương đụng bom mìn. nghe riết thành quen. Dạo nọ xem “Sống trong sợ hãi” thấy sống lại cảm giác sống trên bãi mìn Mácnamara (phía bắc đường 9, Quảng Trị) nó như thế nào.
Vài năm sau, về phép thấy bà con nông dân, họ hàng ruột thịt còn đói hơn nữa.
Lúc chuyển ngành, đi học với 13kg lương thực độn ngô, bobo… (và tất nhiên không phải được ăn đủ) vẫn đói triền miên, leo lắt.
Những năm 80 ở nước ngoài còn thấy báo Văn nghệ với những ký sự, đọc chảy máu mắt về  sự đói của đồng bào. Lưu học sinh đang sài bơ sữa mà nghẹn cổ, nước mắt vòng quanh. Dân ta chết đói hết mắt!
Vào thời gian này mà các sĩ quan, binh sĩ VNCH đang trong “trại cải tạo” không bị đói mới là lạ. Có gì đáng kêu ca. Nếu các ông ấy bị tra tấn như trong các nhà tù Côn Đảo thì mới đáng nói, chứ còn đói, rét, ốm đau không thuốc… thì điều ấy cũng thường. Ai cũng biết thời buổi ấy, nếu chó, lợn nó bị ốm thì còn được chữa trị tích cực (bởi nó ra tiền), trong khi người ốm thì mặc kệ, tự nó khỏi thôi, đỡ tốn tiền thuốc. Như vậy cựu tù kêu không thuốc men khi ốm đau thì vẫn không phải là “tội ác” của “VC”!
Một trí thức, cựu sĩ quan của QLVNCH là Chalie Nguyễn (luật sư Bùi Văn Chấn) rõ ràng công bằng, hiểu đạo khi viết rằng: chế độ CS cầm tù và đầy đọa ông mười năm nhưng ông không căm thù nó. Thế là trải đời, đạt đạo! Vì ông hiểu đó là lẽ thường, chẳng có gì là quá đáng.
Kêu ca quá đáng chính là sự quá đáng. Nói như vậy, không phải ĐCSVN và chính quyền hiện tại không có chuyện! Càng ngày càng bộ lộ ra nhiều khuyết tật, gay hơn nữa là đến nay giới lãnh đạo vẫn không chấp nhận các liều thuốc chữa trị mà chỉ muốn che dấu. Thật đáng lo cho tiền đồ đất nước!



Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

ĐẶNG CHÍ HÙNG VỚI “SỰ THẬT CẦN PHẢI BIẾT…”

Mình rất quan tâm đến sự khám phá những gì bị che giấu từ tất cả các bên liên quan tới cuộc chiến ở VN. Và vì thế mình thấy cần phải cảm ơn những tư liệu mà Đặng Chí Hùng đã tìm được. Song có lẽ thiếu trải nghiệm và đã mang định kiến nên Đặng Chí Hùng tin vào những chiêu trò lừa gạt của đối phương (cần phải nói rằng phía CS cũng không thiếu gì những chiêu thật thật giả giả của nhà binh. Ai đọc truyện chiến sử của Trung Quốc cũng biết cả thôi, chẳng cứ gì những người cầm quân ở xứ Đông Á này). Dưới đây là một chiêu mà Đặng Chí Hùng đã tưởng thật:
“…
Thứ tư, để khẳng định thêm về việc coi thường sinh mạng chính đồng chí mình trong cuộc chiến, mời các bạn đọc bức thư sau đây.

Bức thư nói lên điều gì? Đó là một sự thật đau lòng: Người Mỹ coi trọng sinh mạng con người và coi cuộc chiến tranh là một điều quy ước, còn cộng sản thì bất chấp cả việc dọn xác đồng đội mình và lao vào cuộc chiến như một con thiêu thân bất chấp mọi thủ đoạn.
…”
Mình biết nhiều dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong và các chiến binh đánh bộ. Sau mỗi trận đánh hoặc những đụng độ, bao giờ người ta cũng phải “dọn chiến trường”, làm công tác thương binh tử sĩ… Đối phương nhiều khi gài mìn vào tử thi địch để khi mang xác đi thì đồng đội cũng bị thương, vong tiếp. Nhiều khi phải buộc xác rồi nằm kéo dịch đi một đoạn, thấy không có mình rồi mới nhấc mang đi. Đoạn này Đặng Chí Hùng mắc bẫy chiến tranh tâm lý của người Mỹ rồi!

Thứ năm, người chiến sỹ là bộ đội cộng sản ra trận không chỉ bởi những thúc ép từ quê nhà bằng chính sách hộ khẩu và đấu tố đào ngũ mà còn ngay tại mặt trận họ bị bắt ép phải chết vì đảng cộng sản. Xin lấy một vài ví dụ:




Cuốn sách “Stalking the Vietcong” (7) tại trang 207 đã có hình ảnh và minh chứng cho việc quân đội cộng sản đẩy những thanh niên vào những sợi xích chân bắt buộc họ phải hi sinh oan uổng vì chủ nghĩa cộng sản.


Đoạn này cũng cho thấy chiêu lừa. Xích buộc chân thì xung trận thế nào được, chạy làm sao được? Điêu hết chỗ nói. Giả sử người ta làm mạo bộ đội bị xích vào mâm pháo chẳng hạn, như thế tin thì còn chấp nhận được. Đằng này nó bịp thế mà cũng tin. Khả năng tư duy lôgic để chỗ nào thế hở ông kỹ sư trẻ?

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

ĐẢNG LÀ AI? ĐẢNG Ở ĐÂU?

Trên các trang mạng “lề trái” và nhiều trang mạng hải ngoại, nhiều người  xúm vào “chửi” ĐCSVN thậm tệ. Nhưng có vẻ tất cả họ không hiểu Đảng là ai và Đảng ở đâu?
Trong các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước, các đơn vị vũ trang (và các cơ quan này phân bổ dày đặc kín đất nước), ở các khu dân cư thì Đảng viên là những người tốt nhất, những người mẫu mực đáng trọng. Ai làm ăn tốt mà nhân cách không ổn, không được cộng đồng chấp nhận không thể vào Đảng. Kẻ nào chửi láo bố mẹ, kẻ đó không thể được giới thiệu vào Đảng. Kẻ nào bạn bè không tin, đồng nghiệp không nể trọng không thể vào Đảng. Kẻ nào hàng xóm không mến về đức, chịu về tài không thể vào Đảng.
Trong các trường cao đẳng (ở trường cao đẳng thì khó mà vào nổi Đảng, thậm chí nhiều thầy cô giáo còn không được kết nạp huống chi là sinh viên), các trường đại học, sinh viên được kết nạp vào Đảng là những trò ưu tú nhất. Nếu không học giỏi nhất thì cũng thuộc số  những người khá giỏi nổi bật. Học giỏi không cũng chưa được giới thiệu kết nạp, còn phải nhân cách đáng nể, hoạt động xã hội hăng hái, hữu ích, không hề có sai phạm trong rèn luyện cũng như trong thi cử… Tóm lại là những người gần như hoàn hảo. Tại sao ai nổi bật cũng muốn vào Đảng? Thực sự mà nói vào Đảng ít nhất là có danh, về sau có thể có lợi! Những hứa hẹn, tuyên truyền trên báo chí công khai có thể không thật. Nhưng vào Đảng là việc khó và lợi hơn hại thì thật hơn cả sự thật. Kẻ nào ngu nhất đất nước cũng biết điều này.
Vậy Đảng bao gồm những thành viên tốt nhất, chỉn chu nhất của dân tộc Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên không phải ai vào Đảng rồi cũng mãi mãi là người tử tế, khi đã có chức có quyền rồi thì rất có thể kín đáo phản bội lại lợi ích chung của cơ quan, đơn vị, phản bội lại lợi ích chung của các “đồng chí” mình, thậm chí dân tộc mình.
Điều đó nghĩa là khi vơ đũa cả nắm chửi bới toàn Đảng tức là chửi bới bộ phận tốt nhất của dân số Việt Nam, cũng có  tự hạ cấp mình về mặt trí tuệ, nhân cách.
Vấn đề đáng nói là hầu hết các Đảng viên trí thức thấy cán bộ “có chức có quyền” phản lại lợi ích của Đảng mà không làm gì được. Chế độ “tập trung dân chủ” (nhưng thiên về “tập trung”, cán bộ được bổ nhiệm từ trên chứ không do bầu trực tiếp) đã trói buộc khả năng tranh đấu vì chân lý và lẽ phải trong Đảng và trong các cơ quan dân chính. Ngay cả tại Quốc hội, đại biểu lập pháp đã không làm gì suy suyển các vị hành pháp lộng quyền, lươn lẹo.
Có thể làm trong sạch Đảng được không? Có thể, toàn dân biết, tất cả Đảng viên không có chức quyền cũng biết, các Đảng viên có vị thế thấp cũng biết. Đảng viên ở vị thế cao không thể không biết, Tổng Bí thư lại càng không thể không biết. Dù gì thì ông ấy cũng là phó giáo sư ngành Xây dựng Đảng! Vậy tại sao không làm? Vì lợi ích của những người ăn trên ngồi chốc cả thôi. Đảng cứ chấp nhận tam quyền phân lập đi, luật thì mình đề xuất, nếu kẻ nào vi phạm thì trừng trị. Ai làm sai sẽ bị báo chí tố cáo. Như vậy sự chạy chức chạy quyền giảm ngay, nạn hối lộ để vào các tổ chức công quyền, các đơn vị cơ quan dân chính Đảng lập tức hạ nhiệt. Nhưng thế thì bổng lộc lãnh đạo tụt xuống, đời nào các vị ấy chịu.

Do đó dân còn cực nhiều, nước còn tụt hậu. Sự tiến bộ chỉ còn trong nghị quyết Đảng và các chương trình “cúng cụ”!

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

CHỈ THẤY CÂY KHÔNG THẤY RỪNG VÀ CHỈ THẤY RỪNG KHÔNG THẤY CÂY

Người ta hay chê các nhà siêu hình là kẻ chỉ thấy cây mà không thấy rừng. Không thấy mấy ai chê những người chỉ thấy rừng mà không thấy cây! Trong khi những người này không ít và nhược điểm cũng không nhỏ.
Có thể nói đó chính là các cán bộ tuyên truyền, các nhà văn nhà thơ cách mạng một thời ở nước ta, đứng đấu là nhà thơ Tố Hữu. Nhà thơ Tố Hữu quả thật là con chim ca hát những bài cách mạng hay nhất, thúc giục lòng người mạnh nhất, ca ngợi chế độ đẹp nhất. Đấy là cái lúc mà ông ở trên cao, có hàng nghìn kẻ quỵ lụy ông. Đến khi không còn “trên voi” nữa, mới chỉ “xuống la” (not “xuống chó” nhé) ông đã có nhiều hậm hực. Đây mới chỉ nghe, đọc nhận định của một số nhà nghiên cứu, vài nhà văn thôi, không chính thức nhưng mà lôgíc.
Các nhà quân sự, các chính khách, các nghệ sĩ tuyên huấn cố gắng tạo nên những dòng thác người chảy theo chiều này, chiều kia. Nhưng họ coi con người cũng chỉ như quân cờ thôi. Mục đích và ý chí của họ mới là quan trọng. Nếu có nhìn thấy sự đau đớn, chết chóc của người khác, họ cũng chỉ mủi lòng thoáng chút và vẫn tiếp tục dấn quân vào, dù cho đó có là cái cối xay thịt!
Nhìn rừng không thấy cây giống như kiểu bay lượn trên không trung, chỉ  thấy bên dưới là một mầu xanh nhấp nhô, không biết rằng nhiều nhiều cây trong rừng đang bị sâu đục khoét, bị bệnh làm cho cỗi cằn… đang dần dần bị loại ra khỏi cuộc sống. Chỉ khi nào thấy từng mảng rừng bị tàn úa, có khi đã trụi lá thì họ mới hay biết. Nhưng hỡi ơi, khi đó muộn mất rồi.
Những người chăm chút cây rừng thì tiếng nói của họ không phát qua khỏi lùm cây. Chẳng ai thèm nghe họ. Các nghệ sĩ lo lắng, thương xót cho số phận con người cũng thế, tác phẩm của họ không được in, không được truyền bá. Bản thân họ cũng không thể có tiếng nói trong cộng đồng. Cuối cùng, cái cộng đồng mà từng thành viên trong đó không được quan tâm đúng cách, mỗi ngày một hư nát, bệnh hoại.

Thấy cây không thấy rừng thì không tìm ra được cái chung, cái phổ quát. Nhưng thấy rừng mà không thấy cây, về mặt xã hội, là một cái nhìn thiếu nhân bản, nhân văn!

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

“CHỬI HỌC” NGÀY NAY SIÊU QUÁ!

Những tưởng thời chiến tranh qua đi, kiểu chửi mách qué của chú bé Trần Đăng Khoa mà chính mình hồi nhỏ cũng sướng:
… “Ngu xuẩn nhất nhì
Là thằng Tổng Ních”…
sẽ không còn lặp lại nữa.
Nào ngờ lại một chặp, đọc bài của cặp “chửi học” Trần Mạnh Hảo- Trần Nghi Hoàng, mình kinh ngạc nhận thấy văn hóa chửi của người Việt không những không bị thuyên giảm theo trình độ học vấn của đất nước ngày thêm cải thiện mà cũng “phát triển” song hành.
Đến nay thì nó còn “rực rỡ” hơn rất nhiều bởi các tay “chửi học đời mới” như Hòa Bình (anhtuanwc2007.blogspot.com), Thanh Tung Nguyen (thieulongtexas ?). Họ họa thơ, nhái thơ rất tài nhưng chửi bới thì khủng khiếp. Chưa thấy ai học hành mà lại chửi bới ghê sợ như thế. Những thế hệ lớn tuổi quả thật không thể lường trước được. Ôi trời!



Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

THỬ PHÂN LOẠI NGÔN LUẬN VIỆT KIỀU

Vài năm qua, nghe giọng Việt kiều om sòm trên mạng mình thử đóng vai công  an văn hóa xem có hiểu hội này được chút nào không.

Đầu tiên phải nghe vùng Đông Âu. Khu vực này khá im lặng điềm tĩnh. Điều này cũng dễ hiểu vì đây là khu vực chỉ có cán bộ sứ quán; lưu học sinh sang học tập, nghiên cứu rồi ở lại; công nhân Việt Nam sang lao động rồi ở lại, sinh sống bằng nghề kinh doanh hàng tiêu dùng là chính. Vì thế sự phức tạp về tư tưởng ở đây không đáng kể. Cùng lắm lo làm ăn, lừa gạt trấn lột lẫn nhau là xấu tột đỉnh rồi. Ít chuyện về chính trị.

Khu vực Tây Âu xem ra chỉ có điểm nóng ở Pháp. Anh, Tây Đức có Việt kiều cũng chỉ chân chì hạt bột, lo lao động kiếm tiền, chẳng quan tâm lắm đến chính trị chính em nên không tham gia vào các cuộc đôi co, chửi rủa về lập trường tư tưởng này nọ. Người Việt ở Pháp liên quan đến đời sống chính trị đất Việt nhiều hơn. Sự phê phán, chỉ trích quan điểm đường lối chính trị của Đảng và nhà nước Việt  Nam mang tính gốc rễ. Bởi ông Hồ Chí Minh hoạt động chính trị mạnh nhất trong thời gian ở Pháp, liên quan đến Pháp, để lại dấu vết nhiều nhất và nếu có điều không trùng khớp giữa tự chuyện về đời hoạt động của ông với nhân chứng, hồ sơ mật thám thì cũng nổi lên ở đây. Và nó không phải là nhỏ. Nhưng sự chỉ trích ở đây xem ra văn hóa nhất, lịch sự nhất. Ngoại trừ hoạt động của nhà văn Dương Thu Hương sau khi ra tù (?) thì  quyết liệt, gắt gỏng và ai cũng nhận thấy giọng hận thù của bà.

Nghe giọng hận thù thì khó lọt tai, nhưng ai bị trừng phạt cũng thù hận thôi. Người nào bị đầy đọa mà không thù thì người ấy đã ngang tầm tiên Phật. Ta bị công an giao thông phạt khi đã mắc lỗi, ta cũng còn khó chịu, chửi thầm nữa là. Khi đã trưởng thành, ta bị đứa nào tát vào mặt một cái, mắng cho một câu nặng lời… ta cũng hận người ta cho đến hết đời, cho dù ta chẳng nói ra. Bố tôi mấy ngày trước khi  qua đời, đang khỏe mạnh và nói chuyện vui vẻ về đường đi, địa hình địa vật Lào Cai, Yên Bái, Đại Từ (Thái Nguyên) trong những năm 60, đột nhiên ông bảo có người hồi ấy gài bẫy ông, rồi ngay lập tức ông chuyển qua chuyện khác. Tôi kinh hoàng nhận ra rằng té ra trong đời bố mình cũng có hận ai đấy, mà hận đến nửa thế kỷ vợ con không biết, người ngoài cũng không biết. Mà chẳng biết vụ ấy có trầm trọng lắm không. Ông đã mang nó xuống mồ rồi.

Bây giờ bảo những người chịu cải tạo sau 75 trong các trại chừng 5, 7 năm, thậm chí mười năm rằng phải vì dân tộc, phải hòa hợp dưới sự lãnh đạo, sự cai quản của chúng tôi. Nói thế mà cũng nghe được ư?

Ta chỉ vào mặt họ mắng là tay sai, là phản quốc, ta vênh vang tự đắc chính nghĩa, chiến thắng, nhân đạo và bảo họ- những người từng chịu tù đầy bởi ta và đã thoát kiếp tù đầy- rằng họ phải quay đầu về với chính nghĩa. Nó thế mà nghe được a?

Ta đọc một sách, nghe một thầy, nửa ngọng nửa sõi thuyết trình với những kẻ chữ nghĩa đầy đầu, kim cổ đông tây đọc trực tiếp, viết ra cả đống sách. Thế mà bảo người ta quy phục ư? Nếu người ta quy phục chính nghĩa của cách mạng, người ta đã chẳng vượt biên, treo mạng sống của mình trước mũi súng công an, biên phòng, trước mã tấu hải tặc, trước cá mập biển cả với bão giông. Thế mà cũng gọi là cống hiến cho tuyên huấn, cho giáo dục chính trị a? Phá hoại  đất nước thì có!

Chủ đề chính trị xã hội sôi sục hơn cả trong cộng đồng người Việt sống ở Hoa Kỳ. Ở Úc nhiệt độ có hạ hơn. Điều đó thật dễ hiểu. Số người Việt tham gia vào chính quyền, vào QLVNCH di tản sang Mỹ chắc là nhiều nhất. Họ không cay cú mới là lạ. Mấy chàng  Hồng vệ binh cứ bảo ông Nguyễn Cao Kỳ còn về nước ôn hòa được, sao những người khác cứ phải hận thù, cay cú. Ôi giời, mấy chàng Hồng vệ binh chẳng lẽ lại không biết ông Nguyễn Cao Kỳ không bị chính quyền cách mạng cải tạo, giam cầm ư? Ví thử ông ấy bị các Hồng vệ binh như Quản giáo, Thiếu Long… mà lên lớp dạy dỗ thì ông ấy còn hòa hợp được không?

Có mấy Việt kiều trí thức tại Mỹ tôi đặc biệt kính trọng. Đấy là các ông Chalie Nguyễn (luật sư Bùi Văn Chấn), giáo sư Trần Chung Ngọc. Trong các sách của Chalie Nguyễn, Trần Chung Ngọc tôi không thấy có bất kỳ chỗ nào các ông ấy oán trách, xỉa xói Đảng và Nhà nước VN cả (hay tôi kém cảnh giác?). Chalie Nguyễn cũng viết: “Người Cộng Sản bỏ tù và hành hạ thân xác tôi gần mười năm, tuy tôi không ưa chủ nghĩa độc tài Cộng Sản nhưng tôi không cảm thấy căm thù họ. . Trái lại, đạo Công Giáo chẳng làm gì tôi nhưng tôi ước mong lương tri và lương tâm nhân loại hãy vì sự an lạc và hạnh phúc của con người mà trừ tiệt nó trên toàn thể thế giới sớm ngày nào hay ngày ấy. Đó là nguyện vọng tha thiết nhất suốt cả đời tôi. Tôi luôn luôn sẵn sàng hy sinh để chống lại tà đạo Công Giáo La Mã”.

Tuyên bố những điều này giữa đông đảo các giáo dân Công giáo xung quanh, giữa không khí thù hằn với chế độ VN CS, trong xã hội có thể báo thù đầu rơi máu chảy như xã hội Mỹ (ít ra như trong các phim của người Mỹ tôi thường xem, trong các chương chính chính trị xã hội ở nước Mỹ mà tôi thường đọc, thường nghe) thì có lẽ khó tìm thấy ở VN kiểu người như thế.

Tôi nghĩ ông Chalie Nguyễn đã đạt đạo!

Trong một số bài viết của GS Trần Chung Ngọc tôi cũng thấy được tinh thần này. Chỉ có điều ông Chalie Nguyễn đã qua đời 8 năm, và nói chuyện tốt đẹp về người đã khuất ta thấy nó dễ hơn về người còn sống, đặc biệt dễ hơn về người lãnh đạo của mình.

Có những người nói điều tốt đẹp của thủ trưởng, của lãnh đạo, của chế độ trơn như bôi mỡ, đặc biệt là nói trước mặt. Tôi thật sự sợ họ. Tôi cũng sợ những người học kém mà khéo léo ứng xử với thầy, với những người xung quanh. Họ thành đạt nhanh và rất lớn tiếng trong cộng đồng. Thậm chí họ còn chỉ đạo các thầy, các trò phải học hành, dạy dỗ ra sao nữa. Tôi cũng không sợ những người thông minh, những người có nhân cách. Tôi chỉ sợ quân đê tiện, bọn cơ hội: gió chiều nào che chiều ấy, còn chức còn quyền thì ngợi ca chế độ. Hết chức hết quyền thì phê phán hệ tư tưởng, chê bỏ đường hướng lãnh đạo, phê phán tệ hối lộ tham nhũng v.v… Cứ làm như trước đây mình tử tế, mình trong sạch, đúng đắn lắm!

Đấy, nhóm Việt kiều  tôi đánh giá cao nhất là như thế: kể kả bị cải tạo giam cầm vẫn không hề oán thoán chế độ CSVN. Luôn luôn sợ đồng bào bị phân ly chia rẽ, làm mọi việc để quê hương sứ xở giàu đẹp hơn, văn minh hơn.

Nhóm thứ hai là những người nỗ lực làm khoa học: tự nhiên, kỹ thuật cũng như xã hội, nhân văn, hoặc những nhà kinh doanh đóng góp nhiều cho việc xây dựng quê hương, đất nước. Một số nhà nghiên cứu thuộc tộc An Việt tự quảng bá là khách quan, trung lập nhưng thỉnh thoảng vẫn không kìm được, gầm lên chế độ CS tàn bạo. Họ cũng làm sáng tỏ nhiều nét văn hóa của người Việt mà giới nghiên cứu trong nước do thao tác nghiên cứu giống nhau đã đưa ra kết quả “same same” nhau, đơn điệu, nghèo nàn.

Nhóm thứ ba là các bạn “tuyên huấn không ăn lương” như kiểu Thiếu Long Texas. Hăng hái nhiệt tình đáng quý, chỉ tội phiến diện chủ quan. Tôi cũng băn khoăn không rõ gia thế Thiếu Long như thế nào. Lấy tiền đâu mà sang Mỹ hơn mười năm trước. Bọn chúng tôi học ở Đông Âu thì đơn giản: thi được điểm cao hoặc học đại học kết quả cao, thế là tự nhiên thấy có danh sách đi thôi. Nhà nước đài thọ mà. Hình như tất cả các cựu sinh viên Đông Âu tôi biết không ai đại ngôn lòng yêu nước với lòng tự hào dân tộc… kiểu như Quản giáo, Thiếu Long cả.

Thiếu Long kiếm được suất học bổng trên mạng hay đi học bằng tiền của gia đình? Hay có suất sang Mỹ đặc biệt nào đó? không biết được. Nếu như gia đình Thiếu Long kinh doanh thì tiền do làm ăn buôn bán mà có. Còn gia đình Thiếu Long là cán bộ công chức mà có tiền cho con sang “sinh sống” bên Mỹ hơn chục năm rồi thì cũng đáng nghi vấn lắm. chúng ta đều biết rằng “lương” của công- viên chức Việt Nam cùng lắm là đủ sống, ăn no thôi (người ta hay bảo lương không đủ sống mà). Trước đây hơn mười năm nếu ai có chỗ làm thu nhập cao cũng chỉ mua được xe máy “đã qua sử dụng”. Các cán bộ đến khi nghỉ hưu còn chưa biết đi xe máy. Còn đồng nào thì tu bổ nhà cửa, không dám xe xiếc gì. Thế mà Thiếu Long có tiền sang Mỹ!

Cơ quan tôi cũng có một số vị “đầu mấu” cho con sang Mỹ học. Cán bộ lý luận Mác-Lênin đưa con  sang Mỹ chắc để xem tên đế quốc đầu sỏ nó giãy chết thế nào quá! Còn bố mẹ thì phải giương cao ngọn cờ “định hướng XHCN” chứ. Cái tiền cho con sang Mỹ không phải từ “lương” mà từ “lậu”. Và nếu như từ “lậu” mà có nhiều tiền như thế thì khó nói được “lập trường, tư tưởng” lắm. Đấy là nói người có liêm sỉ thôi, còn chúng tôi biết rõ có những tay tư duy rất thường, nhân cách rất kém trong cơ quan lại là “chuyên gia” giảng về tư tưởng với đạo đức HCM lắm.

Nhóm thứ tư là các ông có thù hận với chính quyền CSVN mà không báo hận được. Tất nhiên như tôi đã nói ở trên. Lòng thù hận nảy sinh khó cưỡng nếu như ta đang sống thuộc đẳng cấp trung lưu mà bị tù đầy, bị quản thúc, bị mắng mỏ, chịu đói khát, rét mướt. Chỉ có điều xin các vị hãy lưu tâm giùm: chúng tôi, những “người chiến thắng” khi ấy cũng rất đói. Các vị cứ đọc những kỷ niệm đời lính trong LsqsVN thì rõ. Gia đình chúng tôi còn đói hơn nữa kia. Các vị trong trại cải tạo không đói thì lạ quá! Tôi không biết khi ấy có ai được no ăn hàng ngày không? có ai được ăn thịt cá đều đặn không?

 Khối lưu học sinh chúng tôi được ăn 13kg lương thực (tất nhiên là không đủ, độn đủ thứ bo bo, hoặc mì, hoặc ngô). Trong nhà ăn của Trường Đại học Ngoại ngữ khi ấy có bán nước dưa, giá 5 hào/bát (năm 1982). Có tiền mua nước dưa cho cả mâm mỗi người một hai thìa là tay chơi hào phóng đáng ngưỡng mộ rồi. Các ông bị tù mà được ăn ngon thì có mà trời sập!

Cho nên các vị đang chịu cải tạo bới chính quyền CS kêu ca, thù hận cũng dễ hiểu. Nhưng nó cũng chứng tỏ tâm vẫn còn nằm giữa đống sân si chống chất thôi.


CÁC HỒNG VỆ BINH THỜI NAY

Ông tiến sĩ Thế Kỷ là quan chức trong ngành Văn hóa tư tưởng có lần lớn tiếng trên truyền hình quốc gia về các trang mạng cá nhân. Ông cho rằng các trang mạng ấy chỉ nên giới hạn ở các đề tài sở thích  ăn uống, tiêu dùng, sinh nhật, cưới hỏi v.v… Còn nói đến các vấn đề xã hội, động chạm đến người khác… thì phải rất thận trọng. Tất nhiên cứ theo ông thì hãy đánh vào các xác chết, những “bọn người xấu” kiểu như Đoàn Văn Vươn đã bị kết án, những quan chức đang ngồi sau song sắt hoặc như Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định (?), Lê Thị Công Nhân (?), các cựu sinh viên Uyên, Kha thôi. Còn thì luôn luôn ca ngợi Đảng ta anh minh, Bác Hồ vĩ đại, truyền thống của VN là chính nghĩa, hào hùng, nhân dân cần cù, dũng cảm, nhân nghĩa. Mỹ, ngụy ngày trước thì xấu xa, tàn bạo, ngày nay thì ngoan cố, cù nhầy, can thiệp thô bạo vào công việc nước khác.
Ôi dào, lòng vả cũng như lòng sung! Thời xưa dù dân có đói khổ cũng phải hát ca thiên hạ thái bình, dân chúng no đủ. Vì dưới ơn đức của Hoàng thượng thì sao dân chúng lại bị đói rách. Càng ngợi ca nhiều thì nô tài càng tài, càng nhiều bổng lộc. Thời nay liệu có khác không?
Vào các giờ giải lao, mình hay hỏi các cán bộ tuyên huấn có vị, có hàm, có danh, có chức. Xem ra chẳng ai trả lời được các câu hỏi của minh. Phần lớn cười trừ hoặc chặc lưỡi: trên bục phải thế chứ làm sao mà khác được!
Thế nhưng các vị này cho ra nhiều sản phẩm. Có sản phẩm ăn lương chỉ gào to trên các diễn đàn, các buổi học tập được bố trí chính thức. Ngoài bàn nhậu thì họ hì hì cười trừ, tự thưởng cho tài chém gió của mình. Chém gió chuyên nghiệp, hưởng lương kia mà? Còn thì không chối cãi được tính giả dối trong các bài diễn thuyết.
Cũng có sản phẩm không được hưởng lương, nhưng lại thấm nhuần các bài huấn thị, dạy bảo. Hạng sản phẩm này là các Hổng vệ binh loại I thời nay đang chém gió trên các diễn đàn mạng, không công khai tên tuổi của mình. Trường hợp công khai thì rất hy hữu,   Đông La là một thí dụ hiếm gặp. Dù sao cũng đáng tôn trọng.
Mình cũng không nhiều thời gian, khi tra cứu các vấn đề thì có đọc thấy Đông La, Thiếu Long texas và khá nhiều người khác trên các trang Vua làm báo, Nhân dân Việt Nam... Vua ở nước ta thời nay thì không làm báo đâu, chỉ có nô tài của Vua thì làm báo thôi. Còn “nhân dân Việt Nam” thì kinh thật! Những người chung quanh mình từ trình độ học vấn cấp hai cho đến các vị tham gia đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ các ngành lý luận, văn hóa tư tưởng chẳng thấy ai có suy nghĩ như “nhân dân Việt Nam” cả, mặc dù họ cũng nói na ná thế. Nhưng họ nghĩ, họ nói thầm, nói nhỏ khác xa so với điều họ nói lớn. “Cống hiến” của các cán bộ lý luận cũng rất lớn. Họ xuất xưởng (từ cái phân xưởng nào không biết?) khá nhiều Hồng vệ binh loại I.
Những người “bất đồng chính kiến” có học cũng như các nhà báo làm công  tác tuyên truyền hưởng lương dù sao cũng giống nhau ở chỗ có cái “tone” vừa phải. Còn những người phản ứng lại chế độ bằng giọng chửi bậy, chửi thề nhưng không thể viết bài, ngại đọc dài thì có phong cách ngang tầm với các Hồng vệ binh. Các Hồng vệ binh cũng chửi rủa những người “bất đồng chính kiến” bằng giọng của những bà buôn cá, mặc dù biết  những người “bất đồng chính kiến” có tuổi đời hơn cả bố mình, có chuyên môn sâu mà cả họ nhà mình cũng không bằng. Hãi quá!
Chẳng hạn các nhà lý luận như GS. Nguyễn Đăng Mạnh, GS. Tương Lai có chương I của đời họ giống như chương I của Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ. Nhưng sự phản ứng của họ không bõ bèn gì so với phản ứng của Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ. Thế mà họ bị các Hồng vệ binh hậu thế chửi rủa, thóa mạ còn trên tài cả các nhà chửi học hạng I là Trần Mạnh Hảo, Trần Nghi Hoàng. Ơi ông Trần Mạnh Hảo tài danh một thuở. Ông ngoa ngắt có hạng, nhưng có khi nào ông dám chửi mắng người tầm tuổi cha chú mình theo kiểu: “Đất nước mày buồn nhưng đất nước bố mày vui” chưa? Đấy Hồng vệ binh Việt nam đấy. Họ chửi mắng sỉ nhục người lớn tuổi không khác nào các “nòng cốt” trong các cuộc đấu tố Cải cách ruộng đất trước đây. Chỉ có điều những “nòng cốt” cải cách ruộng đất là những người nông dân nghèo khổ, thất học. Còn Hồng vệ binh (ngoại trừ Đông La có thời nghèo khó, Đông La không sống bằng đặc quyền đặc lợi) thì chắc hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi, không nghèo khó và được ăn học theo thầy, theo trường tử tế.

Hồng phúc của đất nước đâu rồi? Sao mà lắm Hồng vệ binh thế?

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Thieulongtexas

Thieulongtexas
Mình ngẫu nhiên thấy trang blog của anh chàng này khi đang sưu tập tư liệu. Đọc, và thấy rất quý vì thời buổi nay còn có nhiều người thật tâm, nặng lòng với đất nước,với dân tộc đến thế. Anh chàng say sưa sưu tầm tài liệu, đưa ra khá nhiều ý kiến sắc sảo. Bảo vệ và minh họa quan điểm (chưa chắc, đó mới là lời nói trên diễn đàn thôi) của các nhà tuyên huấn ăn lương quyết liệt. Quý quá!
Cứ như TL tự nói thì anh chàng cũng phải nhiều hơn Lênin khi ông này viết: “Những người bạn dân là ai…” chừng 6, 7 tuổi gì đó. Lênin râu dài, đầu hói mới nghiên cứu chủ nghĩa Mác chừng 4 năm, với tuổi đời 24, 25 mạnh dạn viết cả một cuốn sách lớn chửi mắng, thóa mạ  một nhà tư tưởng hàng đầu nước Nga lúc ấy, ông Mikhailopxki, lớn hơn Lênin ngót 30 tuổi. Cuốn sách này được coi là một tác phẩm quan trọng bắt buộc phải dạy ở nhiều khoa lý luận trong các trường Đại học ở VN.

Chỉ có điều lúc ấy Lênin chống lại quan điểm thống trị đương thời, còn TL thì cổ vũ cho những bài tuyên huấn đang phát trên báo chí chính thống trong nước. Trong khi, than ôi, nhiều người chỉ viết bài lấy tiền, lấy công trình hoặc vì chỗ nhận lương (điều này rõ ràng không được đạo đức lắm, nhưng người ta bảo không dại gì mà làm khác). TL đúng là cử tọa loại I rồi, đáng được nhận tiền khi phát ngôn như thế lắm!

Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

Nạo phá thai ở Việt Nam xếp thứ 5 thế giới



Kết quả của việc "Tăng cường giáo dục đạo đức" với lại "Giáo dục giới tính co trẻ vị thành niên"... và ti tỉ những thứ mà người ta báo cáo thành tích... dẫn đến kết quả như sau:

Nạo phá thai ở Việt Nam xếp thứ 5 thế giới

Thông tin trên được bà Tô Thị Kim Hoa, phó giám đốc sở Y tế TP.HCM, chi cục trưởng chi cục Dân số và kế hoạch hoá gia đình TP.HCM, đưa ra tại lễ míttinh hưởng ứng ngày Dân số thế giới vào sáng ngày 11.7.

Theo bà Hoa, mặc dù công tác truyền thông giáo dục và chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên được triển khai và đạt được một số kết quả tích cực, nhưng nước ta vẫn đối mặt với nhiều thách thức về đối tượng này. “Việc mang thai ở tuổi vị thành niên sẽ để lại nhiều hệ luỵ nặng nề, làm mất đi tiềm năng, cơ hội phát triển và quyền được lựa chọn cuộc sống của các em”, bà Hoa nói.

Thống kê của quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) cho thấy tỷ lệ sinh con ở tuổi vị thành niên của Việt Nam là 46/1.000 trường hợp, cao hơn một số nước Đông Nam Á. Trong khi đó, ghi nhận của hội Kế hoạch hoá gia đình Việt Nam cho thấy, bình quân mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo thai (chiếm 20% tổng số ca nạo phá thai), cao nhất các nước Đông Nam Á và xếp thứ 5 thế giới. Tại TP.HCM, tỷ lệ nạo phá thai có giảm, nhưng nạo phá thai tuổi vị thành niên có xu hướng tăng. Nếu năm 2010, tỷ lệ nạo phá thai tuổi vị thành niên chỉ hơn 2% tổng số ca nạo, thì hai năm gần đây tỷ lệ này tăng lên hơn 4% (khoảng 3.000 ca/năm).

PHAN SƠN



Nguồn: SGTT

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

Hà Nội ưu đãi trí thức

Vừa thấy thông tin "chiêu hiền" của Hà Nội, Hà Nội cần gì chiêu hiền. Đám có bằng cấp đang dài cổ đứng ngóng và tìm cách chạy về, cần gì thêm ưu đãi. Đây lại là chiêu lấy tiền thuế của dân ban phát cho cánh hẩu ở các tỉnh xa thôi mà. Sao quan chức Hà Nội lắm vở thế không biết! (NVĐ)


Tiến sĩ về HN hưởng lương gấp 20 lần mức tối thiểu

 - Họ có thể được hưởng lương cao gấp 20 lần mức tối thiểu, song phải cam kết làm việc cho thành phố ít nhất 7 năm.
Hà Nội, nhân tài, trọng dụng
Hà Nội muốn trải thêm thảm đỏ thu hút nhân tài. Ảnh: Phạm Hải
HĐND Hà Nội dự kiến ra Nghị quyết về chính sách thu hút, sử dụng và đãi ngộ với những người có thành tích đặc biệt xuất sắc trong học tập, công tác và lao động.
Theo đó, nhân tài mà thủ đô nhắm đến là các thủ khoa ĐH xuất sắc các ngành Hà Nội đang cần, các tiến sĩ có công trình, đề án đáp ứng nhu cầu của thủ đô, các bác sĩ nội trú, bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp II.
Các giáo viên, giảng viên có học sinh, sinh viên đạt giải cao trong nước và quốc tế, các huấn luyện viên có vận động viên đoạt giải cao, và các vận động viên, văn nghệ sỹ đoạt huy chương vàng hoặc giải nhất các kỳ thi chuyên nghiệp quốc gia, khu vực và thế giới, cũng thuộc đối tượng được thành phố ưu tiên.
Các chuyên gia giỏi, nhà khoa học đầu ngành, nghệ nhân, người được trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước, có sáng kiến, công trình, giải pháp mang tính đột phá  được ứng dụng  phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô cũng sẽ được trọng dụng.
Họ sẽ được tiếp nhận hoặc xét đặc cách không qua thi tuyển; hưởng lương gấp 20 lần mức tối thiểu; được ưu tiên cử đi đào tạo sau ĐH trong nước hoặc nước ngoài; được cung cấp thông tin và hỗ trợ kinh phí nghiên cứu; được hỗ trợ phương tiện đi lại, làm việc...
Nhận được những ưu tiên này, họ sẽ phải cam kết làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội ít nhất 7 năm.
Dự thảo nghị quyết cũng đưa ra nhiều hình thức tuyên dương, khen thưởng với các thủ khoa xuất sắc, các chuyên gia giỏi, nhà khoa học đầu ngành, nghệ nhân, người được trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước.
Nếu được HĐND Hà Nội thông qua, quy định này sẽ có hiệu lực ngay trong tháng 7.
Chung Hoàng

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

Đi chơi Trường Sa với chuyện vượt ngục, vượt biên

Thấy các thanh niên hồ hởi nói ra Trường Sa vất vả nhưng vui, và mọi người xem ra rất có vẻ yêu nước. MÌnh nghĩ yêu nước hơn là xin xung phong công tác ở đáy chừng 3 đên 5 năm thì thuyết phục hơn, chứ đi chơi thế này thì chưa chứng tỏ yêu nước được bao nhiêu.
Thế mới thấy những người tù Côn Đảo vượt ngục mới ghê gớm chứ, bè mảng đơn sơ mà dám vượt biển qua bao nhiêu trạm gác của kẻ thù.
Nhưng chuyện vượt ngục ấy còn nhỏ. Nếu ở trong ngục thì chết, vượt cũng có thể chết nhưng còn có cơ sống.

Còn vượt biên thì khiếp hơn, chẳng phải người tù, người tự do hẳn hoi thế mà vượt biên có thể chết còn hơn sống ở trong nước dưới sự lãnh đạo của chính thể mới. Mà có ít người như thế đâu? Hàng triệu người! Thật khó diễn đạt!

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Thu phí giao thông- một thắng lợi của nhà nước với nhân dân!

Ngành giao thông bảo: thu phí giao thông rồi sẽ bỏ các trạm thu phí. Nhưng phí ô tô thu rồi, phí xe máy đang làm kỹ thuật để thu mà các trạm thu phí dọc đường chỉ bỏ được có 17 trạm. Những đoạn đường mới lại được dựng lên các trạm thu mới, và phí ngày càng cao! Chém, chém và chém dân không thương tiếc!

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Khoa học lịch sử phải được khách quan!


Bao nhiêu năm chúng ta thường nghe nói: Liên Xô chống chủ nghĩa phátxít. Không những thanh thiếu niên được giảng giải như vậy mà các thầy cô giáo cũng học phiến diện, giảng chủ quan.
Đến nay, khi truyền hình quốc gia mua bản quyền và chiếu Cuộc chiến cuối cùng thì câu chuyện lại khác. Té ra Liên Xô không phải chống chủ nghĩa phát xít nói chung, mà chỉ chống lại chủ nghĩa phát xít khi nó đánh cho mình chạy thọt bi lên cổ! không những thế, giai đoạn đầu của Đại chiến thế giới lần II, Liên Xô còn hợp tác với Đức để “ăn chia” Đông Âu. Liên Xô đã xâm chiếm Ba Lan, đánh Phần Lan. Liên Xô còn chở hàng viện trợ cho phát xít Đức để rồi chỉ tháng sau quân Đức đánh sang thì người Nga mới vỡ mặt!
Ôi giời, bao giờ các thế hệ trẻ mới được học những điều trung thực khách quan. Mà nếu học phải học những điều giả dối thì sao lại trách họ man trá, giả dối đây? Hay chỉ nhà cầm quyền, các thầy cô giáo được phép giả dối, còn học trò thì phải giả dối theo chỉ thị của thầy cô giáo. Và không được giả dối nếu điều đó không làm thầy cô thích?
 

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh


Hôm nay 18/5/2013, thấy Đài truyền hình VN (VTV1) đưa tin các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước vào lăng HCM đặt vòng hoa. Một vị lãnh đạo nào đấy phát biểu biểu dương thành tích của các cá nhân đã học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM. Nghĩ bụng: những ngư2[ì học tập tấm gương đạo đức HCM hình như toàn là trẻ em và những người nông dân, những người lao động bình dân… Chẳng thấy vị lãnh đạo nào học tập theo tấm gương cao quý ấy. Mà họ học tập thì mới có giá  trị nhiều cho xã hội cả về vật chất lẫn tinh thần. Còn dân thường và trẻ em nếu có học thì cũng chẳng ích lắm cho xã hội.
Sáng nay lại thấy nhà thơ Trần Đăng Khoa tán tụng trên trền hình rằng Bác Hồ là người nghèo nhất, nghèo cả về vật chất lẫn tinh thần. Của cải vàng bạc không có đã đành, huân huy chương, bằng khen giấy khen cũng không có nốt. Bác Hồ nghèo quá, nghèo nhất…
Trần Đăng Khoa có lẽ nối nghiệp Tố Hữu được, chỉ tội quá tuổi mất rồi, chỉ tội cái chức lãnh đạo VOV có hình mà cũng không giữ được. Về làm cán bộ Đảng ở VOV chắc công việc chính là lo thủ tục kết nạp Đảng thôi, các việc “tầm thường” như nhân sự, tài chính… chắc không làm nhà thơ bận tâm!
Trần Đăng Khoa nói đúng, Bác Hồ chẳng có gì. Người chỉ có mỗi một dân tộc, một Chính phủ lo lắng mọi chuyện cho Người thôi. Người chẳng làm phiền hà gì cho ai, chỉ tội nhân lực và tiền của của đất nước này phục vụ cho việc tụng ca Người là vô kể mà thôi!

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

Ôi giời ôi, chuyện học hàm, học vị, danh hiệu viện sĩ…


Lịch sử công nghệ chế tạo viện sĩ (của Việt Nam)
Dziệt Xô
Phần I: Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học New York
Đọc bài "Học giả" của Lê Tự Trọng về những sự nhầm lẫn trong "nhãn hiệu khoa
học" tôi bỗng liên tưởng tới vụ kiện "nhãn hàng hóa" cách đây bẩy chục năm...
Vào những năm 30 của thế kỷ trước, hãng dầu cù-là Tam Đa ở Hà nội làm ăn phát đạt đăng ký nhãn hiệu trình toà. Ai ở Hà nội đều rõ trụ sở của hãng đối diện với Cty xe điện ở phố Thuî Khuê , cổng vòm, giữa sân có hòn non bộ. Xưởng sản xuất nằm cùng phố, có con dốc ngược lên phốù Hoàng Hoa Thám, dốc Tam Đa, thời Tây gọi là dốc Lapho.
Một ông thầy thuốc nọ thấy vậy cũng mở một hãng dầu cù-là có tên trẹo đi thành
TAM DA. Chữ D Tam Da đọc giọng Pháp thành Tam Đa.
Hãng Tam Đa đâm đơn kiện. Trước toà ông chủ Tam Da một mực cho rằng nhãn hiệu và quy cách của mình không thể lẫn được với TAM ĐA. Ông nói:
- Dầu Tam Đa quảng cáo "Dầu Tam Đa , một người xoa, ba người khỏi" sản phẩm
chúng tôi quảng cáo chân thực hơn: "Dầu Tam Da cứ xoa là khỏi". Làm sao mà lẫn
được .
±
± ±
Chuyện "nhãn hiệu viện sĩ" xảy ra bảy mươi năm sau không ngờ cũng giống "Tam Da- Tam Đa" kể trên .
Tôi muốn kể cho độc giả nghe cái xuất xứ cái công nghệ "chế tạo viện sĩ", để hai ông Trần Văn Cơ , ông Nguyễn Văn Thạc đừng có tưởng chỉ có mình là người đi tiên phong.
Năm 1988 trên cột 4, trang 4, báo Nhân Dân đăng tin Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu được bầu làm viện sĩ viện hàn lâm khoa học New York.
Thời ấy Việt Nam mới mở cửa, trừ những người từ Miền Nam qua Mỹ bằng thuyền và "ra đi có trật tự" do chính phủ Mỹ lo toan, rất ít người từ Miền Bắc được đến các nước tư bản, đến Mỹ chỉ là có trong mơ. Viện hàn lâm khoa học New York quá xa vời với trí tưởng tượng của giới khoa học  Việt Nam nói gì đến cánh thợ thuyền và bà con chân lấm tay bùn. Ông Nguyễn Văn Hiệu trước đó đã là Viện sĩ nước ngoài (xịn) của Viện hàn lâm khoa học Liên Xô cho nên người Việt trong nước cứ tưởng bầu viện sĩ Viện hàn lâm khoa học New York cũng khó khăn như của Nga. Sự thật khác hẳn một trời một vực. Viện hàn lâm khoa học Nga là cơ quan thuộc chính phủ, có ngân sách, tập trung trong tay hàng chục vạn người làm công tác khoa
học, danh hiệu viện sĩ dành cho số ít những nhà khoa học đầu ngành. Còn Viện hàn lâm khoa học New York là cơ quan phi chính phủ, đúng ra là một câu lạc bộ tập hợp những người làm công tác khoa học có bằng cấp từ phó tiến sĩ trở lên (hoặc tiến sĩ theo hệ thang bậc các nước phương Tây). Trong đề cương của họ cũng nói rõ điều này. Thông thường họ gửi các "tờ khai" (application form) tới các cơ quan khoa học của Nga và các nước để ai thích thì điền vào (tiếng Nga gọi là ANKETA, tiếng Việt ta gọi là bộ hồ sơ, na ná tờ xin cấp hộ chiếu giá 5 rúp bầy ở mẹt sách trong Sứ quán Việt NamMoscow). Khi gia nhập, người nước ngoài phải đóng lệ phí 150 đôla/năm, người Mỹ là 95 USD. Hết năm phải đóng tiền mới được sinh hoạt tiếp. Tất nhiên không đóng thì hết hội viên. Vậy "viện sĩ" 150 đô được quyền lợi gì ở cái Viện hàn lâm khoa học New York? Hàng quý, bạn nhận được những bài báo, những công trình khoa học của các thành viên của viện để nâng cao nghiệp vụ. Nếu đi nước ngoài hội nghị, xin cứ tự bỏ tiền túi ra mua vé máy bay và khách sạn. Chỉ có điều các thành viên ở các nước sở tại sẽ tùy hỷ giúp bạn theo theo tinh thần "bốn phương viện sĩ đều là anh em".
Chỉ thế thôi. Không hơn.
Những ANKETA ấy nằm la liệt tại Viện liên hợp nghiên cứu hạt nhân Dubna có tàu chạy xéo qua ốp Sông Hồng , cách Mátxcơva 130 km, nơi có rất nhiều các nhà khoa học quốc tế làm việc.
Sau 1992 số người Việt Nam còn làm việc ở Dubna không còn bao nhiêu. ( Có người ghi danh tại đó - thí dụ bác Tuyền - nhưng lại là một chủ hàng có hạng ở chợ Xaliut 3). Có người khác tuy nghề tay phải của ngài ghi trên bìa luận án là phó tiến sĩ Toán Lý nhưng té ra sống nhờ phân kim vàng và nghề.. rèn. Rèn các thỏi vàng thành cờ le, trục xe đạp...và sơn đen theo yêu cầu của khách đặt từ Mátxcơva. Động chạm đến chuyện này tôi đã đề phòng bị chụp mũ là "tiết lộ bí mật quốc gia".
Thấy gia nhập Viện hàn lâm khoa học New York không mấy khó khăn và tốn kém, ngài làm thử, và quả nhiên ngài dính ngay thành... "the member" của Viện hàn lâm khoa học NewYork. Như đã nói trên, báo Nhân Dân giấy trắng mực đen đã đăng tin ông Nguyễn Văn Hiệu là viện sĩ Viện hàn lâm khoa học New York, thì dại gì ngài cũng có giấy chứng nhận y chang mà không nhận là viện sĩ.
Thế nhưng ngài khôn như rận, được tôi luyện qua lò bát quái Nghĩa đô (xin lỗi các bậc cha chú đang làm việc ở đó, đây là cách gọi đùa của dân ngoại đạo gọi trung tâm khoa học Việt Nam đóng ở Nghĩa đô, Hà nội) ngài chỉ làm bữa liên hoan ra mắt cái "tít" viện sĩ của mình, ra vẻ mình khiêm tốn, nhưng thực trong lòng vẫn "vừa đái, vừa nhòm". Công nghệ này lập tức bị lộ. Một cuộc chạy đua không vũ trang âm thầm diễn ra.
Trăm hoa đua nở, nhà nhà đua tiếng.
Một thời gian ngắn sau, biết mánh gia nhập Viện hàn lâm khoa học New York dễ dàng, một loạt các tên tuổi "viện sĩ" ra lò, trẻ có , già có: Nguyễn Văn Vượng, Nguyễn Ái Việt, Nguyễn Đại Hưng, Vũ Sĩ Lực, Đào Khắc An... và còn nhiều người khác bên Hoá, Sinh Vật và Địa lý.
Việc trình làng "viện sĩ" một người một kiểu. Người thì khiêm tốn làm bữa liên hoan, riêng ông Vũ Sĩ Lực thì nửa kín nửa hở thập thò cái tờ giấy chứng nhận "việân sĩ " như ôm bạc giả. Dường như muốn đánh tan mối hoài nghi, ông Nguyễn Đại Hưng cho copy cái giấy chứng nhận dán toẹt lên tường phòng thí nghiệm để mọi người cùng xem.
Ông Hoàng Tuî, nhà toán học đàn anh ở Việt Nam đã từng có bài trên báo Nhân Dân nói về cái hội gọi là Viện hàn lâm khoa học New York để cảnh tỉnh nhân dân về cái danh hiệu "viện sĩ" này.
Tưởng rằng màn "tít" viện sĩ Viện hàn lâm khoa học New York đến hồi kết, thì bỗng dưng ông Đào Khắc An, sau khi giật được cái bằng tiến sĩ ở Hung-gia-lợi cũng quơ luôn cái tít này mang về trình làng. Bữa ra mắt, ông An đang thao thao khoe mình được "bầu vào" như thế nào thì một đàn anh đến dự , chỉnh lại: "Anh Đào Khắc An được kết nạp vào Viện hàn lâm khoa học New York, chứ không phải được bầu vào" ,
hàm ý rằng "kết nạp" không vinh dự so với "được bầu".
Ôi, chơi chữ hay đến thế là cùng. Giỏi qua đi thôiù!!!
- Hãy tẩy chay trò lừa đảo và bọn cơ hội trong khoa học !
Chống học giả, quý trọng học thật!
Lê Tự Trọng
***
Nhân đọc tin
"Nữ viện sĩ đầu tiên của Việt Nam trong lĩnh vực..."
Bản tin thời sự trong nước hàng ngày.
OCTOBER 11, 2000
Tiến sĩ khoa học Trần Kim Bảo, cán bộ giảng dạy khoa tiếng Nga trường ĐH Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội vừa được Ban Khoa học xã hội - Viện Hàn Lâm khoa học tự nhiên Liên bang Nga bầu là Viện sĩ Hàn lâm của viện. Đây là nữ viện sĩ Hàn lâm đầu tiên của Việt Nam trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
Chị Trần Kim Bảo đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Ngữ văn tại Viện tiếng Nga mang tên A.X. Puskin vào tháng 4.2000. Tháng 9.2000 tại Matxcova, Hội đồng khoa học của Viện Hàn lâm khoa học tự nhiên Liên bang Nga gồm 23 vị đã nghe công trình khoa học của Tiến sĩ Trần Kim Bảo về đề tài "Văn bản như một hiện tượng ngôn ngữ qua lăng kính triết học ngôn ngữ thuyết âm dương" do Tiến sĩ - Viện sĩ Trần Văn Cơ
thay mặt trình bày. Đề tài khoa học của chị đã được Hội đồng khoa học đánh giá như một phương hướng mới trong việc nghiên cứu ngôn ngữ học đại cương và văn hoá học, đặc biệt là ngôn ngữ Nga.
(Báo Thanh niên)
Đừng vội tìm kiếm tác giả thư này, mà phải hiểu điều tác giả muốn nói để may ra còn có thể cảnh tỉnh, ngăn chặn các trò giả mạo khoa học đang trở thành căn bệnh HIV trong một bộ phận giới khoa học người Việt ở Nga hiện nay.
Không ngăn chặn và cảnh giác trước các giá trị giả mạo của bọn cơ hội là đồng loã với tội xúc phạm các nhà khoa học chân chính trong, ngoài nước, tội làm nhiễm độc mục tiêu vươn lên của tuổi trẻ Việt Nam, tội làm tổn thương đến sự kính trọng với nền khoa học Nga và những nhà giáo chân chính, là tội tiếp tay cho bọn ăn hại đất nước.
Đọc tin về "viện sĩ" Kim Bảo đăng tin báo Thanh Niên, thông qua FPT, tôi dám thay mặt nhiều người VN tại Nga thuộc giới trí thức khoa học nói rằng: đã quá sức chịu đựng của lòng tự trọng trong mỗi người chúng tôi !
Trước trách nhiệm phải trung thực với tương lai khoa học của đất nước và giá trị chân chính của con người, nhất là con người Việt Nam tôi viết những dòng này gửi đến Báo Thanh Niên, đến FPT mà chúng tôi rất quý trọng. 
Khó có thể viết dài, chỉ xin các anh chị làm báo, và nếu được, chuyển tới các vị lãnh đạo các cơ quan khoa học, dân, chính, Đảng hãy nghiên cứu cho kỹ trước khi đăng những tin như thế. Vì sao? Vì nếu nền khoa học VN và Nhà nước ta cần những người "viện sĩ" như Kim Bảo (và trước đó, như "viện sĩ" Nguyễn Đình Đức - người được ĐSQVN tại Nga cử về và giới thiệu lên thành Uỷ viên trung ương Mặt trận TQVN!
Và một số "viện sĩ" khác đã và đang "ra lò" trong "Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tại Nga" của ông Nguyễn Văn Thạc) thì bức thư này của tôi có thể là vô nghĩa.
Khi đó các anh chị hãy bỏ quá cho vì sự ngớ ngẩn của tôi làm bản báo mất thời gian.
Trong bức thư này không có sự đố kî với một cá nhân nào ở Nga và VN, không có sự đua chen vì bất cứ lợi lộc gì với các "viện sĩ" như kiểu Đình Đức, Kim Bảo, mà chỉ có sự xót xa cho danh dự khoa học chân chính, sự thông cảm cho anh chị em đồng nghiệp trong nước vì không đủ thông tin mà bị xúc phạm, lo lắng cho chính sách cán bộ của nước nhà vì cứng nhắc, quan liêu và nặng bệnh hình thức mà chọn phải đồ giả.
Bức thư này cũng không hề có ý phủ nhận nào đối với hàng trăm tấm gương học tập thông minh, khiêm tốn và cần cù của các học sinh, NCS -TTS khoa học VN đang học tập, công tác tại Liên Bang Nga. Sự thật dưới đây chỉ nói về cái phần cặn bã không may lẫn vào số đông lành mạnh của giới KHVN tại Nga.
Sự thật ở đâu? Quý báo và các anh chị, nhất là FPT - Công ty hàng đầu của các nhà khoa học trẻ VN, nếu dám tìm hiểu cặn kẽ thì có thể thư hỏi ngay các cơ quan khoa học chính thống của nước Nga về các "viện sĩ hàn lâm" đó. Chỉ hỏi riêng cơ quan VN ở Nga ta thì không đủ, vì ít ai dám nói sự thật ấy. Không hiểu GS Bạch Vọng Ha ø- trưởng phòng quản lý LHS, tiến sĩ Trần Ngọc Thanh - Tham tán khoa học kỹ thuật VN của ĐSQ sợ gì mà yên lặng, dù họ hiểu hết và cũng phát ngấy trò tung hô "Viện sĩ" lây nhanh như AIDS
trong một số người VN có học vị Phó TS và TS trong Hội KHKT do ông Thạc khuyến khích? Chắc không phải là sợ mà là không tin rằng lời nói trung thực được
nghe theo. Vì thế mà phải mượn tên và nói bóng gió để phản ánh sự thật! Hay là vì Ngài Đại sứ cũng trót được "nhận" danh hiệu cao quý đó nên không ai phạm huý!
Sự thật chỉ là trò lừa đảo chữ nghĩa được chấp nhận, được lãnh đạo Nhà nước nghe theo, cho dù biết là đồ rởm.
Ở Nga Viện sĩ hàn lâm khoa học là một học hàm cao quý. Số nhà khoa học VN được mang danh hiệu Viện sĩ hàn lâm của Viện Hàn lâm KH Liên Xô -AN CCCP (trước đây)-nay là Viện HLKH Nga (RAN) từ trước đến nay chỉ đếm không hết mười đầu ngón tay.
Từ đâu mà mà một anh buôn "xanh" (đô la) như Nguyễn Đình Đức, sau vài năm làm "học giả" thành kandidat, rồi doctor khoa học (phần này may ra có thể còn có chút giá trị nào đó và phải thẩm định), trong nháy mắt "được bầu" thành 3 suất "viện sĩ" (2 ở
Nga-1 ở Mỹ?!), được ông chủ tịch Hội khoa học VN Nguyễn Văn Thạc- người 20 năm chưa làm xong cuốn từ điển Việt Nga- mạo phong cho là "giáo sư" để lăng xê lên báo của ĐSQ và báo "Khoa học cộng đồng" ? "Viện sĩ " này chỉ tốn dăm "tờ xanh" cho ông Chủ tịch Hội khoa học tổ chức buổi ra mắt ở nhà hàng là thành nổi danh, vào ngay làm Phó chủ tịch BCH Hội, lại được Đại sứ Ngô Tất Tố đích thân rút "quỹ cộng
đồng" (do đồng bào đi chợ ở Maxcơva góp) tặng ngay 500$ để "khuyến khích tài năng trẻ". Sau đó không lâu thì Đại sứ cũng thành "viện sĩ". Rồi "viện sĩ" Đức được Đại sứ đặc cử về thay mặt cộng đồng VN ở Nga mà cả nước Nga không ai biết cho đến khi thấy đài VTV4 đưa lên với danh hiệu mới là Uỷ viên Trung ương mặt trận TQVN? Cứ hỏi 100 người trí thức VN ở Maxcova thì có thể 98 người không biết ông Đức là ai, làm gì và nếu biết thì không thể chấp nhận nhân phẩn và tư cách "nhà khoa học trẻ" này. Đó là không nhắc đến các thành tích bất hảo của ông Đức nối kết với bọn Nga xấu mưu lật lọng đồng nghiệp VN khi cùng làm ăn ở chợ Niculino Quận Tây-Nam cách đây mấy năm.
Bây giờ chúng ta có thêm "viện sĩ hàn lâm nữ đầu tiên của VN" trong khoa học xã hội nhân văn? Ở đâu ra vậy? Làm luận án PTS 2-3 năm gì đó trên các chợ là chính, 1 năm làm "tiến sĩ", chưa đầy vài tháng sau "bảo vệ" liền được "bầu" thành "viện sĩ", "tiến sĩ" về ngữ văn lại trở thành "viện sĩ" "Viện HLKH tự nhiên Nga"? Người phụ nữ độc thân ấy ở Viện tiêng Nga Puskin trong vòng không đầy năm nổi lên như diều nhờ kỹ năng khéo léo mà chỉ phụ nữ mới hiểu được! Sơ đồ thật đơn giản: "Giáo sư viện sĩ" Trần văn Cơ - người nhận các danh hiệu "viên sĩ" đó trước người trò gái yêu xưa chỉ 1 năm, nay ra sức "giúp" trò nối nghiệp dùng "âm dương" đề nghiên cứu tiếng Nga?! Bản thân "Viện sĩ" có biệt danh là "Thiên Can" vốn cùng chủ tịch Văn Thạc làm từ điển hàng chục năm chưa xong- người rất chịu khó tra cứu sách báo (trừ sách chữ Trung Quốc vì người không đọc được chữ thánh hiền nào) để "hiểu" kinh Dịch, dùng nó gieo quẻ cho bạn bè và "nghiên cứu khoa học tiếng Nga", làm cho Hội đồng bảo vệ của Nga rơi vào "bát quái" đành phải công nhận là "hướng mới" mà người Nga chưa biết bao giờ, thế là thầy trò nhanh chóng "vượt cạn" bằng cái thứ mà Nga lẫn VN đều không cần. Người Nga không biết "âm dương" là gì vẫn giỏi tiếng Nga hơn người Việt! Tình thầy trò được đảng uỷ Sứ Quán trân trọng thông qua Tổng biên tập "Tuần tin đất nước" T.V.C.- (...) "lăng xê" Kim Bảo lên cơ quan ngôn luận chính thống này liên tục và chả mấy chốc, chuyển nữ cán bộ tương lai từ Viện Puskin, nơi cô ta không
có tý tín nhiệm nào về tư cách- về chi bộ nơi Chủ tịch Thạc để nhanh chóng kết nạp Đảng. Thế là đầy đủ "mũ áo" để ra về "phục vụ Tổ quốc". (...)
Cái "viện sĩ" ấy là gì mà thôi thúc người ta nhẫn tâm hại nhau và cơ hội như thế? Có gì đâu- cụm từ đó không có gì liên quan đến học hàm khoa học cả. Lỗi tại tiếng Việt và cái lỗ tai của vài người Việt ta cả th"i. ở các nước phương Tây, cũng như ở Nga có từ "Academy" tức là Viện, trường, Cơ quan nghiên cứu, Chủng viện...Ví dụ Nhạc viện, Viện bà mẹ và trẻ em, Viện vệ sinh môi trường, Viện giúp người mù,Viện
hoá đạo, thậm chí ..Viện câm điếc, Viện bảo vệ chó.. cũng có thể dùng từ Academy chả ăn nhập gì với "Viện hàn lâm khoa học" cả. Có những Academy như thế được lập ra như một câu lạc bộ, một tổ chức xã hội của những người cùng ngành để sinh hoạt , vui chơi, giao tiếp. Thành viên các "Viện" đó chỉ cần có học vị KH tối thiểu, nộp lệ phí gia nhập, hàng năm đóng viện phí, thế là thành "viện sĩ" nếu dịch ra tiếng Việt từ
thành viên của Viện (the member of Academy-tiếng Nga đọc là chlen Academy). ở Nga có 1 tổ chức xã hội như thế, có tên (chú ý: luôn viết trong ngoặc kép") là "Viện HLKH tự nhiên Nga"- viết tắt là "RAEN". Viện này không hề là một cơ quan khoa học, không nghiên cứu gì, không có bộ máy quản lý khoa học, không  giảng dạy đào tạo, không... không nhiều thứ khác, hoạt động như một câu lạc bộ của những người có học vị PTS trở lên, với điều kiện duy nhất: có bằng kandidat và đóng lệ phí 1750 rup (khoảng hơn 60$US ) là thành "viện sĩ" . Chủ tịch Nguyễn Văn Thạc nhân thế đã đi "chào dịch vụ" một số nhà khoa học ở Đôm 5 nộp 350USD để lấy thẻ "viện sĩ". Nghe nói để vào "viện" kiểu như thế ở Mỹ tốn chừng 100-200USD lệ phí. Tại các cuộc hội nghị bây giờ của Hội KH tổ chức người ta hay gọi nhau là Viện sĩ, ví dụ "Viện sĩ" Đại
sứ, "Viện sĩ giáo sư", "Tiến sĩ -giáo sư- viện sĩ", mặc dù có "tiến sĩ" bảo vệ ở Nga mà không nói được tiếng Nga, "giáo sư" mà không giảng đường, không trường trò và nơi làm việc, có "viện sĩ" hoạt động chính là làm chủ kho, chủ chợ...
Viện sĩ hàn lâm ở Nga là học vị tột đỉnh trong khoa học. Có 3 Viện hàn lâm khoa học được quyền phong học vị đó: Viện Hàn Lâm khoa học Liên Bang Nga, Viện hàn lâm Y học LB Nga, Viện Hàn lâm nông nghiệp LB Nga. Mỗi Viện nghiên cứu khoa học
của Nga (NhII) thường chỉ có 1 viện sĩ hàn lâm làm Viện trưởng. Năm 1998 cả nước Nga chỉ bầu thêm được 4 viện sĩ hàn lâm Viện HLKH Nga, trong đó có 1 người người trẻ nhất cũng đã 46 tuổi được bầu thẳng không qua hàm Viện sĩ thông tấn (tương tự như chức ủy viên dự khuyết Bộ chính trị so với Uỷ viên bộ chính trị). Nhiều nhà khoa học cả cuộc đời mơ cũng không được bầu làm Viện sĩ. Viện sĩ hàn lâm KH Nga được xã hội và Nhà nước tôn trọng, có chế độ đãi ngộ cao hơn, có tiếng nói với chính quyền.. Trên báo chí, văn bản, giấy tờ Hàm viện sĩ được ghi là "Academik"- chính xác dịch ra tiếng Việt là Viện sĩ. Còn thành viên các "Viện"-CLB kia nên dịch đúng là "thành viên", "hội viên" -member of Academy, chlen Academy.
Hội KHN ở Nga của ông Thạc hiện có nhiều "viện sĩ", đến nỗi đã chuyển thành dịch vụ làm thẻ "Viện sĩ", giá cao lắm nếu tự liên hệ với RAEN thì hết 90-100USD, qua dịch vụ thì tốn hơn một ít. Tiếc gì mà không vào, vì khi cần, có mối quen ĐSQ thì lăng xê cái "viện sĩ" ấy lên báo ĐSQ để rồi trong nước đăng lại, vòng qua vòng lại đôi lần thì "thành danh", về nước biết đâu nhờ thế có thể leo cao, thậm chí vào Quốc hội... Còn thì trong khi tạm trú ở Nga, hoạt động chính vẫn là  thương trường chợ búa và dịch vụ kiếm sống.
Việc sinh nhai là chuyện không thể không làm. Nhưng chuyện khoa học lại không thể đùa cợt nhạo báng !!
Chuyện như thế. Sự thật là như thế. Nước nhà cần các nhà khoa học thật để tiến vào thế kỷ 21 trí tuệ, chứ không thể cần các loại "viện sĩ" kiểu RAEN.
Hỡi ơi! Mong cho lòng tự trọng của con người ta cao hơn dục vọng thấp hèn. Hãy có lấy chút liêm sỉ để các thế hệ khoa học không thất vọng. Các nhà cầm cân nảy mực hãy tỉnh táo, chớ nhìn nhầm con ruồi trên tường mà ngỡ là cái đinh để treo bức tranh đề cao trí thức Việt Nam như đã đề cao các "viện sĩ" kia. Tôi tin tưởng rằng, sự thật rồi cuối cùng cũng đến. Chỉ đáng lo nếu nó đến chậm thì cái giá phải trả sẽ quá đắt cho mỗi chúng ta, nhất là khi xã hội mất đi cái thước đo giá
trị của mình. Và tôi cũng tin rằng chúng ta có biết bao nhà khoa học chân chính, chưa hề là "viện sĩ" nhưng đang ngày đêm lao động sáng tạo để đưa đất nước đến
phồn vinh.
Nhà nước và nhân dân ta, các nhà khoa học, và những người thầy đích thực hãy tha thứ cho những con sâu đó trong vườn hoa dân tộc. Tôi muốn báo động: sắp tới còn xuất hiện nhiều "viện sĩ" kiểu đó nữa !
Trân trọng
Lê Tự Trọng
(Maxcova 11.10.2000, ngay sau khi đọc tin trên mạng FPT)
PS. Bức thư này hơi dài dòng. Nếu khó nghe thì các anh chị thông cảm cho sự xấu hổ của tôi khi phải nói ra cái điều mà người trí thức cực chẳng đã đành phải nói. Nếu có gì sai thì các anh chị chỉ bảo. Có gì chưa rõ thì tôi xin phúc đáp lại trong thư khác.
Mong rằng sau này chỉ có thư vui gửi về.

***
- Chung quy chỉ tại tiếng Nga
Bài "Nữ viện sĩ đầu tiên của Việt Nam trong lĩnh vực..." đăng trên báo Thanh niên, số gần đây, có đoạn như sau:
"Tiến sĩ khoa học Trần Kim Bảo, cán bộ giảng dạy khoa tiếng Nga trường ĐH Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội vừa được Ban Khoa học xã hội - Viện Hàn Lâm khoa học tự nhiên Liên bang Nga bầu là Viện sĩ Hàn
lâm của viện. Đây là nữ viện sĩ Hàn lâm đầu tiên của Việt Nam trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Chị Trần Kim Bảo đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Ngữ văn tại Viện tiếng Nga mang tên A.X.Puskin vào tháng 4.2000. Tháng 9.2000 tại Matxcova, Hội đồng khoa học của Viện Hàn lâm khoa học tự nhiên Liên bang Nga gồm 23 vị đã nghe công trình khoa học của Tiến sĩ Trần Kim Bảo về đề tài "Văn bản như một hiện tượng ngôn ngữ qua lăng kính triết học ngôn ngữ thuyết âm dương" do Tiến sĩ - Viện sĩ Trần Văn Cơ thay mặt trình bày. Đề tài khoa học của chị đã được Hội đồng khoa học đánh giá như một phương hướng mới trong việc nghiên cứu ngôn ngữ học đại cương và
văn hoá học, đặc biệt là ngôn ngữ, Nga."
Đọc những giòng trên đây đăng trên tờ Thanh niên do một nhà ngữ văn có tên tuổi mang tới khoe, tôi không khỏi cười buồn trong bụng, nhưng không dám cho anh biết thật hư câu chuyện sợ anh cụt mất hứng. Bởi
vì anh là người quan tâm tới sự phát triển của ngành nên khi thấy một tài năng trẻ, lại là nữ, lại mang được cái thuyết âm dương bí hiểm của phương Đông sang khám phá tiếng Nga sao không mừng cho được.
Tôi chưa được đọc cái luận án đặc biệt ấy của nữ viện sĩ không quen biết và điều tôi nói đây cũng không liên quan tới cái mình chưa được biết. Vấn đề là cái danh hiệu viện sĩ. Những cái tin như thế này về các vị viện sĩ Nga, Mĩ kiểu người Việt tôi cũng đã từng được đọc trên báo hay được người trong cuộc khiêm tốn hơn mang tới khoe. Tôi hoang mang không hiểu: hoặc là họ cố tình lừa đồng bào trong nước vốn không có những thông tin về cái gọi là Viện hàn lâm, viện sĩ ở các nước này, hoặc chính bản thân họ cũng không hiểu cái học hàm viện sĩ mà họ nhận được bằng đủ mọi cách ấy nó ra làm sao. Nếu cái "hoặc" trên đúng thì quả thật họ to gan. Còn to gan hơn là những kẻ làm bằng giả, mua bằng giả trong nước. Vì những thứ bằng giả trong nước cao lắm cũng đến bằng đại học hoặc đến tiến sĩ là cùng. Đây là bằng viện sĩ! Mà lại viện sĩ tận các nước nổi tiếng về khoa học! Không trọng
dụng thì là vi phạm chính sách cán bộ đấy, các cơ quan chuyên môn cứ coi chừng! Nếu cái "hoặc" sau mà đúng thì lỗi tại... tiếng Nga. Chúng ta cứ cho giả thuyết thứ hai là đúng đi để cho câu chuyện bớt căng
thẳng và các Qúy báo đã đưa những tin tương tự đỡ áy náy.
Vậy tiếng Nga có lỗi gì trong chuyện này? Lỗi tại nó nghèo. Ai lại có mỗi một từ Akademia (Academy) mà chỉ lắm thứ thế: nào là viện, trường, cơ quan nghiên cứu, chủng viện... Ví dụ Nhạc viện, Viện bà mẹ và trẻ em, Viện vệ sinh môi trường, Viện giúp người mù, Viện hoá đạo, thậm chí ..Viện câm điếc, Viện nuôi ong... và những cái Academy này chả ăn nhập gì với "Viện hàn lâm khoa học" cả. Có những "Academy" như thế được lập ra như một câu lạc bộ, một tổ chức xã hội của những người cùng ngành để sinh hoạt , vui chơi, giao tiếp. Thành viên các "Viện" đó chỉ cần có học vị khoa học tối thiểu, nộp lệ phí gia nhập, hàng năm đóng viện phí, thế là thành "viện sĩ" nếu dịch ra tiếng Việt: the member of Academy-tiếngAnh; chlen Academy- tiếng Nga.
ở đây chúng tôi xin lưu ý: tại Nga có 1 tổ chức xã hội tương tự có tên (chú ý: luôn viết trong ngoặc kép") là "Viện Hàn Lâm Khoa Học Tự Nhiên Nga"- viết tắt là "RAEN". Viện này không hề là một cơ quan khoa học, không nghiên cứu nghiên kiếc gì, không có bộ máy quản lý khoa học, không giảng dạy đào tạo, không... nhiều thứ khác, hoạt động như một câu lạc bộ của những người có học vị phó tiến sĩ trở lên, với
điều kiện duy nhất: có bằng kandidat và đóng lệ phí 1750 rup (khoảng  hơn 60$US ) và thế là những "nhà" Việt nam tham gia vào cái "viện" này thành ra "viện sĩ"tuốt tuột, nào là "Viện sĩ giáo sư", "Tiến sĩ -giáo
sư- viện sĩ", mặc dù có những "tiến sĩ" bảo vệ ở Nga mà không nói được tiếng Nga, "giáo sư" mà không giảng đường, không trường trò và nơi làm việc, có "viện sĩ" hoạt động chính là làm chủ kho, chủ chợ...
Nữ "Viện sĩ" đầu tiên của nước ta mà báo Thanh niên đưa tin chắc hẳn là "viện sĩ" của viện này. Sở dĩ tôi phải để hai từ viện sĩ trong nháy nháy là vì đúng ra những người như chị Kim Bảo tham gia cái viện này
tiếng Nga gọi là thành viên - chlen, chứ không bao giờ được phép gọi bừa là viện sĩ - akademik.
Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học - akademik ở Nga là một học hàm cao quý và là học vị tột đỉnh trong khoa học. Có 3 Viện hàn lâm khoa học được quyền phong học vị đó: Viện Hàn Lâm khoa học Liên Bang
Nga (Viện HLKH Nga), Viện hàn lâm Y học LB Nga, Viện Hàn lâm nông nghiệp LB Nga. Mỗi Viện nghiên cứu khoa học của Nga (NhII) thường chỉ có 1 viện sĩ hàn lâm làm Viện trưởng. Năm 1998 cả nước Nga chỉ bầu thêm được 4 viện sĩ hàn lâm Viện HLKH Nga, trong đó có 1 người trẻ nhất cũng đã 46 tuổi được bầu thẳng không qua hàm Viện sĩ thông tấn (tương tự như chức ủy viên dự khuyết Bộ chính trị so với Uỷ viên bộ chính trị). Nhiều nhà khoa học cả cuộc đời mơ cũng không được bầu làm Viện sĩ. Viện sĩ hàn lâm KH Nga được xã hội và Nhà nước tôn trọng, có chế độ đãi ngộ cao hơn, có tiếng nói với chính quyền.. Trên báo chí, văn bản, giấy tờ Hàm viện sĩ được ghi là "Academik"- chính xác dịch ra tiếng Việt là Viện sĩ. Còn thành viên
các "Viện" CLB kia nên dịch đúng là "thành viên","hội viên"-member of Academy, chlen Academy. Số nhà khoa học VN được mang danh hiệu Viện sĩ hàn lâm của Viện Hàn lâm KH Liên Xô -AN CCCP (trước
đây) - nay là Viện HLKH Nga (RAN) từ trước đến nay chỉ đếm không hết mười đầu ngón tay. Và tôi rất lấy làm lạ tại sao những người chỉ vừa bảo vệ luận án phó tiến sĩ mà thực chất chưa biết ra làm sao lại
dám đứng kề bên những nhà khoa học thực thụ đầu ngành như cố giáo sư viện sĩ  Nguyễn Đình Tứ, giáo sư viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu và vừa rồi là viện sĩ Nguyễn Duy Qúy và viện sĩ Đặng Vũ Minh?
Nếu là nhầm lẫn thì nhân tiện đây tôi cũng xin chúng ta chỉ nên đóng cửa để bảo nhau, chứ nói lộ ra người Mĩ, người Nga biết được e rằng họ sẽ cười chết mất vì bảo vệ được đến cái bằng phó tiến sĩ rồi mà vẫn
không hiểu cái chlen của viện này viện nọ tiếng Nga, cái member of Academy là caí gì mà lại nhầm tai nhầm hại thành ra viện sĩ viện hàn lâm thì là loại phó tiến sĩ gì vậy?
Đồng thời cũng nhân tiện đây tôi, với tư cách một công dân, đề nghị báo chí nên điều tra cho rõ ngọn ngành rồi hãy cho đăng tin, bởi vì cho dù có cố tình hay vô ý nhầm lẫn thì cái nhầm lẫn kiểu ấy đều tai hại như nhau, bởi vì sự lừa đảo trắng trợn hay sự ngu dốt trắng trợn đều cản trở khoa học nước nhà bước vào thế kỉ XXI. Mà ở thế kỉ này chúng ta hi vọng biết bao về một nền kinh tế trí thức đặng có thể đưa đất nước ra khỏi đói nghèo và lạc hậu.
ĐTA
***

- Thông báo để làng Văn Việt Nam mừng:
Ông Phan Cự Đệ, nhà phê bình văn học của Việt Nam vừa được Viện hàn lâm quốc tế về thông tin tấn phong "viện sĩ" của viện này. Buổi chiêu đãi nhân việc ông nhận danh hiệu lẽ ra phải được tổ chức trọng thể, báo
của ông Thạc và báo ngoài luồng ( tên gọi báo lá cải) rùm beng đăng tải.
Song vì có bài "Học giả" của Lê Tự Trọng đã lan truyền trong người Việt ở Mátxcơva , nên người ta chỉ làm bữa cơm mặn mừng ông. Thiên Can, nhà chế tạo
viện sĩ, người đưa thuyết "âm dương" vào ngôn ngữ Nga có mặt trong bữa đó. Khi ông Nguyễn Bá Anh đề cập đến đề tài "Viện sĩ" thì ông Thiên Can đã... đánh trống lảng.
Đề nghị Viện Văn Học nhắc anh em viết ngay vài bài phóng sự về ông, để kịp thứ sáu này ông về Hà nội là "lăng xê" ngay lên báo Thanh Niên.
Nhân đây cũng xin thông báo cho giới chức nước nhà ở Hà nội biết thêm vài mẫu mã mới trong mặt hàng "phó tiến sĩ, tiến sĩ" tại Nga (tránh cố tình nhầm khi sử dụng nhân tài)
Ai cũng biết Uỷ ban thẩm định quốc gia ( gọi tắt là VAK - Bộ Đại học Nga) là cơ quan cấp học vị tiến sĩ và phó tiến sĩ cho những người thuộc hệ trường , viện của nhà nước và tư nhân đào tạo. Nay bộ Đại học Nga còn mở ra một VAK khác gọi là VAK quốc tế , để cấp học vị tiến sĩ và phó tiến sĩ cho những người ghi danh. Người đến ghi danh bảo vệ có quyền trình bày luận án của mình bằng các thứ tiếng hiện có trên thế giới : H­mong, Việt, Thái, Lào, Indonesia, Angola.... không phụ thuộc xuất xứ học hành. Nhưng đã chỉ rõ học vị "phó tiến sĩ và tiến sĩ quốc tế"õ không có hiệu lực sử
dụng như học vị chính hiệu.
Nói gọn lại tới đây khi nhìn thấy ai đó mang học vị phó tiến sĩ (hoặc tiến sĩ) quốc tế thì mọi người phải hiểu đó là bằng cấp danh dự, cấp cho những người có nhu cầu.
Như đồ trang sức, có đồ thật thì đắt, đồ mạ rẻ tiền. Chỉ có điều người ta đã thẳng thừng nói trước để người sử dụng biết. Ngay tại chợ Vòm hàng hoá nhiều thứ đề là mode Ý, tại Mỹ, tại Nhật... nhưng mọi người đều biết rõ đây là hàng chợ, với giá cả rẻ như bèo chỉ có thể sản xuất tại Mỹ... Tho, Nhật...Tân mà thôi. Chúng tôi phải lưu ý việc này vì gần đây ở Xaliut 2 có anh M. nhận dịch vụ chân gỗ chế tạo phó tiến sĩ với giá 2000 USD. Nếu định về nước chui vào công sở làm viên chức thì nên đặt bằng xịn. Bằng "phó tiến sĩ quốc tế" sớm muộn thì Bộ Đại Học VN cũng biết và loại bỏ.
Bằng thật do VAK cấp thường tốn kém hơn. Tối thiểu cũng không dưới 3200 USD, trung bình là 4800 USD, thời hạn chờ 30 tháng. Nhưng nếu vội muốn lấy nhanh
(Express ) thì không dưới 12.000 USD.
Nghe mọi người đồn (xin nhắc lại là nghe đồn) thì ông Nguyễn Mạnh Cường (biệt danh Cường Mâm) cựu xếp Thương Vụ của ta, trước khi rời Nga đã vội làm luận án phó tiến sĩ "cấp tập" trong vòng gần một năm. Chỉ riêng tiền mở hội đồng bảo vệ đã mất ngót ngét 7000 USD, chưa kể các chi phí khác để "gia tốc" luận văn.
Nghe nói các ông chủ giàu có thường chi rất đậm cho các luận án tiến sĩ của mình. Ngược lại các thầy cũng nhìn mặt mà bắt hình dong, tranh thủ vặt tiền trò. Có người như ông N. đã chi tới 20.000 USD mà các thầy vẫn chưa chịu cho luận án "lên bàn đẻ". Với 2000 USD ngờ rằng đó là chi phí cho luận án Phó tiến sĩ quốc tế.
Nếu không có ý định về làm việc trong công sở nhà nước và bằng cấp chỉ dùng vào mục đích trang sức, thì nên mua loại bằng "quốc tế" này về khoe làng xóm rằng ta đây cũng là giòng dõi thi thư , không phải trọc phú. Giá cả như thế cũng hợp lý. Nếu chưa có bằng đại học, chỉ cần nộp 50 USD + ảnh 3x4 cm người ta sẽ biến bạn thành một người có bằng tốt nghiệp đại học Tổng hợp trong vòng 5 phút... nhờ scannner.
Tới đây nếu chợ búa đi vào quy củ, sẽ có nhiều người dư dật, bỏ chút tiền ra sắm sửa một tấm bằng Phó tiến sĩ quốc tế. Cộng thêm với giấy chứng nhận của Trung Tâm Thương Mại Kinh Tế Quốc Tế (tên giao dịch chính thức gọi chợ KT) tin chắc rằng mang về làng loè, thì bà con quê mùa cách xa vạn dặm chỉ còn biết há hốc mồm.
Thế mới bõ cái cảnh tối tăm mặt mũi quanh năm buôn bán vất vả, xứng với đồng tiền bát gạo bỏ ra. Đó là viễn cảnh thực chứ không phải đùa.
***

- Nguyễn Đức Bình và cuộc chiến Viện sĩ KIM BẢO
Dziệt Xô
Hẳn là bà tiến sĩ Đào Tuấn ảnh và ban biên tập báo Lao động không lường được tiếng nổ của bài báo "Có nên gọi là viện sĩ hay không" đã làm rung động giới khoa học nước ta.
Thật ra một tiếng nổ lớn đã phát ra từ hai tháng trước đây khi một tác giả với bút danh Lê Tự Trọng đã tung ra bài viết về chống nạn học giả. Bài viết đã gửi đến một số báo để đăng, nhưng không ai dám hạ bút.... vì sợ. Tiếng vọng của nó cứ âm thầm trong giới trí thức, chủ yếu là Hà nội.
Cánh sư phạm chúng tôi cũng được chuẩn bị tinh thần xem loạt phóng sự của VTV3 về "nữ viện sĩ đầu tiên của Việt Nam". (Xin chị Hiếu Lá đừng phật ý, tôi biết chị đã tuyên bố chị là "viện sĩ RAEN của nước
ta, nhưng tao đếch thèm để TV bêu tên..." như chị đã tuyên bố ở Mátxcơva trước khi về nước. Tôi trích nguyên văn lời chị, không sửa)
Chúng tôi cũng được anh em bạn bè trên Bộ Đào Tạo bàn tán rằng "trên" đang gợi ý xếp cho Kim Bảo một chỗ ngồi vụ phó hay vụ trưởng gì đó ở Bộ này, rằng Kim Bảo đến Bộ này khoe một tấm hình chụp cô ta đứng cạnh Nguyễn Đức Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị ĐCSVN khi ông thăm Mátxcơva năm nay, rằng cán bộ tổ chức rỉ tai nhau :
Ông Bình bảo lãnh tư cách của cô Kim Bảo., rằng VTV3 được "trên" cho phép làm cuốn phim truyền hình về Kim Bảo để chiếu cho bà con xem vào dịp cuối năm, còn các báo được bật mí tung hết lời hay ý đẹp để dân ta thưởng thức nhân tài nước nhà.
Con đường hoạn lộ của Kim Bảo "chưa có bao giờ đẹp như hôm nay" đang diễn ra như trong kịch bản thảo tại Mátxcơva thì bỗng như sét nổ giữa ban ngày, bà tiến sĩ Đào Tuấn Ảnh, người theo học đại học 30 năm trước và đã bảo vệ luận án Tiến sĩ ngôn ngữ học tại Đại học tổng hợp quốc gia Mátxcơva gần 20 năm trước đây đã có lời trên báo. Tiếp đó là giới khoa học lên tiếng ủng hộ ý kiến trên của bà Ảnh.
Cuộc bút chiến giữa những con người muốn bảo vệ danh dự cho giới khoa học với những người bảo vệ phe "viện sĩ " gốc gác Nga du nhập về trong nước tưởng rằng đã rõ như ban ngày, phần thắng đã nghiêng về báo Lao động..... thì bỗng dưng "trọng tài"
Nguyễn Đức Bình vào trận, khiến trận đấu xoay theo hướng khác.
Tại sao ông Nguyễn Đức Bình phải vào trận. Theo cô Kim Bảo thuật chuyện cho người nhà thì: khi sang Mátxcơva, các đồng chí lãnh đạo Sứ quán biết tài cô đã khoe với ông Bình. Ông hứa đảm nhận trách nhiệm dắt Kim Bảo vào Bộ Đào tạo vì ông cho rằng chức Uỷ viên bộ Chính trị sẽ không đến với ông khoá tới, cần có người phe mình cài các chỗ.
Màn kịch lớp lang đang thuận buồm xuôi gió, nào là báo chí, nào là VTV3, nào là ông tây mũi lõ ở sứ quán Nga sẽ trao bằng viện sĩ... ( chứ không phải như cái thẻ của chị Hiếu Lá)... thì chuyện bung ra. Việc báo chí phanh phui khiến cho cô Kim Bảo bị tước cơ hội duy nhất bứt lên đỉnh cao danh vọng. Mất nó là mất mọi quyền lợi không nhỏ. Ông Bình thì mất mặt với đàn em. Gì thì gì ông đã là thủ lĩnh khối tư tưởng,
đang còn ngồi lù lù mà có kẻ dám cản mũi kỳ đà, không chịu hiểu ý ông.
Cay cú nhất VTV3 vì đơn đặt hàng gần xong, hợp đồng bị huỷ giữa chừng khiến họ mất mồi, tung lời đe doạ bà Ảnh giọng đẫm mùi "xã hội đen".
Đám báo chí đã tung hô Kim Bảo cũng ngượng và thay vì ủng hộ công luận thì họ lại liên kết nhằm hạ thủ tác giả Đào Tuấn Ảnh và báo Lao động. Tình cảnh của Kim Bảo thật đúng là "kê cân": nuốt cũng không vô, mà khạc cũng chẳng ra. Chúng tôi nghĩ rằng lối thoát cho cả hai bên, sẽ diễn ra như sau: Cô Kim Bảo, hay ai đó sẽ viết một loạt bài nói rằng bốn người của ta RAEN gia nhập từ 1995 là: Đặng Vũ Minh, Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Thanh Nghị, Phan Hồng Khôi, ngoài ông Nguyễn Văn Hiệu nghiễm nhiên xứng danh là viện sĩ RAN, ba ông còn lại cũng giống như Kim
Bảo, báo chí cũng đưa tin và chính họ xưng viện sĩ suốt mấy năm trời sao chẳng thấy ai lên tiếng???
Chỉ có như thế thì "sói no mà cừu vẫn còn nguyên"!!!! Dziệt Xô
***
- Thư gửi bạn ta (1-9)
Bùi Bảo Nứa
Thư số 1
Mátxcơva 3 tháng 12 năm 2000
Gửi bạn ta,
Năm 1978 lúc nằm viện chữa bệnh, tôi có đọc bài phú "Cuộc đời người cán bộ nghệ
sĩ" của Dũng Hiệp đăng trên tạp chí "Sân khấu nghệ thuật" số 13 năm 1978. Ông Hiệp
mô tả văn nghệ sĩ Miền Bắc:
...Xếp giấy báo, nào Nhân Dân, nào Văn nghệ
dán đầy nhà chữ nghĩa văn chương
Ghép gỗ thùng, tấm Trung quốc, tấm Liên Xô
làm bàn viết tầm cao quốc tế
Rọc áp phích, đóng thành bản thảo,
kịch viết đậm màu
son.
Gò ống bơ, đun nước pha trà
thơ ngâm vang
chất thép.
... Ghế mòn chân thấp chân cao
ngồi khấp khểnh tựa phi trên
mình ngựa
Màn thủng dán giấy đỏ, giấy vàng
đêm mơ màng như lượn giữa
rừng hoa.
Rồi ông hạ một câu: Mới hay rằng:
Có cái có mà không
Càng thấu nhẽ có cái không mà có.
Có kẻ tâu lên các "xếp văn nghệ" nào là tác giả có ý xỏ xiên, nào là cạnh khoé. Vì vụ
này, nhà thơ Lưu Trọng Lư "con nai vờ ngơ ngác" bị cạo gáy do lơ đễnh "canh gác",
một hình phạt được coi là nhẹ có châm chước đến sự vắng mặt của ông.
Thật ra người Việt ta rất giỏi, giỏi đến mức biến không thành có, biến thiếu thành đủ,
biến ít thành nhiều... đúng như tác giả viết chứ không hề cạnh khoé ai cả.
Ông Nguyễn Đình Đức, bên Nga là một trong những người có tài "biến không thành
có" như nhà ảo thuật Cooperfiel, hãy nghe công ty FPT (Việt Nam) viết:
"Là giáo sư danh dự của Đại học Tổng hợp châu Âu, viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học
tự nhiên Liên bang Nga, Viện Hàn lâm phát minh sáng chế quốc tế, Nguyễn Đình Đức
là một trí thức trẻ được biết đến nhiều ở Nga. Nhân dịp anh về dự đại hội của Mặt
trận Tổ quốc VN, tôi đã tìm gặp anh".
Tôi hỏi bè bạn quen biết ở các nước Tây Âu thì chẳng ai biết cái Đại học Tổng hợp
Âu Châu ấy đóng ở đâu, nước nào... còn Đông Âu, không cần hỏi tôi cũng biết vì tôi
từng lang thang học hành và chạy chợ khu vực này nên cam đoan là không có.
Tôi nhầm.
Té ra là cái đại Học Tổng hợp Âu Châu ấy là có thực, ngay tại thành phố Đup na,
cách Mátxcơva 2 giờ xe hơi. Theo Nguyễn Văn Thạc thú nhận thì Đức có đưa cho
Thạc xem cái giấy công nhận "giáo sư của trường", mặc dù Thạc biết Đức vừa ra lò
chưa hề dậy một giờ nào. Đức mô tả nó là một cái trường do Viện hàn lâm khoa học
tự nhiên Nga (gọi tắt là RAEN) đẻ ra. Vì đóng tại Nga, mà Nga lại là Âu châu, thì
người ta đặt tên như thế (!)
Bản thân RAEN cũng không có chức năng đào tạo, không nhiều thứ khác cho nên đứa
con của nó cũng không khác gì hơn là cái "đại học ảo" chuyên cấp các chứng chỉ rởm.
Nó đã cấp phong cho Đức cái chứng chỉ "giáo sư rởm " để rồi Nguyễn Văn Thạc cố
tình lăng xê lên báo.
Hai mươi năm trước, tại Việt Nam khi xét phong giáo sư cũng có chuyện lộn xộn. Trò
xét phong cho thầy, rồi nhiều "thầy" chẳng thấy dậy giờ nào, bỗng dưng được đôn
thành giáo sư. Chẳng thế mà có câu đối:
Suốt đời không dậy, gọi là Giáo
Cả ngày ôm vợ, đấy là Sư
Các thứ chứng chỉ khác của Đức, tôi ngờ rằng cũng "gà cùng một mẹ" cả thôi. Bùi Bảo Nứa
Thư số 2
Mátxcơva 4 tháng 12 năm 2000
Gửi bạn ta,
Tại công viên Lê Nin, có một nhà gương dị dạng, do Tiệp Khắc dựng lên, tên là nhà
cười. Chui vào trong, lúc thì mặt bạn dài ra, méo đi, lúc thì chân chổng ngược lên trời,
tay dài khuơ như vượn...nghĩa là nó làm bạn thay đổi về hình dạng vật lý để gây cười.
Có một cái nhà gương khác, hay hơn nhiều, nhưng không gây cười mà lại gây bực.
Nó không những có thể biến con người dị dạng thành người đẹp, mà còn biến được trí
thức lưu manh thành nhà khoa học, kéo thời gian hiện tại lùi về quá khứ...
Đó là vài số báo Phụ Nữ và Thanh Niên gần đây viết về nữ viện sĩ đầu tiên của nước
ta.
Tờ Phụ nữ viết:
"Trước tiến sĩ Trần Kim Bảo, VN đã có một số trí thức được bầu chọn làm viện sĩ
nước ngoài của Viện hàn lâm khoa học tự nhiên Liên bang Nga như GS.VS Nguyễn
Văn Hiệu, GS.VS Trần Văn Cơ, GS.VS Đặng Vũ Minh..."
Báo này nhầm tai hại. "Viện hàn lâm khoa học tự nhiên Liên bang Nga" là một tổ
chức xã hội, phi chính phủ... thành lập vào khoảng 1989-1990.
Ông Hiệu được bầu làm viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Liên Xô từ 1982, nghĩa là
trước khi cái "Viện hàn lâm khoa học tự nhiên Nga" hữu danh vô thực ra đời.
Ông Hiệu là nhà khoa học đàn anh, tầm cỡ khác hẳn với cặp thày trò ma giáo "âm
dương" Trần Văn Cơ - Kim Bảo, mà Kim Thoa, tác giả bài báo dám bỏ chung một rọ
thì thật là bậy hết chỗ nói.
Tác giả không biết hay chỉ nghe Kim Bảo "kể lại" rồi đưa lên mặt báo? (...)
Tôi ngờ, chính Kim Bảo là người nói chuyện trên.
Vì rằng tờ Thanh Niên trong bài "Bà nữ Viện sĩ" viết rõ Kim Bảo kể rằng nếu Kim
Bảo ở lại Nga thì được cấp nhà, cấp lương, được quyền chọn trường học cho con....
Cái này thì đến cai Thạc cũng phải bịt mũi chê thày trò Trần Văn Cơ - Kim Bảo.
Hãy nghe sự thật: Sau khi bảo vệ học vị tiến sĩ xong, Kim Bảo được Thạc xin một chỗ
làm hợp đồng trong "Ban làm từ điển Nga-Việt" với mức lương mạt rệp là 600
rúp/tháng (=22 USD). Trong khi một người Việt Nam tại Mátxcơva cần chi tiêu hàng ngày bao gồm thức ăn, phương tiện đi lại, nhà cửa, và giấy tờ tuỳ thân không dưới 10
USD/ngày.
Kim Bảo làm "phụ động" cho bà Beleskaya trong cái gọi "ban làm từ điển Nga Việt"
tại một cái phòng nhỏ như hũ nút dành cho cả chục vị tuổi tác xuýt xoát "cổ lai hy".
Trụ được một tháng thì Kim Bảo ngán đến cổ, bỏ luôn về nước, chứ chẳng có ai mời
Kim Bảo ở lại cả. Cái mà "Viện hàn lâm khoa học tự nhiên Nga" duy nhất có thể cấp
cho Kim Bảo là một cái thẻ bé xíu gập lại to hơn hai ngón tay bìa cứng, bán đầy các
hẻm xe điện ngầm, chứng nhận là thành viên của họ, chứ nhà cửa và lương lậu họ làm
gì có mà cấp.
(...) Đúng là loại trí thức mõ!
Bùi Bảo Nứa
* * *
Thư số 3
Mátxcơva 5 tháng 12 năm 2000
Gửi bạn ta,
Chỉ số thông minh IQ là một đại lượng được đưa ra để đánh giá sự thông minh của
con người. Các nhà khoa học thường liên hệ nếp nhăn vỏ não với các chỉ số này.
Lòng tự hào chủng tộc khiến cho dân da vàng thường cố gắng minh chứng rằng họ
không thua kém, nếu không phải là thông minh hơn người da trắng. Dân Việt ta cũng
không phải ngoại lệ.
Thập niên 70-90 khi làm việc trong nước, tôi có dịp được hầu hạ các nhà khoa học
Việt Nam. Họ tài lắm, chỉ có một vài cái phòng thí nghiệm nho nhỏ, dăm ba người,
máy móc chắp vá, đa phần cũ rích, cái chạy cái không, thế mà năm nào cuối năm
cũng thấy họ công bố các công trình khoa học "tầm cỡ quốc tế", theo đúng ngôn từ
thốt ra cửa mồm, rất văn chương: "Thí nghiệm này, tháng trước mới được làm ở
Paris... New York...London... thì tháng này chúng tôi đã tiến hành ở Nghĩa Đô..."
Năm 1985, nhà vật lý Nguyễn Nguyên H., bỏ gần tuần lễ thảo ra cả chục đề án từ xây
dựng nhà máy làm điốt phát quang giá phọt phẹt vài triệu đôla, đến nhà máy sản xuất
bột từ làm băng video cạnh tranh với Nhật bản, rồi cho đến "công nghệ cao" đóng vỏ
vệ tinh cho ấn độ... Đôi lúc cao hứng, trước anh em đồng nghiệp ông đăng ký "kế
hoạch" trong 6 tháng cuối năm sẽ ra lò... 16 công trình nghiên cứu khoa học. May mà
hai đồng nghiệp của ông cản đi (chục năm sau hai ông này cũng trở thành viện sĩ),
ông mới chịu rút xuống còn... 10 công trình.
Lúc ấy tôi nghĩ là họ là những người hay đùa hay chí ít cũng là những "em bé giàu trí
tưởng tượng". Mọi hoài nghi ấy tan đi khi tôi có dịp sống ở Nga. Tôi đã được mở mắt
khi thấy người nước ngoài ca ngợi trí thông minh của dân ta. Ông V.P., từng là
Trưởng ban Ban lập trình hệ thống Liên hiệp sản xuất máy bay AVIASTAR" (làm
máy bay TU 204) ở thành phố Ulianovsk có lần tâm sự: "Tại Dubna, Trung tâm quốc tế nghiên cứu Vật lý hạt nhân, nhà nước Liên Xô chi cho
mỗi cán bộ nghiên cứu khoa học là 25.000 rúp một năm tiền đề tài khoa học (không
kể chí phí lương, hành chính và điện nước...).Giá một tấn nhôm là 400 rúp, đồng thỏi
600 rúp... trong khi giá thị trường thế giới 1000 đôla một tấn nhôm và 1800 đôla một
tấn đồng. Hai mươi nhăm ngàn rúp nếu không hơn thì cũng không thể thấp hơn 25000
đôla. Hàng năm hơn bù kém, một cán bộ chúng tôi cũng chỉ có một báo cáo khoa học.
Thế bên nước ông ra sao?"
Tôi đành nói bừa rằng ở một viện khoa học đầu đàn của nước ta người ta chi cho một
cán bộ khoa học chừng 1000 USD/năm. Dĩ nhiên tôi không dám hé răng tiết lộ cho
ông ta biết rằng đấy là tiền trên sổ sách, thực tế phải "hoá giải" số tiền đó bằng cách
trả 5% dịch vụ để có tiền mặt chi vào bữa cơm trưa, bù thêm vào lương cứng...chưa
kể đến có những khoản được nhà nước cấp cho để "đầu tư chiều sâu" phải "lại quả"
cho người cấp tiền từ 40-60% như thoả thuận. Tôi cũng dấu nhẹm cái tin một bà phó
giáo sư nọ ở Hà nội hôm rồi đăng đàn lăng xê một lúc 10 báo cáo khoa học, hoặc các
nhà khoa học ta đang bò lê trên giường "vẽ" hoá đơn để hợp thức hoá số tiền mọn
được cấp.
Ông V.P. thán phục:
- Cứ cho là các bạn chuyên tâm làm việc với cường độ như chúng tôi, với số tiền được
cấp ít ỏi hơn 25 lần mà các bạn làm được những công trình như chúng tôi thì quả là
các bạn đã thông minh hơn chúng tôi 25 lần để bù lại.
Ruột tôi nở ra từng khúc, nhìn quanh thấy người Việt lắm nhân tài thật.
Ông H. là nhà toán học, Tiến sĩ trong lĩnh vực mũi nhọn tin học: "Trí khôn nhân tạo".
Trong buổi ông bảo vệ luận án tiến sĩ, một đồng nghiệp Nga hỏi:
- Số người Việt Nam tài giỏi và thông minh như ông có nhiều không?
Ông H. đáp:
- Người như tôi ở Việt Nam, xe chở đấu đong!
Các bạn Nga phục lăn tính khiêm tốn của ông và cũng kinh ngạc sự thông minh của
người Việt Nam. Khi phát biểu câu này ông H. chắc chắn đã xuất phát từ lòng yêu
nước thiết tha, tình cảm tự hào dân tộc chân thành và mong muốn thiên niên kỷ của
người Việt được sánh vai với các cường quốc năm châu. Ông H. sau đó ít lâu đã trở
thành Viện sĩ khoa học Nga và chắc hẳn ông không thể ngờ điều mong muốn thầm
kín của ông thể hiện qua câu nói kia lại chóng trở thành hiện thực như vậy. Ông tất
phải hết sức vui mừng và tự hào khi thấy chỉ hơn một năm sau, ông không còn cô đơn
với danh hiệu Viện sĩ khoa học Nga nữa. Các nhân tài của ta trùng trùng lớp lớp theo
gót ông đang ngày ngày thăng hoa thành Viện sĩ khoa học Nga.
Mừng quá đi thôi, sự kiện này xảy ra đúng lúc đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới.
Nhân tài ta nhiều như thế chẳng mấy nữa các Viện hàn lâm Nga sẽ họp thường kỳ ở
Hà Nội. Nước ta sẽ cất cánh hoá rồng.
Tôi đem chuyện này chia vui với ông bạn thân, ông này cười nhạt: - Chẳng có gì mà phải khoe. Nước Nam ta có rồng từ lâu rồi. Ông chưa đọc chuyện
Trạng Quỳnh à? Trong cuộc thi vẽ rồng, sứ Tầu sau ba hồi trống còn đang loay hoay
với con rồng vẽ dở dang, thì Trạng của ta rất thông minh, cho cả hai bàn tay vào
nghiên mực rồi xổ cả mười ngón lên giấy trắng những đường ngoằn ngoèo được lý
giải là con giun, một loại rồng đất. Rồng của chúng ta đấy thôi! Rồng đất!
Vợ tôi thì thực tế hơn, bả nói:
- Rồng thật thì chưa thành đâu, mới hoá được một nửa thôi. Tiếc rằng lại là hai ký tự
đầu tiên của Rồng.
Anh bạn V.P. thân mến ơi, tha lỗi cho tôi nhé, tôi không dám nói thật với anh rằng,
đầu năm 1999 ông tiến sĩ - viện sĩ H. chính là người hàng ngày ôm chai rượu ngồi chợ
"Việt nam 2000" trên tầng 2, số nhà 1 đại lộ Solkovskye chờ anh đến thu tiền đấy...
Bùi Bảo Nứa
* * *
Thư số 4
Mátxcơva 6 tháng 12 năm 2000
Bạn ta,
Ông Hoàng Tùng, phó trưởng Ban chuyến bay vũ trụ hữu nghị Việt-Xô hẳn là người
thích đùa khi ông mở đầu cuộc họp báo quốc tế tại một cơ quan khoa học đầu đàn của
Việt Nam đóng tại Nghĩa Đô (Hà Nội) hôm 23 tháng 7 năm 1980 bằng lời tuyên bố
giật gân, gây nghi ngờ:
"Hôm nay chúng ta họp mặt tại đây để chào mừng một sự kiện quan trọng. Phạm
Tuân, công dân Việt Nam đầu tiên, người châu á đầu tiên đã bay vào vũ trụ... Nếu tính
đến lịch sử dân tộc Việt Nam thì Phạm Tuân là nhà du hành vũ trụ thứ ba..."
Tôi nhìn ra xung quanh, mọi người cũng ngơ ngác nhìn nhau, vắt óc nghĩ xem
Gagarin, Titov, Lend, Amstron... những ai trong số này có chút dây mơ rễ má dính
đến dòng máu con Hồng cháu Tiên...
Ông Hoàng Tùng nghiêm trang cho ngay lời giải, kể tên Thánh Gióng, nhà du hành
vũ trụ đầu tiên và sau đó là cặp phi hành Tiên Dung-Chử Đồng Tử....
Mọi người ồ lên, tiếng vọng râm ran:
- Từ Thức..
- Chú Cuội nữa chứ...
Cuội thì đến con nít cũng biết. Những đêm sáng trăng nhìn lên vẫn thấy chàng ôm gốc
đa chờ chị Hằng.... Cuối cùng tất cả mọi người đều công nhận thực tại là Phạm Tuân, bằng xương bằng
thịt đang bay trên trời chứ không phải các nhân vật huyền thoại, chỉ tồn tại trong trí
tưởng tượng.
Vừa rồi thấy báo trong nước lăng xê Kim Bảo, gọi là nữ viện sĩ đầu tiên của nước ta.
Học cách tư duy của ông Hoàng Tùng, để xem ai là viện sĩ đầu tiên của ta trước cô
Kim Bảo, tôi lục trong trí nhớ.
Trong óc tôi hiện lên bài của Hàm Châu, đăng trên trang 2, Báo Nhân Dân Chủ nhật
năm 1989. Bài báo nói về bà Đặng Thị Hồng Vân, giảng viên trường Đại Học Dược
khoa Hà nội, được Viện hàn lâm Dược học của Pháp bầu làm Viện sĩ.
Bà Vân nhận danh hiệu viện sĩ lúc gần tuổi 70. Khi bà lên bục giảng đại học thì tuổi
tôi vẫn quần đùi chơi bi ở phố. Lúc tôi mài đũng quần trên ghế Đại Học Tổng hợp thì
được nhìn thấy bà làm việc sát khoa tôi theo học.
Rõ là làng báo Việt Nam tỏ ra kém cỏi vì... không chịu đọc, hoặc giả chị Kim Bảo nói
bừa đi mà làng báo cũng cứ nuốt sạch, chẳng nể mặt ông Hàm Châu- chắc hẳn còn
sống sờ sờ trên đời- tác giả bài báo nói trên.
Nhưng cũng có thể chị Kim Bảo chưa đọc bài đó nên chưa biết, hoặc giả có biết thì lý
giải rằng bà Hồng Vân đã khuất núi, cho nên trên đời này chỉ còn chị là Viện sĩ đầu
tiên của Việt Nam.
Té ra chị Kim Bảo cũng nhầm nốt.
Có một nữ Tiến sĩ kinh tế, được kết nạp vào cái gọi là Viện hàn lâm khoa học tự
nhiên Nga (cùng một Viện hàn lâm của Kim Bảo) từ tháng 1-2000, nghĩa là 9 tháng
trước khi Kim Bảo được hội đồng 23 người nghe "thầy âm dương" trình bày hộ cái
"công trình" của cô, để rồi "nhất trí bầu cô" làm viện sĩ, để rồi cô "hết sức sửng sốt"
không tin rằng "dù đó là sự thật".... Nghe cũng mùi như cải lương đấy chứ.
Nữ viện ấy tên là Đặng Thị Hiếu Lá, người có nhiều cái mà Kim Bảo không thể
không biết:
- thứ nhất, chị Hiếu Lá là phân hội trưởng của một cái hội có cái tên nghe rất kêu, mới
trình làng hai tháng trước đây tại Thương vụ.
- thứ nhì là phân hội của Hiếu Lá và phân hội của Kim Bảo cũng thuộc Hội Khoa học
của Nguyễn Văn Thạc, thành viên không mấy người, suốt ngày tụ họp ở khu
Konkovo, sao Kim Bảo lại nói là không biết được nhỉ.
Kim Bảo mới được ai đó thổi ống đu đủ, nống lên thành viện sĩ, mắt hoa lên tưởng
nhầm mình là người đầu tiên đã đành, còn thầy Trần Văn Cơ (Thiên Can), tự khoe là
bấm độn gieo quẻ giỏi sao không bấm ra được "viện sĩ" Hiếu Lá. Chẳng lẽ Trần Văn
Cơ suốt ngày chạm mặt Hiếu Lá lại không biết rằng đấy mới thực là "người phụ nữ
viện sĩ đầu tiên " hay sao? Dư luận Mátxcơva đồn rằng: có thể chị Hiếu Lá không kiếm được 23 ông bợm rượu
để rùm beng cái buổi "bầu" viện sĩ, cho nên ít ai biết. (Cũng có thể chị biết là viện sĩ
rỏm nên không dại phô ra)
Mà chị cũng chẳng cần kiếm cái "hội đồng chuột" để làm lễ bầu cho phí tiền. Chỉ cần
ghi danh, đóng tiền lệ phí cho Viện hàn lâm khoa học rồi đợi họ quăng mảnh giấy
chứng nhận gấp lại bằng mặt chuột kẹp (giống như Propus), bỏ túi đợi thời. Mà cũng
chẳng phải giả vờ xúc động làm gì vì chị biết rõ khi rút tiền ra mua thì phải nhận được
hàng.
Tiền trao, cháo múc. Thế thôi.
Chỉ tiếc cho chị Hiếu Lá không có được tận hưởng cái cảm xúc như Kim Bảo khi
nghe tin.... "được bầu". (Chứ không phải là có bầu, mang bầu theo cách nói của dân
Nam Bộ)
Tôi cũng không dám chắc ở Mátxcơva chỉ một mình chị Hiếu Lá đang cầm trong tay
cái danh hiệu "viện sĩ". Tôi biết trong cơn sốt "viện sĩ" nhiều chị em cũng đã khôn
ngoan kín tiếng sắm "viện sĩ" phòng hờ, nhưng chưa dám mang khoe ra mà thôi.
Bất giác tôi nhớ tới đoạn thơ miêu tả anh nghiên cứu sinh Đôm 5 suốt ngày lo lùng
hàng gửi về nước để vợ con bớt cảnh nheo nhóc tại quê nhà:
..."Các con ta sẽ thôi cảnh ba năm một lớp
Có quà cho cô chúng sẽ đứng đầu
Những kẻ quê mùa làm sao hiểu nổi
Đu-rắc ta-côi nay bỗng hoá thần đồng..."
Chẳng có lẽ Kim Bảo lại "có quà" cho mấy anh báo chí và truyền hình hay sao?
Hay là tôi đích thực là kẻ quê mùa mất rồi. Chán thật!!!
Bùi Bảo Nứa
Chú thích:
Đu-rắc ta-côi: tiếng nga nghĩa là "người ngu đần đến vậy"
Thư số 5
Mátxcơva ngày 17 tháng 12 năm 2000
Gửi bạn ta
Trong số hơn 300.000 sách viết về Napoleon thì cuốn "Napoleon Bonapac" của nhà
sử học người Pháp Tác-le là khá thành công. Sách được dịch ra tiếng việt đầu những
năm 60, miêu tả một chi tiết hết sức thú vị trong buổi lễ lên ngôi hoàng đế của Napoleon. Chi tiết đó là khi giáo hoàng vừa chìa vương miện thì Napoleon giật lấy và
tự đội vào đầu mình....
Napoleon hẳn xem mình đứng cao hơn giáo hoàng nên hành xử như vậy. Giáo hoàng
phải nín nhục là đương nhiên vì nhiều vua chúa châu Âu thời đó nghe tên Napoleon
run lên bần bật.
Ông Bregiơnep, cựu tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, ngoài chuyện ép cấp dưới
phải phong cho ông vài lần anh hùng để được đúc tượng ở quê, đã tiện thể cho đàn em
viết cuốn hồi ký "Đất nhỏ" ký tên ông, rồi cuốn sách này tháng 3-1980 giật luôn giải
thưởng Lê nin về văn học, đương nhiên có cả phim được dựng sau đó....
Bregiơnép nắm trong tay chiếc "valy hạt nhân" đủ cho quả địa cầu tan tành trong phút
chốc, thì việc các nô bút cúi đầu viết và cái hội đồng chuột của Bộ Văn hoá Liên Xô
"nhất trí" xét duyệt giải thưởng văn học Lê nin cũng chẳng có gì là lạ.
Xứ Nam ta có chuyện lạ không kém.
Bất chấp công luận lôi ra vụ "viện sĩ", Đài VTV3 và Kim Bảo vẫn muối mặt trình
làng tối thứ năm vừa qua trên màn hình nhỏ ở Hà Nội. Một người bạn của tôi ở Đại
học Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội meo (mail) thêm tin về bà viện sĩ :
"Bà Kim Bảo đem chứng chỉ viện sĩ đi công chứng, hội công chứng không đâu dám
dịch là viện sĩ, thế là bà ta tự dịch có một câu kèm theo "tôi là Trần Kim Bảo, tự dịch
những dòng trên, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm" để được công chứng".
Napoleon, Bregiơnev tóm giữ sức mạnh thật sự trong tay, thì còn có lý, chứ cái bà
viện sĩ gốc gác buôn hàng tàu ở Xaliut 3 này thì mạnh ở cái quái gì mà dám ngồi xổm
lên dư luận được. Hay là Kim Bảo là nhân tài xuất chúng của nước Nam ta?
Quả nhiên giở bài báo gần đây thấy chị Bảo kể là báo "Đất nước" ngày 22/9/2000 đưa
tin chị được bầu làm viện sĩ làm chị "hết sức bất ngờ".
Về cái tờ "Đất nước" xin nhường lời cho bà con chợ Vòm nhận xét.
Đó là tuần báo, hàng tuần được chở thẳng ra chợ KT để rồi nhân viên ban quản trị chợ
hối hả chạy như ma đuổi dúi vào tay người đọc. Tin tức thì cũ rích, cứng nhắc, chưa
kể có lần Đặng Trần Cự, tổng biên tập, đã đưa tin Kim Bảo là "nữ tiến sĩ ngôn ngữ
học đầu tiên của Việt Nam", để rồi mấy hôm sau bị Chu Huy Sơn đá nhẹ khi thông
báo người nữ tiến sĩ ngôn ngữ học đầu tiên lại là... bà Đoàn Hương.
Cũng thông cảm với ông Cự khi "trái tim lầm chỗ để lên đầu" thì óc vốn bã đậu ắt
phải mụ mị đi.
Báo Phụ Nữ ở Việt Nam lăng xê Kim Bảo như sau:
... chị đã là tác giả của hai cuốn sách "Văn bản như một hiện tượng ngôn ngữ" (Dẫn
luận - Tổng hợp các quan điểm Đông-Tây trong lĩnh vực ngôn ngữ - NXB Sáng tạo
Mátxcơva, 1999) và "Văn bản và ngôn ngữ qua lăng kính thuyết âm dương" cùng
NXB - năm 2000. Về tài viết, nếu đúng nội dung khoa học thực sự như quảng cáo để người Nga đọc và
đánh giá, thì tài năng chị Kim Bảo chắc hẳn vượt xa vài cái đầu các viện sĩ hói trán
của Viện hàn lâm khoa học Nga. Chỉ xét riêng về khối lượng chị làm được trong một
thời gian ngắn ngủi trong bối cảnh phải lo đủ thứ trên đời: nào là chạy chợ bán hàng,
nào là lo cho thằng con, nào là cặm cụi viết lách, thì quả là chị là con người đầy nghị
lực, đầy tài năng. Bàng Thống, người có biệt tài cùng một lúc tai nghe, mồm phán, tay
viết, nếu sống lại cũng xin chào thua.
Hỏi ra mới hay là sách dẫn ra ở trên do thày trò Trần Văn Cơ - Kim Bảo tự biên tự
diễn, tự lên khuôn, được gắn cái tên nhà xuất bản Sáng Tạo loè đám dân đen chợ búa
chúng tôi bên Mátxcơva và những người ù ù cạc cạc bên xứ nhà vốn sùng ngoại. Nhà
xuất bản Sáng tạo, không phải cái gì khác hơn là nơi phát hành sách rởm của ông
Thạc. Chẳng người Nga nào biết tới cái nó ngoài mấy ông bà "viện sĩ" ăn to nói lớn ở
khu Konkovo.
Chính cái nhà xuất bản ấy đã in một loạt công trình "tầm cỡ quốc tế" của Nguyễn
Đình Đức, tiến sĩ, giáo sư viện sĩ của 3 viện hàn lâm, để rồi qua mặt những người lãnh
đạo chính trị nước nhà (nhưng yêu khoa học) "cơ cấu" Đình Đức làm Ủy viên trung
ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, một chức vụ tương đương hàm "bộ trưởng" như ông
Đức thường kín hở khoe với đám trí thức người việt ở ĐHTH Mátxcơva (MGU),
trước khi ông Đức về nước giữ trọng trách tại Vụ Xuất bản Bộ GD và ĐT (theo lời
khoe của ông Đức).
Vũ Trọng Phụng sống lại hẳn phải ngả nón chào thua cho cái công nghệ "trồng người"
kiểu này, mà thời cụ mới chỉ đẻ ra được Xuân tóc đỏ.
Bùi Bảo Nứa
PS. Thành thật xin lỗi báo Phụ Nữ và Thanh Niên nếu vài chi tiết trong bài có sai lệch
nho nhỏ với những gì mà quý báo đã tung ra:
Chị về chịu tang mẹ và quyết định đón con sang với mình. Hai mẹ con no đói nuôi
nhau bằng khoản tiền học bổng ít ỏi có được, nhờ trước đó chị đỗ đầu kỳ thi tuyển
nghiên cứu sinh. Bữa ăn hàng ngày của Kim Bảo thường chỉ gọn nhẹ là ổ bánh mì
quết bơ và chai nước lọc. Chị phải tiết kiệm để có thêm chút đỉnh cho đứa con tội
nghiệp...
Quý báo có thể tìm và:
1) hỏi ông Bắc (...), làm việc ở Công ty COTEX, có trụ sở: tầng 7, tầng 9 số nhà 57
phố Prosoyuznaya (Mátxcơva) hiện đang có mặt ở thành phố HCM.
2) hỏi ông Đặng Trần Cự (tôi cho là Lê Tự Trọng bị nhầm nên viết trong bài là
T.V.C), được xem là người kế tục ông Bắc đã có công "dìu dắt" Kim Bảo.
3) tham khảo những người Việt ở Mátxcơva tối nay 17-02-2000 được xem Đài VTV4
biết câu chuyện chị Kim Bảo (...)
____________________________________________ Đính chính:
2) Xin sửa lại nữ tiến sĩ ngôn ngữ học đầu tiên của ta là Đoàn Hương
* * *
Thư số 6
Mátxcơva 18-12-2000
Gửi bạn ta,
Theo sử sách, thời Đông Chu bên Tàu có ông vua nước Tề thích nghe hoà tấu sáo.
Đông Quách tiên sinh là một nhạc công thổi sáo trong một dàn nhạc cung đình. Trình
độ thổi sáo của Đông Quách hết sức tầm thường, nhưng vì lẫn trong đám đông nên cái
dở của Đông Quách tiên sinh vua không phát hiện ra.
Sau khi vua băng hà, thái tử lên thay. Vua mới lên ngôi khác hẳn người cha, lại chỉ
thích nghe độc tấu sáo. Đông Quách tiên sinh nghe vậy, sợ hãi bỏ cả sáo chạy khỏi
dàn nhạc cung đình.
Đó là chuyện Tàu, giờ sang chuyện Tây.
Ông Nguyễn Đình Đức, bên Nga, người được "chú T." ưu ái giới thiệu thay mặt trí
thức cộng đồng Đông Âu vào Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam với những thành tích được
FPT đưa tin như sau:
"Là giáo sư danh dự của Đại học Tổng hợp châu Âu, viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học
tự nhiên Liên bang Nga, Viện Hàn lâm phát minh sáng chế quốc tế, Nguyễn Đình Đức
là một trí thức trẻ được biết đến nhiều ở Nga....
-Vậy còn công trình khoa học giúp anh giành bằng phát minh số 120 và huy chương
Kapixư cao quí của Viện Hàn lâm khoa học tự nhiên LB Nga...?
- Nói nôm na đó là công trình nhằm chứng minh: nếu bổ sung một cách hợp lý những
hạt cầu vào vật liệu hai pha có cấu trúc không gian trước đây, sẽ thu được một vật
liệu mới ba pha bền hơn khi chịu lực, chịu nhiệt, độ bền tăng theo thời gian sử dụng,
giảm được sự tập trung ứng suất và những khuyết tật bên trong, tăng khả năng chịu
đựng khi có vết nứt...."
Tai tôi được nghe chính ông Đức kể là sau khi nghe thấy có cái bằng phát minh này,
người Mỹ ngỏ lời mời ông Đức sang Mỹ thử tay nghề với mức lương khởi điểm cho
người có bằng tốt nghiệp đại học là 42.000 đôla/năm. Nhưng ông Đức rất muốn đem
kiến thức về nước thực hành, nên ông từ chối sang Mỹ. Chao ơi, tinh thần yêu nước
của ông thật đáng khâm phục, chả thế mà tháng 9-1998 ông phủ phục ở khách sạn
Viện Hàn lâm gần nửa ngày để xin gặp ông Đặng Vũ Minh, Giám đốc Trung Tâm
công nghệ quốc gia để kiếm việc, dù ông biết rõ lương nhận được tại nước nhà chỉ
nhỉnh hơn 1% mức lương Mỹ mời chào - không quá 500 USD/năm. Tại sao ông Đức lại nghĩa khí đến vậy. Té ra là ông Đức đã khôn khéo bằng tiền đổi
xanh, thu vàng từ hồi thực tập ở Đại học tổng hợp Mátxcơva xoay được cái bằng phát
minh, để cái bằng đó mang tên mình và loè mấy ông quan ù ờ, nhưng sính bằng cấp.
Thế nhưng người Mỹ lại khác, vốn thực dụng, nghe thấy "tài năng" ông Đức đã đánh
tiếng mời ông sang . Xin nhắc lại đấy là theo lời ông Đức kể chứ tôi chưa nhìn thấy
giấy mời.
Thừa hiểu sang Hoa kỳ "thi thố tài năng" thì lộ mặt thật, thế là "chàng Đông Quách
tiên sinh thời hiện đại" khôn ngoan cài số lùi, lẹ rút, không quên buông những lời
"thiết tha yêu nước" sau khi đã "lại quả" cho "chú T." chiếc danh hiệu viện sĩ, như
Đức kín hở khoe khéo với anh em trong trường Đại Học Tổng hợp Mátxcơva.
Ông C.T. một người từng làm việc khá lâu ở Viện nghiên cứu hạt nhân Dubna kể cho
tôi nghe rằng ông đã vào thư viện đọc và được biết trong thời gian 68 năm (1917-
1985) nhà nước Xô Viết mới chỉ cấp 108 bằng phát minh.
Bằng phát minh của Liên Xô được cấp cho những công trình phát hiện những nguyên
lý mới của thế giới vật chất mà trước đấy chưa ai phát hiện ra, và nó khác hẳn với
bằng sáng chế, chỉ thuần tuý là một giải pháp mới cho một vấn đề cụ thể, người Mỹ
thường gọi là "know-how" (bí quyết). Do vậy bằng sáng chế nhiều vô kể, nhưng bằng
phát minh rất hiếm hoi.
Trong 108 bằng phát minh của Liên Xô, có tới 25 chiếc thuộc về các nhà khoa học
thuộc viện nghiên cứu hạt nhân Dubna. Trong số này có một bằng phát minh cấp cho
tập thể 12 nhà khoa học. Viện sĩ Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Hiệu vinh dự là một
trong số 12 người đó.
Về cái bằng phát minh số 120 mà ông Đức khoe, cơ quan nào cấp và nó có phải là
bằng...thật hay không, đến nay vẫn là một câu hỏi.
Câu hỏi của tôi không phải là không có cơ sở khi xem xét quá trình học hành của ông
Đức.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà nội, ông Đức được gửi sang thực tập ở khoa
Toán Cơ Đại học tổng hợp Mátxcơva (chứ không phải là nghiên cứu sinh như ông
khoe). Ông ham mê đổi xanh và thâu vàng hơn là học. Được một năm thì ông Đức
xuýt mất mạng. Chả là hôm đó ông Đức mua vàng của một người Việt. Lấy cớ mua
bán, tên này xông vào định giết ông Đức để cướp vàng và tiền. May mắn thay, ông
Đức chống cự được và vớ được chai sâm-panh góc nhà đập vào đầu tên kẻ cướp, đồng
thời la lối to. Hôm đó là ngày nghỉ, có một đám cưới cặp người việt trong trường. Tên
cướp ôm đầu máu bị Đức đuổi đánh, chạy thẳng vào đám cưới và bị giữ. Ngay khi rõ
chuyện, anh em Đại học tổng hợp Mátxcơva rất thông minh gọi xe cứu thương đưa
tên cướp đi viện và giải thích với "bạn" rằng đây là chuyện say xỉn, không muốn để
công an Nga đào bới, nhằm giữ gìn thể diện cho cộng đồng người Việt đang học tại
đó.
Hết hạn thực tập, ông Đức xin làm nghiên cứu sinh. Khoa Toán cơ sắp xếp ông
Lenxky làm thầy hướng dẫn. Thầy trò gặp gỡ nhau, ông Lenxky đưa bài toán để kiểm
tra trình độ ông Đức. Chả hiểu ông Đức giải thế nào mà ông Lenxky chê dốt và không nhận. Ông Đức sợ hãi tìm gặp ông Việt và ông Công, là hai trong số những người giỏi
toán của Việt Nam đang học tại đó. Ông than:
- Nếu không được nhận học tiếp mà phải về nước thì tao chết mất!
Thương ông Đức, hai ông Việt và Công gặp ông Chương, phụ trách bộ phận quản lý
lưu học sinh của Đại sứ quán để nhờ ông Chương viết giấy xuống khoa Toán Cơ xin
cho ông Đức được học tiếp.Nhận giấy của Sứ quán, ông Trưởng khoa Toán-Cơ nghĩ
rằng ông Đức chắc hẳn thuộc diện được phía Việt Nam cố muốn đào tạo, nên đành
chấp thuận. Ông Lenxky dứt khoát từ chối nhận Đức, do vậy khoa Toán-Cơ cử người
khác hướng dẫn thay.
Sau khi bảo vệ xong luận án phó tiến sĩ, ông Đức biết khó mà sờ được cái bằng tiến sĩ
ở ĐHTH Mátxcơva, ông xin chuyển sang Viện máy công nghiệp.
Rất may cho ông Đức lãnh đạo cái viện này "thức thời và xôi thịt" nên ông Đức đã
bảo vệ thành công và nhân đà ông kiếm luôn hai cái danh hiệu viện sĩ như trên. Danh
hiệu viện sĩ Viện hàn lâm New York ông Đức cũng có, chính ông kể với tôi ông đóng
lệ phí bao nhiêu đôla... và chê bai đó là câu lạc bộ khoa học vô bổ. Ông Đức biết tỏng
vở "viện sĩ" Viện hàn lâm New York ở Việt Nam đã hết thiêng, thành ra chẳng dại xui
FPT dán thêm vào nữa . Nhân đà, ông Đức kiếm luôn cái hàm giáo sư ở trường Đại
học Tổng Âu Châu nhưng đóng ở... ngoại ô Mátxcơva(!!!) tựa như "Hồng Công bên
hông Chợ Lớn" vậy.
Cũng rất nực cười là cái trường này lại do cái gọi là "Viện hàn lâm khoa học tự nhiên
Nga" đẻ ra, không thày, không thợ và ông Đức cũng chẳng dạy giờ nào vì còn bận rửa
đít thay tã cho đứa con thứ hai mới chào đời. Ông Thạc, người mà hai mươi năm làm
từ điển không xong, đã lăng xê cái tít "giáo sư" của ông Đức lên báo để vừa lòng quan
trên.
Ông Đức cũng từng ôm cái luận án tiến sĩ và 30 biểu bảng từ Viện thiết kế máy sang
bên trường Đại học tổng hợp Mátxcơva hy vọng được bảo vệ lấy tiếng thơm của
trường này. Các giáo sư khoa Toán cơ sau khi nghe đã bác bỏ; ấy thế mà nhoằng một
cái đã thấy đẻ ra cái bằng phát minh số 120, mang tên ông.
Về cái bằng phát minh số 120, bạn đọc có thể tự giải đáp được. Hoặc ông Đức là một
bậc kỳ tài của thiên hạ, hoặc là một trò lừa của một nhóm người có tổ chức tại
Mátxcơva, sinh ra nhằm thoả mãn nhu cầu bổ xung "lực lượng kế cận" tại nước nhà,
nhằm mưu đồ cá nhân trong chính trường.
Mấy ai ở Mátxcơva nhìn thấy cái bằng sáng chế đó, hoạ chăng chỉ "chú T." và mấy
anh báo chí cung đình.
Còn ở Việt Nam ra sao?
Ông Nguyễn Cảnh Nam, ốp Xaliut 2 thuật lại lời ông Tùng, Viện trưởng viện Vật liệu
xây dựng:
- Tôi nhận được cú điện thoại của "trên" gọi xuống nói là có một người bên Nga tài
giỏi về vật liệu học, phải tìm cách "sử dụng". Theo ông Tùng kể lại thì "Đông Quách tiên sinh" nhà ta cũng đành thú trước ông
Tùng là không biết gì nhiều về vật liệu học. Thế mà thoắt một cái "Nguyễn Đình Đức
tiên sinh" trở thành Uỷ viên Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Theo tôi biết thì
trong Mặt trận tổ quốc Việt Nam không có bộ phận nào nghiên cứu vật liệu.
Thánh thật!!!!
Bùi Bảo Nứa
____________________________________________
PS: Tôi sẽ trở lại vấn đề này khi nào ông Đức trình bày các tư liệu đã công bố tại các
cơ quan khoa học.
Thư số 7
Mátxcơva 19-12-2000
Bạn ta,
Trong tiếng Nga có từ "chlen" tương đương với tiếng Anh là "member" nghĩa là
"thành viên". Nhưng chữ "chlen" lại còn có một nghĩa thứ hai rất đứng đắn để chỉ
"dương vật", ngoài đời nôm na là "con b..." mà cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt không có.
Chữ "chlen" khi gắn với chữ Viện hàn lâm dễ bị những người ác ý chơi chữ cho là
con b... của Viện hàn lâm. Chính vì lý do này người Nga rất ngại (chứ không phải là
tránh) dùng chữ chlen trong bối cảnh đó. Chả thế mà từ thời xô-viết đã có bức tranh
châm biếm vẽ một chiếc bút chì có dây chỉ buộc lòng thòng vào một "con b.." với chú
thích ở dưới: "Viện sĩ viện hàn lâm?".
Tôi hoảng hồn khi nghe VTV4, 17-12-2000 chương trình phát cho người việt ở nước
ngoài thông báo nước ta có tới 200 con b... như thế.
Tôi ngờ ngợ không rõ ban biên tập VTV4 thống kê theo nguyên tắc nào, nhưng các
"viện sĩ" hạng Viện hàn lâm New York, Viện hàn lâm thế giới thứ ba...(gọi là nguồn
gốc Tây phương) khi dịch ra tiếng việt thì dù có cố ý đi nữa thì cũng không thể dịch ra
là "con b.. Viện hàn lâm" được. Vậy số con "b.. Viện hàn lâm" mà VTV4 đưa ra đích
thị là sản phẩm, đặc sản của nước Nga mà thôi, không thể nhầm lẫn sang bất kỳ quốc
gia nào khác.
Trừ ông Nguyễn Văn Hiệu và vài nhà khoa học đàn anh, xứng đáng danh hiệu viện sĩ
của Viện hàn lâm khoa học Nga. Số viện sĩ còn lại các "Viện hàn lâm khoa học" kiểu
đóng tiền ở Nga mới nảy nòi mạnh trong vòng một hai năm gần đây, sau khi vụ "viện
sĩ Viện hàn lâm" New York hết thiêng.
Tôi đích thị là kẻ ếch ngồi đáy giếng.
Tưởng mình trú ngụ ở Nga hơn mười năm có lẻ, cứ đinh ninh cái công nghệ chế tạo
"con b. Viện hàn lâm" là bí quyết của cánh khoa học nửa mùa, vùi đầu ngoài thương
trường, rủng rỉnh tiền túi, mua thày mua thợ, quyết giật lấy cái bằng phó tiến sĩ, tiến sĩ... với giá vài bịch quần bò, áo da đểu... tiện thể gia nhập "Viện hàn lâm khoa học tự
nhiên Nga" và "Viện hàn lâm quốc tế về thông tin" với giá "chưa đến 1 vé" như chị
Hiếu Lá dí dỏm trả lời với đồng nghiệp khi khoe cái thẻ bé tý gọi là viện sĩ, bên trong
ghi chính xác là CHLEN, chứ không phải Academik.
(Mấy ông nhà báo ở Hà nội hay sa đà vào những chi tiết nhỏ nhặt nhằm quật báo Lao
động và bà Đào Tuấn ảnh hãy đến gặp bà Hiếu Lá hiện đang ở Hà nội để được nhìn
tận mắt cái thẻ như thế hay không? Có đúng là "chưa đến 1 vé" hay không?)
Hết sức vất vả rò kỹ trong danh sách gần ba nghìn "viện sĩ" của RAEN tôi chỉ thấy 4
ông là viện sĩ của RAEN : Đặng Vũ Minh, Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Thanh Nghị,
Phan Hồng Khôi, xếp theo trật tự a,b,c có số tương ứng là 637, 1658, 1659, 2495 (Xin
báo Lao Động đừng giận, trong khi chưa ngã ngũ, xin cho phép tôi được gọi đúng
danh hiệu cao quý của 4 ông viện sĩ trên)
Thế mà đến hôm nay lại thấy ông nhà báo Nguyễn Thế Thịnh ở Hà nội, chắc là nghe
ai đó mới ghi thêm tên một số vị "viện sĩ" của RAEN như đại sứ Ngô Tất Tố, Trần
Ngọc Thêm, Nguyễn Đình Đức.... Thế thì xin ông Thịnh chỉ cho tôi xem tên tuổi các
quý vị viện sĩ nói trên đăng ở chỗ nào? Hay là danh sách ấy nằm ở Đôm 5 cũ, số điện
thoại 1358379 mà cô thư ký văn phòng RAEN dặn tôi tìm gặp ông Đ.. Đến khi gọi
đến đó thì chỉ còn tây nhấc máy!!!
Vì cả tin vào con số ít "viện sĩ" RAEN trên đây mà trong số 4 viện sĩ này có một
"viện sĩ" tôi từng làm việc với ông ta từ ngày ông còn là sinh viên mới học từ Liên Xô
về nước năm 1976, được mệnh danh là "viện sĩ chợ giời", nên tôi nghĩ rằng rằng món
đặc sản "con b.. Viện hàn lâm" chỉ có những người ở Mátxcơva mới được hưởng mà
thôi. Thành thử tôi đã bật ngửa người khi nghe tới con số 200 mà Đài iVTV4 công bố.
Thì ra có khá đông người từ Hà nội đã nhắn nhe người quen ở Mátxcơva bí mật kiếm
các "con b.. Viện hàn lâm" để thủ túi, khoe ngầm, để trưng diện liên hệ với đối tác...
nước ngoài từ lâu rồi. Cũng phải nên cám ơn chị Kim Bảo đã mạnh dạn phô cái chứng
chỉ "viện sĩ" RAEN của mình để các "viện sĩ" khác mới dũng cảm khai báo, "ra công
khai", dân ta mới được biết hết tiềm năng trí tuệ của nước ta.
Hai tuần trước tôi đã có bài viết về ước mơ một ngày nào đó các viện sĩ hàn lâm khoa
học Nga sẽ họp thường kỳ tại Hà nội, thì nay ước mơ này có thể thực hiện ngay giờ
đây được rồi.
Các cụ ta có câu: "Dốt thì đi với nát, nghèo đi với hèn". Nghèo thì phải lặn lội tha
phương cầu thực ra nước ngoài kiếm ăn. Cảnh tủi nhục bị cảnh sát khám xét, lục tiền,
nhốt cũi, hãm hiếp phụ nữ ở quanh chợ Vòm thì chúng tôi đã thấm, đang thấm và sẽ
thấm. Nhưng "dốt mà đi với nát" thì tôi nghi ngờ.
Đất nước có hàng trăm viện nghiên cứu, có hàng trăm "viện sĩ" trẻ tuổi tài giỏi kinh
hoàng như Kim Bảo, như Đình Đức... thì không thể gọi là dốt được. Thu nhập đầu
người vẫn còn khá thấp, khoảng 240 USD/ người theo thống kê của Việt Nam, thuộc
vào 36 nước cuối sổ của thế giới, có thể gọi là nát. Vậy thì "thông minh mà vẫn nát"
chứ sao???
Hy vọng rằng các "con b. Viện hàn lâm" thực tâm truyền hết bí mật công nghệ chế tạo
viện sĩ, dạy dỗ thanh niên Việt Nam, con cháu chúng ta cách làm thế nào nhanh chóng thông minh nhanh hơn, đạt được bằng cấp nhanh hơn , tốn ít sức lực hơn để đưa đất
nước ta tiến vào thế kỷ 21, kỷ nguyên của trí tuệ, vĩnh viễn xoá đi cái cảnh:
"Ba nghìn cây số biển xanh
Sao em thiếu muối tra canh hàng ngày???"
Bùi Bảo Nứa
* * *
Thư số 8
Matxcơva ngày 22 tháng 12 năm 2000
Bạn ta,
Những ai từng sống ở Nga, đặc biệt là những người ở Matxcơva đều biết đến một con
người có cái tên "giáo sư Xa-sa"
"Giáo sư Xa-sa" nổi danh không phải là do anh ta được cấp bằng danh dự của Trường
Đại Học Tổng hợp Âu Châu, cũng không phải anh ta là viện sĩ của mấy viện hàn lâm
thế giới, và cũng không phải anh ta là thiên tài đã giành được cái bằng phát minh, tựa
cái bằng phát minh số 120 của ông Nguyễn Đình Đức như báo chí Việt nam tôn vinh.
Dù có muốn thế, Xa-sa cũng không thể làm được, vì đơn giản anh ta chỉ là một thợ
điện trông nom thang máy của Đôm 5 cũ, ký túc xá thực tập sinh và nghiên cứu sinh
viện hàn lâm khoa học Liên Xô.
Anh ta thành danh "giáo sư" bằng con đường có một không hai trên đời.
Những ai qua Matxcơva thời kỳ 1989-1990 đều kinh hoàng khi nhìn thấy biển người
Việt tại sân bay quốc tế Sheremetievo II mỗi khi có chuyến bay đi Hà nội hoặc thành
phố Sài Gòn. Số người ra tiễn đông gấp 3, 4 lần số người có vé ra về, chưa kể đám
"bộ đội" thích gây lộn xộn để đạp thuốc tây, và khoắng hàng hoá của người về.
Chiếc vé máy bay là một hợp đồng, mà người mua đã trả trước tiền, người phải thực
hiện chuyên chở là hãng hàng không AEROFLOT. Nhưng hãng AEROFLOT, hãng
máy bay độc quyền tại Liên Xô coi người như rác, saün sàng cho các thượng đế chầu
rìa, nhất lại là người việt - thượng đế hạng ba.
Ai cũng sợ khiếp sợ cái cửa ải "Sheremetievo II". Cầm vé trong tay ghi rõ ngày giờ
bay, đã cẩn thận ra sớm sắp hàng đến cả chục tiếng đồng hồ, vẫn không lọt qua hàng
rào cảnh sát OMON vung dùi cui quật túi bụi "quý khách". Khá đông người đã từng
cay xè nước mắt, tay cầm vé, đứng nhìn chiếc IL-86 "của mình" xì khói bay về
phương Nam.
Đó là thời kỳ mà:
Chưa đi chưa biết nước Nga Đi rồi mới biết ở nhà vẫn hơn
Khi vào: đánh thuế phấn, son.
Khi ra: chiêu đãi no đòn dùi cui...
Mấy anh nghiên cứu sinh triết học ở Đôm 5 phát hiện cái trán hói của Xa-sa có mấy
sợi tóc lơ thơ có dáng "bác học". Thế là một buổi chiều, họ lôi Xa-sa vào buồng, cho
mặc comlê đẹp, đánh thêm chút son hồng hai bên má để nhạt bớt xạm đen dầu mỡ,
không quên đeo cho cặp kính gọng bạc. Sau đấy Xa-sa phải quên đi cách đi đứng
hùng hục thường ngày, học cách đi khoan thai, đĩnh đạc, dáng từ tốn của các bậc hiền
triết.
Xasa ôm cặp da, tay chìa tờ giấy ghi danh sách các "cán bộ viện hàn lâm khoa học về
nước" cho đám cảnh sát OMON, dẫn đường cho gần chục người được ưu tiên vào cửa
soát vé.
Buổi trình diễn mắt đầu tiên của "giáo sư Xasa" tại sân bay đã thành công rực rỡ, vượt
quá mức tưởng tượng. Thế là từ đấy Xasa trở thành người dẫn đường một tuần 3 lần
cho những người việt có nhu cầu vượt "cửa ải" với chi phí phải trả là 400 rúp/người (
gấp 3 lần lương tháng của Xa-sa). Một tuần đều đặn làm việc ba buổi, Xasa có thu
nhập bằng gần 7 năm lương.
Những người Việt nam ở nước ngoài quen sống trong một chế độ dân chủ, kỷ cương
có thể cho rằng đây là chuyện bịa. Nhưng tiếc thay đó lại là một sự thật trớ trêu trong
cái nước Nga giao thời, nó diễn ra liên tục trong suốt hai năm 1989-1990 tức là 108
tuần lễ với 300 chuyến bay.
Bây giờ sang chuyện "Xa-sa" gốc Việt.
Anh Xa-sa gốc Việt này có tên là Nguyễn Đình Đức, hiện là Uỷ viên Trung ương Mặt
trận tổ quốc Việt nam.
Khác với Xa-sa, thợ điện, ông Nguyễn Đình Đức có nhiều lợi thế hơn, chẳng gì cũng
là nghiên cứu sinh trường Đại học tổng hợp Matxcơva, chẳng gì cũng xoay được xong
cái bằng tiến sĩ ở Viện thiết kế máy.
Sau khi học xong, ông Đức lúc thì buôn bán thực phẩm ở chợ Niculino, lúc thì nhận
làm giấy tờ hải quan giả (gọi né là dịch vụ hải quan) thế mà cũng kịp mua được bộ mũ
mãng: viện sĩ 3 viện hàn lâm thế giới và một cái gọi là bằng phát minh số 120.(Xin
nhắc lại là đến hôm nay chúng tôi chưa tìm thấy tên ông Đức và nhiều ông "viện sĩ"
khác trong danh sách cái gọi là "Viện hàn lâm khoa học tự nhiên Nga, đồng thời cũng
được anh em ở Hà nội bàn tán về cái bằng phát minh số 120- theo họ cho là giả mạo)
Nếu ông Đức tài năng thật, thì "chú T." nâng đỡ để ông Đức có điều kiện "phục vụ đất
nước" thì đi một nhẽ. Đằng này"chú T." lại dùng dấu son (chứ không phải thỏi son)
mông má ông Đức để "đem tài năng giả" leo cao các "địa vị chính trị thật", thật là tai
hại. Đó là những mưu ma chước quỷ để lừa nhân dân Việt Nam, những người vốn tôn
trọng trí thức, khác hẳn với "giáo sư Xasa" bên Nga, anh ta không lừa ai cả, chỉ làm nhiệm vụ thực hiện điều mà hãng hàng không không làm được như ghi trong vé bán
cho người việt : quyền được bay. Đơn giản thế thôi.
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, trong truyện ngắn "Bài học nông thôn" xuất bản năm
1989 đã viết:
"...Tôi đây này, tôi hiểu sâu sắc sự ngu dốt của bọn có học tai hại thế nào, vừa phản
động, nó vừa nguy hiểm, lại vừa mất dạy. Sự ngu dốt của bọn có học tởm gấp vạn lần
so với ở người bình dân. Vì sao? Vì chúng giả hình. Chúng nhân danh lương tâm, đạo
đức, mỹ học, trật tự xã hội, thậm chí nhân danh cả dân tộc nữa..."
Ghê sợ thật.
Bùi Bảo Nứa
* * *
Thư số 9
Mátxcơva ngày 24 tháng 12 năm 2000
Bạn ta,
Năm 1991, lúc nằm khàn trông kho ở Đôm 5 cũ, tôi tình cờ đọc cuốn tạp chí nghiên
cứu có bìa màu chanh cốm do Viện hàn lâm khoa học Liên xô xuất bản, tên là "Azia i
Africa" (á- Phi).
Trong tạp chí này có bài của ông Nicolai Feđorenko, một nhà sử học, đồng thời là
người phiên dịch tiếng tàu cho Stalin, Khơ-rút-sốp, Vô-rô-si-lốp Micoyan.. trong các
cuộc gặp gỡ với hai lãnh tụ châu á: Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh.
Theo Nicolai Feđorenko kể, thì đầu tháng 12 năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ
Trung Quốc đến sân bay Vnukơvơ như một hành khách bình thường. Trong buổi tiếp
chủ tịch Hồ Chí Minh, theo ông mô tả thì Stalin cư xử rất lạnh nhạt, kẻ cả. Khi chủ
tịch Hồ Chí Minh đề nghị Stalin đưa ông lên phi cơ bay vài vòng trên trời rồi hạ cánh
và đón tiếp như một nguyên thủ quốc gia, thì Stalin cười phá lên, phẩy tay gạt đi.
Thế rồi gần hai tháng sau đó, khi chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở về khu rừng rậm Việt
Bắc thì ngày 30-1-1950, TASS loan tin chính phủ Liên Xô công nhận nước VNDCCH
về mặt ngoại giao.
Cho tới mãi tận tới năm 1955-1956, khi ông Vorosilop sang thăm Hà nội thì Liên Xô
mới ký những hiệp định kinh tế và giúp đỡ đào tạo cán bộ cho Việt Nam, chứ không
phải hợp tác khoa học với Việt Nam, vì lúc đó ta chưa có cán bộ tốt nghiệp đại học ở
Nga để mà hợp tác. Rồi các lớp "bồi dưỡng công nông" ra đời giúp cho cán bộ cốt cán
đã có tuổi học cấp tốc từ lớp 4 đến lớp 10 trong vòng 2, 3 năm để được nhanh chóng
gửi sang nước bạn đào tạo. Thành ra tôi bật cười khi nhìn thấy tờ "Nhân Hoà" đăng một cái tin rất giật gân về ông
Nguyễn Đình Đức: "Trong vòng 50 năm hợp tác khoa học Việt Nga, anh là nhà khoa
học Việt Nam đầu tiên được cấp bằng phát minh khoa học"
Hỏi toà soạn báo Nhân Hoà xuất xứ của bài, thì được trả lời là theo "nguồn tin trong
nước.... có lẽ là báo Nhân Dân... (?)".
Báo Nhân Dân, không thấy đăng tin này. Vậy thì tin ở đâu? Nội dung bài không bình
thường.
- Thứ nhất: người Việt Nam mới bước chân sang Nga học đại học từ cuối những năm
50, cho nên nếu có bạo gan chỉ nên tính là 40-45 năm đào tạo chứ không phải là 50
năm.
(Lưu ý: năm 1954 Việt Nam có gửi một loạt các thiếu sinh quân tuổi 12-15 sang Nga
học phổ thông theo diện nhân đạo chứ không phải là theo hiệp định liên chính phủ)
- Thứ hai: Ông Nguyễn Đình Đức không phải là thành viên đội thi toán quốc tế của
Việt Nam, trong khi ấy các ông Việt, Công, Tiệp... là những người đã thi toán quốc tế,
được gửi sang ĐHTH Mátxcơva theo học và họ là những người giỏi thực sự, được
trường này đào tạo thành người có đủ tài năng sang phương tây làm việc.
Ông Nguyễn Đình Đức được gửi sang trường ĐHTH Mátxcơva để thực tập, khi hết
hạn, xin làm nghiên cứu sinh đã bị ông Lenxky từ chối vì dốt.
Theo thông lệ bất thành văn của trường ĐHTH Mátxcơva, nơi có trình độ học vấn
cao, khi một người trong khoa từ chối nhận hướng dẫn thì coi như bị đuổi. Đây là một
trong số ít trường hợp bị đuổi. Thế là ông Đức lạy lục ông Việt và Công lên Sứ quán
xin "giúp đỡ". Theo ông Việt , ông Công kể lại thì Đức mải buôn đôla và vàng nên
chểnh mảng học tập, nhưng vì thương ông Đức nếu bị đuổi chỉ còn nước về Yên Bái
chăn lợn, đành tặc lưỡi. Một quan chức trong phòng quản lý lưu học sinh xuống tận
trường gặp giáo sư Lenxky. Ông Lenxky theo tư duy của người xô viết, cho là Đức
phải là loại "con ông cháu cha" không muốn dây dưa phiền toái, đành rút lại lời đuổi,
nhưng không nhận lại ông Đức. Khoa Toán
Cơ cử giáo sư Podbeđra hướng dẫn ông Đức.
- Thứ ba: Ông Nguyễn Đình Đức nói là đã nhận huy chương cao quý Capixư. Nhưng
trong danh sách 5 người của RAEN nhận huy chương này thì không thấy ai mang tên
Nguyễn Đình Đức. Năm người đó là:
- Nhà vật lý Prokharôp
- Nhà hoá học Prigorin
- Phó chủ tịch RAEN S.P Kapixa (con trai viện sĩ Kapixa)
- Phó hiệu trưởng ĐHTH Mátxcơva, Sađovichi
- Nhà sinh học Khavinson - Thứ tư: Trong 2881 thành viên Viện hàn lâm khoa học tự nhiên Nga (RAEN) công
bố thì chỉ có tên 4 người Việt Nam là Đặng Vũ Minh, Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn
Thanh Nghị, Phan Hồng Khôi.
Tất cả những người khác như ông Nguyễn Đình Đức, Ngô Tất Tố, Trần Văn Cơ, Võ
Đại Lược, Nguyễn Minh Hải... đều không thấy có tên. Mặc dù những người này làm
lễ ăn mừng đã hai năm rồi. Chẳng lẽ tên tuổi lẫy lừng nhận huy chương Kapixư mà lại
không có tên hay sao???
- Thứ năm: Ông Đức nói đã nhận bằng phát minh số 120. Nơi cấp thì rất mập mờ, lúc
thì nói là của Nga, lúc thì nói là của Viện hàn lâm phát minh và sáng chế quốc tế (!)
Theo tôi biết Uỷ ban phát minh sáng chế Nga không cấp cho ai tên là Nguyễn Đình
Đức chiếc bằng này. Còn RAEN (dù là một tổ chức xã hội) không thấy nói người tên
là Nguyễn Đình Đức có bằng phát minh.
Còn cái gọi là "Viện hàn lâm phát minh và sáng chế quốc tế" có lẽ chỉ còn cách lên
trời mà hỏi.
- Thứ sáu: Về cái luận án tiến sĩ của ông Đức, cái cơ sở để ông có "bằng phát minh số
120" xin có đôi lời:
Ông Đức kéo "sư phụ" của mình (chắc là để gây áp lực) mang luận án sang ĐHTH
Mátxcơva để xin bảo vệ tại đó. Ông Podbeđra, thày cũ của ông Đức sau khi nghe ông
Đức trình bày đã gạt đi.
ấy thế mà chẳng hiểu bằng cách nào mà ông Nguyễn Đình Đức lại xuất hiện như ngôi
sao sáng chói vài năm sau đó, mặc dù ông không thông thạo gì máy tính.
- Thứ bảy: về cái gọi là niên giám "Whoõs who in the world".
Loại sách "Who is who" có nhiều dạng, nhiều kiểu, do nhiều nhà xuất bản phát hành.
Chẳng hạn Barnes & Noble có địa chỉ trên mạng là www.bn.com là một trong nhiều
nhà xuất bản kiểu sách "Whoõs who".
Ông Nguyễn Minh Chính, người thân của tôi đang làm việc ở Đại Học Tổng Hợp
Munich (Đức) cho biết ông có tên trong hai tập số 16, 17, thậm chí còn có tên trong
"Outstanding People of the 21th Century"
Ông Chính cho biết cách đây một tuần, tức giữa tháng 12-2000, nhà xuất bản vừa gửi
giấy để ông bổ xung cho quyển xuất bản lần thứ 18, mà theo ông tháng 2, 3 năm 2001
sách mới ra. Tập thứ 18 chưa in, nhưng bạn có thể đặt hàng từ giờ với giá 487 USD.
Vậy thì báo Nhân Hoà và ông Đức lấy tin ở đâu?
Chẳng có gì bất ngờ như Nhân Hoà đưa tin vì ông Đức đã biết được việc này... từ đầu
năm 2000, khi ông vào mạng ghi danh. Số là nhà xuất bản này thường xuyên mời chào những ai có nguyện vọng được ghi
vào niên giám. Qua internet bạn có thể gửi bài sang cho nhà xuất bản, bạn tự giới
thiệu tên tuổi, nghề nghiệp và công trình khoa học hoặc cái gì đó. Sau đó bạn tự xếp
hạng mình theo 5 hạng sao (*). Sau vài tháng, nếu nhà xuất bản có ý định ghi danh
bạn, thì họ gửi lại cho bạn một tờ khai để bạn điền chính thức.
Ông Nguyễn Đình Đức đã đăng ký như thế, rồi nhận tờ khai vào mùa hè vừa rồi, thế
rồi ông ước đoán sách sắp ra (thường vào tháng 2-3 năm sau) nên nhờ báo Nhân Hoà
lăng xê lên trước, chứ chẳng có gì là "bất ngờ" cả.
(Nguyễn Đình Đức đã khoe người nhà ở Xaliút 2 những tờ khai kiểu này từ hồi hè
2000)
"Whoõs who in the word" là một quyển sách ghi danh tới... 400.000 người trên thế
giới. Trước đây thì cuốn sách này còn đứng đắn, nhưng gần đây nhuốm màu thương
mại. Người ghi danh khai báo các công trình đã làm. Không rõ bằng cách nào kiểm
tra được, chắc hẳn chỉ dựa vào báo chí... Vậy thì ông Đức khai một loạt công trình "ba
bị" được "nhà xuất bản Sáng tạo" của ông Thạc in ra... thế thì ghi danh là chuyện bình
thường, chẳng cần tới cái "bằng phát minh" giả mạo hỗ trợ.
Nhưng cái ma lanh của ông Nguyễn Đình Đức ở chỗ là gắn cái bằng phát minh (chưa
ai nhìn thấy) với việc được đăng "Whoõs who in the word" để loè thiên hạ.
Nghe nói trước đây khi tiếng tăm nổi như cồn, đại gia Tăng Minh Phụng cũng được
ghi danh, để rồi sau đó đục tiền nhà nước lên tới 500 triệu USD.
Một số người trong nước cũng được gửi giấy mời ghi danh. Song điều khá tế nhị là
sau khi sách in xong, nhà xuất bản sẽ đề nghị người được ghi danh bỏ gần 500 USD
để rước sách về. Đó là món tiền lớn nên không ít người ngại ghi danh.
Đến đây câu hỏi lại là: tại sao người ta lại tung tin ỏthất thiệt" tại Mátxcơva mà không
dám tung tin trong nước.
Họ không dám đưa tin trong nước vì các chân tướng các "viện sĩ" rỏm đã bị vạch mẽ.
Trong xã hội, thì tầng lớp trí thức thuộc về "thượng tầng kiến trúc". Nếu chỉ vài ba kẻ
lừa đảo bịp bợm thì chắc hẳn là không thoát được, nhưng lần này sự lừa đảo đến độ có
tổ chức và biến thành một phong trào thì người ta bắt đầu lo sợ sự công phẫn của công
luận đụng chạm tới cái thượng tầng kiến trúc vốn đã bị lung lay.
Người dân trong nước dù sao cũng khó có điều kiện tiếp cận thông tin bên Nga, nên ít
nhiều phải dựa vào thông tin từ Mátxcơva. Biết thế, cho nên vẫn có những người bất
chấp dư luận, giữ giọng "gái đĩ già mồm".
Anh em trí thức đang sống ở Nga, những người có tâm huyết đang phải vật lộn với
thương trường cũng biết đến sự lừa đảo của bọn "lưu manh trong khoa học" nhưng để
hiểu cặn kẽ và minh triết thì không phải ai cũng có điều kiện. Thêm nữa trong cộng
đồng người việt, thông tin thiếu thốn, chỉ còn trông vào mấy tờ báo "nhân danh cộng
đồng" nhưng lại phục vụ cho một nhóm người có mưu đồ không tốt. Trong bối cảnh ấy, không gì bằng tung màn hoả mù tại Mátxcơva làm dư luận hoang
mang, nghi hoặc, đồng thời nhằm bịt miệng những người muốn nói lên sự thật.
Tôi chỉ lạ một điều là: tại sao cho đến nay người ta không chịu tổ chức giám định
"công trình xuất sắc" của nhà khoa học Nguyễn Đình Đức, một điều có thể làm được
tại Hà nội một cách dễ dàng?
Vậy thì ai là người đưa cái tin đó trên báo Nhân Hoà?
Bạn đọc tự hiểu.
Bùi Bảo Nứa
- Về nhà loè được khối người đấy!
(theo báo Lao Động)
Lý Sinh Sự
Đọc báo Lao động thấy bài có địa chỉ Viện hàn lâm khoa học tự nhiên tên tắt RAEN:
http://www.raen.ru. Tôi vội sang nhà ông bạn xài Internet chùa, chỉ sợ rằng ông FPT
biết chuyện này mà dựng "tường lửa" thì hết coi.
Trong danh sách tới gần ba ngàn "viện sĩ" của RAEN có 4 gương mặt Việt Nam Đặng
Vũ Minh, Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Thanh Nghị, Phan Hồng Khôi, xếp theo trật tự
tương ứng là 637, 1658, 1659, 2495
Các tên tuổi viện sĩ quen thuộc từng được báo chí nêu tên như Võ Đại Lược, Đặng
Thị Hiếu Lá, Nguyễn Minh Hải, Trần Văn Cơ, Nguyễn Đình Đức, Trần Kim Bảo té ra
chẳng thấy ở chỗ nào.
Tôi hỏi anh H. vừa từ Mátxcơva về nghỉ tết. Ông nghiêm mặt:
- Kim Bảo mới được kết nạp có thể trang web chưa cập nhật. Nhưng ai nói với anh
ông Hải là viện sĩ RAEN?
Tôi cãi:
- Thì đầu năm 1999, báo Sứ quán đăng tin rành rành ông Nguyễn Minh Hải, ông Trần
Văn Cơ ông Nguyễn Đình Đức là viện sĩ RAEN...
Ông cười phá lên:
- Ông Hải là viện sĩ Viện hàn lâm thông tin quốc tế, gọi là MAI gồm 11 nghìn viện sĩ.
Chứ không phải viện sĩ RAEN , nhớ đấy nhé, không tin cứ hỏi thầy Phan Cự Đệ, vừa
được kết nạp vào MAI xem có đúng không?
- Thế sao suốt gần hai năm nay ông Hải không cải chính? - Anh xuống Nghĩa Đô , đến Viện Tính toán và Điều khiển gặp ông ấy mà hỏi.
- Thế các vị kia sao lại không có tên?
Ông cười sằng sặc:
- Thế mà anh nói với tôi đã từng sống ở Mátxcơva! Người Việt ở đó láu cá lắm. Tôi
kể cho anh vài mẹo của họ: Chuyện này xảy ra năm 1993-1994, thấy đăng ký hộ khẩu
tốn tiền, có người móc nối với công an quận đóng dấu đăng ký vào hộ chiếu, nhìn qua
như có đăng ký hộ khẩu thật, nhưng tên lại không vào sổ gốc của quận. Thế là một số
người Việt Nam bị kiểm tra giữa phố, gọi về đồn , tra tên không thấy đâu....
Việc đăng ký hộ khẩu là chuyện pháp luật, chuyện nhà nước, chứ RAEN chỉ là một tổ
chức xã hội họ cấp thẻ viện sĩ cho ai là việc của họ. Vì thế có người khôn ngoan mua
một số thẻ ở ngoài phố, dúi chút tiền cho cô thư ký trông con dấu, đóng saün vào đấy,
rồi chào dịch vụ. Chẳng chết bố con thằng nào cả. Về nhà loè được khối người đấy.
Ai biết mà hỏi, mà có biết thì xa xôi ngàn trùng ai dỗi hơi mà truy, với tìm.
Tôi nghe rụng rời chân tay, chẳng lẽ các vị viện sĩ khả kính kia là rỏm à!!!
Lý Sinh Sự